Phần hướng dẫn giải bài tập SGK Toán 9 Bài 4 Đường thẳng song song và đường thẳng cắt nhau sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng các dạng bài tập từ SGK Toán 9 Tập một.
-
Bài tập 20 trang 54 SGK Toán 9 Tập 1
Hãy chỉ ra ba cặp đường thẳng cắt nhau và các cặp đường thẳng song song với nhau trong số các đường thẳng sau:
a) \(y = 1,5x + 2\) b) \(y = x + 2\) c) \(y = 0,5x - 3\)
d) \(y = x - 3\) e) \(y = 1,5x - 1\) g) \(y = 0,5x + 3\)
-
Bài tập 21 trang 54 SGK Toán 9 Tập 1
Cho hàm số bậc nhất \(y = mx + 3\) và \(y = (2m + 1)x - 5\). Tìm giá trị của m để đồ thị của hai hàm số đã cho là:
a) Hai đường thẳng song song với nhau
b) Hai đường thẳng cắt nhau
-
Bài tập 22 trang 55 SGK Toán 9 Tập 1
Cho hàm số \(y = ax + 3\). Hãy xác định hệ số a trong mỗi trường hợp sau:
a) Đồ thị của hàm số song song với đường thẳng \(y = -2x\)
b) Khi \(x = 2\) thì hàm số có giá trị \(y = 7\)
-
Bài tập 23 trang 55 SGK Toán 9 Tập 1
Cho hàm số \(y = 2x + b\). Hãy xác định hệ số b trong mỗi trường hợp sau:
a) Đồ thị của hàm số đã cho cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng \(-3\)
b) Đồ thị của hàm số đã cho đi qua điểm \(A(1; 5)\)
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 24 trang 55 SGK Toán 9 Tập 1
Cho hai hàm số bậc nhất \(y = 2x + 3k\) và \(y = (2m + 1)x + 2k - 3\)
Tìm điều kiện đối với m và k để đồ thị của hai hàm số là:
a) Hai đường thẳng cắt nhau
b) Hai đường thẳng song song với nhau
c) Hai đường thằng trùng nhau
-
Bài tập 25 trang 55 SGK Toán 9 Tập 1
a) Vẽ đồ thị của các hàm số sau trên cùng một mặt phẳng tọa độ:
\(y = \frac{2}{3}x + 2\); \(y = - \frac{3}{2}x + 2\)
b) Một đường thẳng song song với trục hoành Ox, cắt trục tung Oy tại điểm có tung độ bằng 1, cắt các đường thẳng \(y = \frac{2}{3}x + 2\) và \(y = - \frac{2}{3}x + 2\) theo thứ tự tại hai điểm M và N. Tìm tọa độ của hai điểm M và N.
-
Bài tập 26 trang 55 SGK Toán 9 Tập 1
Cho hàm số bậc nhất \(y = ax - 4 (1)\). Hãy xác định hệ số a trong mỗi trường hợp sau:
a) Đồ thị của hàm số (1) cắt đường thẳng \(y = 2x - 1\) tại điểm có hoành độ bằng 2
b) Đồ thị của hàm số (1) cắt đường thẳng \(y = -3x + 2\) tại điểm có tung độ bằng 5
-
Bài tập 18 trang 65 SBT Toán 9 Tập 1
Cho hàm số y = ax + 3. Hãy xác định hệ số a trong mỗi trường hợp sau:
a. Đồ thị của hàm số song song với đường thẳng y = -2x
b. Khi x = 1 + \(\sqrt 2 \) thì y = 2 + \(\sqrt 2 \)
-
Bài tập 19 trang 65 SBT Toán 9 Tập 1
Biết rằng với x = 4 thì hàm số y = 2x + b có giá trị là 5.
a. Tìm b.
b. Vẽ đồ thị của hàm số ứng với giá trị của b tìm được ở câu a.
-
Bài tập 20 trang 66 SBT Toán 9 Tập 1
Tìm hệ số a của hàm số y = ax + a (1) biết rằng x = 1 + \(\sqrt 2 \) thì y = 3 + \(\sqrt 2 \)
-
Bài tập 21 trang 66 SBT Toán 9 Tập 1
Xác định hàm sô y = ax + b biết đồ thị cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 3 và cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng -2.
-
Bài tập 22 trang 66 SBT Toán 9 Tập 1
Xác định hàm số trong mỗi trường hợp sau, biết đồ thị của hàm số là đường thẳng đi qua gốc tọa độ:
a. Đi qua điểm A(3; 2)
b. Có hệ số a = 3
c. Song song với đường thẳng y = 3x + 1
-
Bài tập 23 trang 66 SBT Toán 9 Tập 1
Trên mặt phẳng tọa độ Oxy cho hai điểm A(1; 2), B(3; 4)
a. Tìm hệ số a của đường thẳng đi qua A và B
b. Xác định hàm số biết đồ thị của nó là đường thẳng đi qua A và B
-
Bài tập 24 trang 66 SBT Toán 9 Tập 1
Cho đường thẳng y = (k + 1)x + k (1)
a. Tìm giá trị của k để đường thẳng (1) đi qua gốc tọa độ
b. Tìm giá trị của k để đường thẳng (1) cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 1 - \(\sqrt 2 \)
c. Tìm giá trị của k để đường thẳng (1) song song với đường thẳng y = (\(\sqrt 3 \) + 1)x + 3
-
Bài tập 4.1 trang 66 SBT Toán 9 Tập 1
Đường thẳng y = kx + \(\frac{1}{2}\) song song với đường thẳng \(y = \frac{2}{3} - \frac{{5x}}{7}\) khi k có giá trị:
\(\begin{array}{l}
A.\frac{2}{3}\\
B.5\\
C.\frac{5}{7}\\
D.\frac{{ - 5}}{7}
\end{array}\) -
Bài tập 4.2 trang 66 SBT Toán 9 Tập 1
Đường thẳng \(y = \frac{{2m + 3}}{5}x + \frac{4}{7}\) và đường thẳng \(y = \frac{{5m + 2}}{3}x - \frac{1}{2}\) song song với nhau khi m có giá trị là:
\(\begin{array}{l}
A.1\\
B.\frac{{19}}{{31}}\\
C.\frac{{ - 1}}{{19}}\\
D.\frac{1}{3}
\end{array}\)