OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Toán 8 Chân trời sáng tạo Chương 1 Bài 5: Phân thức đại số


Với bài học này, chúng ta sẽ làm quen với Phân thức đại số thuộc chương trình Toán 8 Chân Trời Sáng Tạo. Đây là một bài học giúp các em nắm được những kiến thức cơ bản nhất về phân thức đại số. Bên cạnh đó HOC247 còn cung cấp thêm cho các em những bài tập cùng hướng dẫn giải chi tiết giúp các em rèn luyện khả năng giải toán

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Phân thức đại số

 - Một phân thức đại số (hay nói gọn là phân thức) là một biểu thức có dạng \(\frac{A}{B}\), trong đó A, B là những đa thức và B khác đa thức không.

 - A được gọi là tử thức (hay tử), B được gọi là mẫu thức (hay mẫu).

Chú ý: Mỗi đa thức được coi là một phân thức với mẫu thức bằng 1.

 

 - Điều kiện xác định của phân thức \(\frac{A}{B}\) là điều kiện của biến để mẫu thức B khác 0.

 - Khi thay các biến của phân thức đại số bằng các giá trị nào đó (thỏa mãn điều kiện xác định), ta nhận được một biểu thức số. Giá trị của biểu thức này được gọi là giá trị của phân thức đại số tại các giá trị đã cho của biến.

 

1.2. Hai phân thức bằng nhau

 Ta nói hai phân thức \(\frac{A}{B}\) và \(\frac{C}{D}\) bằng nhau nếu A . D = B . C. Khi đó, ta viết \(\frac{A}{B}=\frac{C}{D}\).

 

1.3. Tính chất cơ bản của phân thức

 - Khi nhân cả tử và mẫu của một phân thức với cùng một đa thức khác đa thức không thì được một phân thức bằng phân thức đã cho.

   \(\frac{A}{B}=\frac{A.C}{B.C}\) (C là một đa thức khác đa thức không)

 - Khi chia cả tử và mẫu của một phân thức cho cùng một nhân tử chung của chúng thì được một phân thức bằng phân thức đã cho.

   \(\frac{A}{B}=\frac{A:D}{B:D}\) (D là một nhân tử chung của A và B)

 

Chú ý: Để rút gọn phân thức, ta thường thực hiện như sau:

+ Phân tích tử và mẫu thành nhân tử (nếu cần) để tìm nhân tử chung.

+ Chia cả tử và mẫu cho nhân tử chung.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1. Trong các biểu thức sau biểu thức nào là phân thức?

\(\frac{\sqrt{x}-2}{2x+3}\); \(\frac{x+y}{x-y}\); \(3{{x}^{2}}-x+5\)

 

Hướng dẫn giải

Trong các biểu thức trên có  x+yxy3x2x+5 là phân thức.

Biểu thức x22x+3 không phải là phân thức vì không phải là đa thức.

 

Bài 2. Viết điều kiện xác định của các phân thức sau?

a) x2 + 3y – 1;

b) 2x+75x15

 

Hướng dẫn giải

a) Phân thức x2 + 3y – 1 xác định với mọi giá trị của x.

b) Phân thức 2x+75x15 xác định khi 5x – 15 ≠ 0 hay x ≠ 3.

 

Bài 3.Tìm giá trị của các phân thức sau?

a) A=2xy4x2y2  tại x = 5, y = 2.

b) B=6x2+12x+6x+1  tại x = 3.

 

Hướng dẫn giải

a) Điều kiện xác định của phân thức A là 4x2 – y2 ≠ 0 (nghĩa là các giá trị của x và y thỏa mãn 4x2 – y2 ≠ 0)

Ta có:

\(A=\frac{2x-y}{4{{x}^{2}}-{{y}^{2}}}=\frac{2x-y}{{{(2x)}^{2}}-{{y}^{2}}}=\frac{2x-y}{(2x-y)(2x+y)}=\frac{1}{2x+y}\)

Khi x = 5, y = 2 thì 4x2 – y2 = 96 ≠ 0 thỏa mãn điều kiện xác định.

Nên ta có: 

A=12.5+2=112.

 

b) Điều kiện xác định của phân thức B là x + 1 ≠ 0 hay x ≠ – 1.

Ta có:

\(B=\frac{6{{x}^{2}}+12x+6}{x+1}=\frac{6({{x}^{2}}+2x+1)}{x+1}=\frac{6{{(x+1)}^{2}}}{x+1}=6(x+1)\)

Khi x = 3 (thỏa mãn điều kiện xác định), ta có: B = 6 . (3 + 1) = 6 . 4 = 24.

ADMICRO

3. Luyện tập Bài 5 Chương 1 Toán 8 Chân Trời Sáng Tạo

Qua bài giảng này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu như : 

- Nắm được khái niệm phân thức đại số, điều kiện để hai phân thức bằng nhau

- Vận dụng được kiến thức đã học để giải các bài toán liên quan

3.1. Trắc nghiệm Bài 5 Chương 1 Toán 8 Chân Trời Sáng Tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 8 Chân trời sáng tạo Chương 1 Bài 5 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3-5: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé! 

3.2. Bài tập SGK Bài 5 Chương 1 Toán 8 Chân Trời Sáng Tạo

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 8 Chân trời sáng tạo Chương 1 Bài 5 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Khởi động trang 26 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT

Khám phá 1 trang 26 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT

Khám phá 2 trang 27 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT

Thực hành 2 trang 27 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT

Vận dụng trang 27 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT

Khám phá 3 trang 28 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT

Thực hành 3 trang 28 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT

Khám phá 4 trang 28 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT

Thực hành 4 trang 29 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT

Thực hành 5 trang 30 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT

Bài 1 trang 30 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT

Bài 2 trang 30 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT

Bài 3 trang 30 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT

Bài 4 trang 30 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT

Bài 5 trang 30 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT

Bài 6 trang 30 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT

4. Hỏi đáp Bài 5 Chương 1 Toán 8 Chân Trời Sáng Tạo

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Toán HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Toán Học 8 HỌC247

NONE
OFF