OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài tập 40 trang 93 SBT Toán 8 Tập 2

Giải bài 40 tr 93 sách BT Toán lớp 8 Tập 2

Tam giác vuông \(ABC\) có \(\widehat A = 90^\circ \) và đường cao \(AH.\) Từ điểm \(H\) hạ đường \(HK\) vuông góc với \(AC\) (h.27).

a) Hỏi trong hình đã cho có bao nhiêu tam giác đồng dạng với nhau?

b) Hãy viết các cặp tam giác đồng dạng với nhau theo thứ tự các đỉnh tương ứng và viết tỉ lệ thức giữa các cặp cạnh tương ứng của chúng.

ADMICRO/lession_isads=0

Hướng dẫn giải chi tiết

Hướng dẫn giải

Sử dụng: 

- Nếu hai góc của tam giác này lần lượt bằng hai góc của tam giác kia thì hai tam giác đó đồng dạng.

- trong tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau.

Lời giải chi tiết

a)

\(∆ABC\) vuông tại \(A\) nên \(\widehat B + \widehat C = {90^o}\)     (1)

\(∆ HBA\) vuông tại \(H\) nên \(\widehat B + \widehat {{A_1}} = {90^o}\)      (2)

Từ (1) và (2) suy ra \(\widehat C = \widehat {{A_1}}\)    (3)

\(∆ HAC\) vuông tại \(H\) nên \(\widehat C + \widehat {{A_2}} = {90^o}\)     (4)

Từ (1) và (4) suy ra \(\widehat {{A_2}} = \widehat B\)    (5)

\(∆ KAH\) vuông tại \(K\) nên \(\widehat {{A_2}} + \widehat {{H_2}} = {90^o}\)    (6)

Từ (1), (5) và (6) suy ra \(\widehat {{H_2}} = \widehat C\)

\(∆ KHC\) vuông tại \(K\) nên \(\widehat {{H_1}} + \widehat C = {90^o}\)      (7)

Từ (1) và (7) suy ra \(\widehat {{H_1}} = \widehat B\)

Do đó hình có \(5\) tam giác đồng dạng với nhau theo từng đôi một, đó là: \(∆ABC; ∆ HBA; ∆ HAC; ∆ KAH;\)\(\, ∆ KHC.\)

b)

- Xét \( ∆ ABC\) và \(∆ HBA\) có:

+) \(\widehat {BAC} = \widehat {BHA} = {90^o}\)

+) \(\widehat B\) chung

\( \Rightarrow  ∆ ABC\) đồng dạng \(∆ HBA\) (g.g)

\(\displaystyle \Rightarrow {{AB} \over {HB}} = {{AC} \over {HA}} = {{BC} \over {BA}}\)

- Xét \(∆ ABC\) và \(∆ HAC\) có:

+) \(\widehat {BAC} = \widehat {AHC} = {90^o}\)

+) \(\widehat C\) chung

\( \Rightarrow ∆ ABC\) đồng dạng \(∆ HAC \) (g.g)

\(\displaystyle \Rightarrow {{AB} \over {HA}} = {{AC} \over {HC}} = {{BC} \over {AC}}\)

- Xét \(∆ ABC\) và \(∆ KHC\) có:

+) \(\widehat {BAC} = \widehat {HKC} = {90^o}\)

+) \(\widehat C\) chung

\( \Rightarrow  ∆ ABC\) đồng dạng \(∆ KHC\) (g.g)

\(\displaystyle \Rightarrow {{AB} \over {KH}} = {{AC} \over {KC}} = {{BC} \over {HC}}\)

- Xét \(∆ ABC\) và \(∆ KAH\) có:

+) \(\widehat {BAC} = \widehat {AKH} = {90^o}\)

+) \(\widehat B = \widehat {{A_2}}\) (chứng minh trên)

\( \Rightarrow  ∆ ABC\) đồng dạng \(∆ KAH\) (g.g)

\(\displaystyle \Rightarrow{{AB} \over {KA}} = {{AC} \over {KH}} = {{BC} \over {AH}}\)

Do đó \(∆ABC; ∆ HBA; ∆ HAC; ∆ KAH;\)\(\, ∆ KHC\) đồng dạng với nhau từng đôi một.

