OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Bài tập tổng quát về Di truyền học người môn Sinh học 9 năm 2021 có đáp án

04/01/2021 946.75 KB 280 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210104/314261157596_20210104_154649.pdf?r=9930
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bài tập tổng quát về Di truyền học người môn Sinh học 9 năm 2021 có đáp án được biên soạn và tổng hợp đầy đủ. Hi vọng tài liệu sẽ có ích với các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt!

 

 
 

BÀI TẬP TỔNG QUÁT VỀ DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI SINH HỌC 9

 

Câu 1: Nêu khái quát các phương pháp nghiên cứu di truyền người? Việc nghiên cứu di truyền người có những điểm khó khăn nào so với nghiên cứu di truyền động vật?

TL:

*Khái quát các phương pháp nghiên cứu di truyền người:

- Hai phương pháp thông dụng trong nghiên cứu di truyền người là:

+ Phương pháp nghiên cứu phả hệ : là theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định nào đó trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ để nhằm xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó ở những mặt sau:

Tính trạng nào trội tính trạng nào lặn.

Tính trạng do một gen hay nhiều gen quy định .

Sự di truyền của tính trạng có liên quan đến giới tính hay không.

*Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh: là theo dõi sự phát triển các tính trạng tương ứng của những đứa trẻ được sinh ra cùng lúc từ một cặp bố mẹ để nhằm kết luận về vai trò của KG đối với sự hình thành tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng.

*sự khó khăn khi nghiên cứu di truyền người:

- Người sinh sản nhiều và đẻ ít con hơn so với động vật

- Vì những lí do XH, không thể áp dụng các phương pháp lai và gây đột biến.

Câu 2:Hãy giải thích cơ sở khoa học của lời khuyên người phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35

TL:

Không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35 tuổi vì tỉ lệ con mắc bệnh đao tăng

Câu 3: Biểu hiện của bệnh bạch tạng so sánh bệnh bạch tạng với bệnh câm điếc bẩm sinh?

Biểu hiện bệnh bạch tạng: do đột biến gen lặn gây ra,

da và tóc có màu trắng mắt có màu hồng.

* So sánh:

Bệnh bạch tạng

Bệnh câm điếc bẩm sinh

- Da và tóc có màu trắng mắt có màu hồng.

- Không có khả năng nghe và nói, bẩm sinh từ nhỏ

 

Câu 4: Giải thích cơ sở sinh học của quy định : nam chỉ lấy 1 vợ nữ chỉ lấy 1 chồng và những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi 4 đời không được kết hôn với nhau

TL:

Nam chỉ lấy 1 vợ nữ chỉ lấy 1 ck trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam; nữa nói chung xấp xỉ 1:1 và nếu xét riêng ở tuổi trưởng thành , có thể kết hôn với nhau theo quy đinh của pháp luật thì tỉ lệ đó cũng xấp xỉ 1:1

Thí dụ ở 1 quốc gia trải qua hàng chục năm không có chiến tranh, không có biến dộng địa chất và bệnh dich lớn thì tỉ lệ nam:nữ ở các độ tuổi có thẻ kết hôn được thống kê như sau:

Độ tuổi

Nam giới

Nữ giới

Từ 18-35 tuổi

100

100

Từ 35- 45 tuổi

95

100

Từ 45- 55 tuổi

85

100

 

Như vậy quy định những người trong độ tuổi kết hôn theo quy định, nam chỉ lấy 1 vk và nữ chỉ lấy 1 ck là cơ sở khoa học phù hợp

Những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi 4 đời thì không được kết hôn với nhau

Hôn nhân giữa những người có quan hệ huyết thống gọi là hôn phối gần; điều này theo luật hôn nhân gia đình thì bị cấm vì thường các đột biến gen lặn có hại khi xuất hiện đều không biểu hiện nếu ở trạng thái dị hợp( Aa) tuy nhiên, nếu xảy ra thì hôn phối gần sẽ tạo điều kiện cho các gen lặn tổ hợp tạo thể dồng hợp biểu hiện kiểu hình gây hại và đây cũng là 1 nguyên nhân làm suy thoái nòi giống

thí dụ Aa (tính trội) X Aa (tính trội) => F1 : ¼ aa (tính lặn xấu)

vì vậy, qui định những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi 4 đời không được kết hôn với nhau là có cơ sở khoa học phù hợp

Câu 5: trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bản ở những điểm nào? Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh có vai trò gì trong nghiên cứu di truyền người?

TL:

Trẻ đồng sinh cùng trứng

Trẻ đồng sinh khác trứng

Do 1 trứng thụ tinh với 1 tinh trùng

Do 2 hay nhiều trứng thụ tinh 2 hay nhiều tinh trùng

Các phôi bào tách ra từ 1 hợp tử, phát triển riêng thành các cơ thể độc lập

Mỗi hợp tử phát triển thành cơ thể độc lập

Có cùng kiểu gen, cùng giới tính, cùng tính trạng

Kiểu gen giống hoặc khác (nhưng thường là khác), giới tính có thể không giống nhau

Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường lên gen

Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường lên các tính trạng có thể giống nhau và cũng có nhiều điểm khác biệt nhau

 

---

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bài tập tổng quát về Di truyền học người môn Sinh học 9 năm 2021 có đáp án. Để xem thêm các nội dung khác các em đăng nhập vào trang hoc247.net để xem và tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF