OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Toán 8 Chân trời sáng tạo Chương 1 Bài 1: Đơn thức và đa thức nhiều biến


Trong bài học này chúng ta sẽ làm quen với Đơn thức và đa thức nhiều biến. Qua đó, các em sẽ nhận biết được các loại đơn thức, đa thức; thu gọn được đơn thức và thực hiện các phép tính cộng trừ đơn thức. HOC247 mời các em cùng tham khảo nội dung bài học và luyện tập để tiếp thu những kiến thức thú vị. Chúc các em học thật tốt!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Đơn thức và đa thức

 Đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm một số, hoặc một biến, hoặc một tích giữa các số và các biến.

 Đa thức là một tổng của những đơn thức. Mỗi đơn thức trong tổng gọi là một hạng tử của đa thức đó.

 

Chú ý:

- Mỗi đơn thức cũng được coi là một đa thức (chỉ chứa một hạng tử).

- Số 0 được gọi đơn thức không, cũng gọi là đa thức không.

 

1.2. Đơn thức thu gọn

 Đơn thức thu gọn là đơn thức chỉ gồm tích của một số với các biến mà mỗi biến chỉ xuất hiện một lần dưới dạng nâng lên lũy thừa với số mũ nguyên dương.

 Thừa số là một số nói trên được gọi là hệ số, tích của các thừa số còn lại phần biến của đơn thức thu gọn.

 

Chú ý:

- Tổng số mũ của tất cả các biến có trong đơn thức (có hệ số khác 0) gọi là bậc của đơn thức đó.

- Ta coi một số khác 0 là đơn thức thu gọn, có hệ số bằng chính số đó và có bậc bằng 0.

- Đơn thức không (số 0) không có bậc.

- Khi viết đơn thức thu gọn ta thường viết hệ số trước, phần biến sau và các biến được viết theo thứ tự bảng chữ cái.

- Để thu gọn một đơn thức, ta nhóm các thừa số là các số rồi tính tích của chúng, nhóm các thừa số cùng một biến rồi viết tích của chúng thành lũy thừa của biến đó.

- Từ nay, khi nói đến đơn thức, nếu không nói gì thêm, ta hiểu đó là đơn thức thu gọn.

 

1.3. Cộng, trừ đơn thức đồng dạng

 Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến.

 Để cộng, trừ (hay tìm tổng, hiệu) hai đơn thức đồng dạng, ta cộng, trừ hệ số của chúng và giữ nguyên phần biến.

 

1.4. Đa thức thu gọn

 Đa thức thu gọn là đa thức không chứa hai hạng tử nào đồng dạng.

 

Chú ý:

- Biến đổi một đa thức thành đa thức thu gọn gọi là thu gọn đa thức đó.

Để thu gọn một đa thức, ta nhóm các hạng tử đồng dạng với nhau và cộng các hạng tử đồng dạng đó với nhau.

Bậc của hạng tử có bậc cao nhất trong dạng thu gọn của đa thức gọi là bậc của đa thức đó.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài 1.Thu gọn các đơn thức sau, chỉ ra phần biến, hệ số của mỗi đơn thức đó?

a) \(\frac{1}{3}x\frac{2}{3}y\frac{4}{3}\text{xz}\).

b) \(\text{-5}{{\text{a}}^{3}}\text{b3cb }\!\!~\!\!\text{ }\).

 

Hướng dẫn giải

a) Ta có: \(\frac{1}{3}x\frac{2}{3}y\frac{4}{3}\text{xz=}\left( \frac{1}{3}.\frac{2}{3}.\frac{4}{3} \right).(x.x).yz=\frac{8}{27}{{x}^{2}}yz\)

Đơn thức trên có hệ số là \(\frac{8}{27}\), bậc bằng 2 + 1 + 1 = 4.

b) Ta có: – 5a3b3cb = (–5 . 3)a3(b . b)c = – 15a3b2c

Đơn thức trên có hệ số là –15, bậc bằng 3 + 2 + 1 = 6.

 

Bài 2. Có hai bể hình hộp chữ nhật A (đầy nước) và B (bể rỗng) có các kích thước (đơn vị: mét) như hình vẽ.

 

 

a) Viết biểu thức biểu thị phần nước còn lại ở bể A sau khi đổ nước từ bể A sang bể B (coi phần nước bị đổ ra ngoài khi đổ từ bể A sang bể B không đáng kể)?

b) Khi x = 0,2 (m) và y = 0,5 (m) thì trong bể A còn lại khoảng bao nhiêu lít nước (làm tròn kết quả đến hàng phần mười)?

 

Hướng dẫn giải

a) - Thể tích bể A là:

3x . 2y . 2x = (3 . 2 . 2)(x . x)y = 12x2y (m3).

- Thể tích bể B là:

\(2x.x.\frac{4}{3}y=\left( 2.\frac{4}{3} \right).(x.x).y=\frac{8}{3}{{x}^{2}}y\)

- Phần nước còn lại ở bể A sau khi đổ nước từ bể A sang bể B là:

12x2y83x2y=283x2y (m3).

 

b) Thay x = 0,2 (m) và y = 0,5 (m) vào biểu thức 283x2y ta được:

\(\frac{28}{3}.0,{{2}^{2}}.0,5=\frac{14}{75}\) (\({{m}^{3}}\)) = \(\frac{560}{3}\approx 186,7\) (l)

Vậy trong bể A còn lại khoảng 186,7 lít nước.

ADMICRO

3. Luyện tập Bài 1 Chương 1 Toán 8 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Qua bài học này, các em cần hoàn thành một số mục tiêu mà bài đưa ra như sau: 

- Nhận biết đơn thức, đơn thức thu gọn, hệ số, phần biến và bậc của đơn thức.

- Thu gọn đơn thức.

- Nhận biết đơn thức đồng dạng.

- Cộng và trừ hai đơn thức đồng dạng.

3.1 Trắc nghiệm Bài 1 Chương 1 Toán 8 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 8 Chân trời sáng tạo Chương 1 Bài 1 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1:

    Câu nào sau đây đúng?

    • A. Đa thức là một tổng của những đơn thức.
    • B. Mỗi đơn thức được coi là một đa thức.
    • C. Số 0 cũng được gọi là đa thức 0.
    • D. A, B, C đều đúng.
  • Câu 2:

    Đâu là đa thức thu gọn trong các đa thức sau?

    • A. x^2y-2xy+1-\frac{1}{3} x^2y
    • B. -5xyz^2-y^3+1
    • C. -\frac{1}{2} x^4+3x^3y-y^4+2x^4
    • D. 2x-3y-5+x^2+y^2-1
  • Câu 3:

    Câu nào sau đây đúng?

    • A. Bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc thấp nhất trong dạng thu gọn của đa thức đó.
    • B. Bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất trong dạng thu gọn của đa thức đó.
    • C. Bậc của đa thức là tổng tất cả các bậc của các hạng tử trong đa thức đó.
    • D. A, B, C đều sai.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé! 

3.2. Bài tập SGK Bài 1 Chương 1 Toán 8 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 8 Chân trời sáng tạo Chương 1 Bài 1 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Khởi động trang 6 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT

Khám phá 1 trang 6 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT

Thực hành 1 trang 7 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT

Vận dụng 1 trang 7 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT

Khám phá 2 trang 8 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT

Thực hành 2 trang 9 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT

Khám phá 3 trang 9 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT

Thực hành 3 trang 10 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT

Khám phá 4 trang 10 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT

Thực hành 4 trang 10 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT

Thực hành 5 trang 10 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT

Vận dụng 2 trang 11 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT

Bài 1 trang 11 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT

Bài 2 trang 11 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT

Bài 3 trang 11 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT

Bài 4 trang 11 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT

Bài 5 trang 11 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 - KNTT

4. Hỏi đáp Bài 1 Chương 1 Toán 8 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Toán HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Toán Học 8 HỌC247

NONE
OFF