+) \(∆ HBA\) đồng dạng \(∆ HAC\)

\(\displaystyle \Rightarrow {{HB} \over {HA}} = {{HA} \over {HC}} = {{BA} \over {AC}}\)

+) \(∆ HBA\) đồng dạng \(∆ KHC\) 

\(\displaystyle \Rightarrow {{HB} \over {KH}} = {{HA} \over {KC}} = {{BA} \over {HC}}\)

+) \( ∆ HBA\) đồng dạng \(∆ KAH\)

\(\displaystyle \Rightarrow{{HB} \over {KA}} = {{HA} \over {KH}} = {{BA} \over {AH}}\)

+) \( ∆ HAC\) đồng dạng \(∆ KHC\)

\(\displaystyle \Rightarrow {{HA} \over {KH}} = {{HC} \over {KC}} = {{AC} \over {HC}}\)

+) \(∆ HAC\) đồng dạng \(∆ KAH\)

\(\displaystyle \Rightarrow {{HA} \over {KA}} = {{HC} \over {KH}} = {{AC} \over {AH}}\)

+) \(∆ KHC\) đồng dạng \(∆ KAH\)

\(\displaystyle \Rightarrow {{KH} \over {KA}} = {{KC} \over {KH}} = {{HC} \over {AH}}\)

-- Mod Toán 8 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 40 trang 93 SBT Toán 8 Tập 2 HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

  • Tivntiau1221

    Cho tam giác ABC cân tại A, M là trung điểm của BC. Trên cạnh AB lấy D, trên cạnh AC lấy E sao cho DM là phân giáccủa góc BDE. Chứng minh rằng
    a) EM là phân giác của góc CED
    b) ΔBDM đồng dạng với ΔCME
    c) BD.CE = a^2 (đặt MB = MC = a)

    Theo dõi (0) 0 Trả lời
  • Manhtan Nguyen

    ΔABC, vẽ các phân giác AM, BN. AM cắt BN tại O. Biết AO=ΔABC, vẽ các phân giác AM, BN. AM cắt BN tại O. Biết AO=căn 3 AO,ND=(căn 3 -1)BO

    a) CMR : AC2=BC2+AB2

    b) Tính các góc của ΔABC

    Theo dõi (1) 2 Trả lời
  • VIDEO
    YOMEDIA
    Trắc nghiệm hay với App HOC247
    YOMEDIA
    Đào Văn Hiếu

    cho hình thang ABCD ( AB//CD ) . E là trung điểm của AB, O là giao điểm của AC và BD, F là giao điểm của EO và CD. Chứng minh rằng : F là trung điểm của CD

    Theo dõi (0) 3 Trả lời
  • Nguyễn Trà My

    làm giúp với

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • ADMICRO
    Phạm Khánh Giang

    Cho tam giác ABC có AB = 2BC, từ trung điểm M của AB kẻ tia Mx//BC, từ C kẻ tia Cy//AB sao cho Mx cắt Cy tại N a) Chứng minh BN vuông góc AN b) Gọi D là giao điểm của MN với AC, E là giao điểm của MC với BN, F là giao điểm của ED với AN. Chứng minh DE = DF c) Gọi G là giao điểm của AE với MN. Chứng minh B, G, F thẳng hàng

    Giải nhanh lên nha mình đang cần gấp ^^

    Theo dõi (1) 2 Trả lời
  • Kim Ngan

    Cho hình chữ nhật ABCD. H là chân đường vuông góc kẻ từ A đến BD. Kẻ BE là phân giác của góc CBD.

    a, Chứng minh: Tam giác AHB đồng dạng với tam giác BCD

    b, CM: \(\dfrac{AH}{AB}\) =\(\dfrac{EC}{ED}\)

    c, AH^2. BD=AD^2.HB

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
NONE
OFF