Phần hướng dẫn giải bài tập SGK Toán 7 Bài 9 Số thập phân hữu hạn - Số thập phân vô hạn tuần hoàn sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng các dạng bài tập từ SGK Toán 7 Tập một.
-
Bài tập 65 trang 34 SGK Toán 7 Tập 1
Giải thích vì sao các phân số sau viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn rồi viết chúng dưới dạng đó: .
-
Bài tập 66 trang 34 SGK Toán 7 Tập 1
Giải thích vì sao các phân số sau viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn rồi viết chúng dưới dạng đó .
-
Bài tập 67 trang 34 SGK Toán 7 Tập 1
Cho \(A = \frac{3}{2.?}\)
Hãy điền vào dấu hỏi chấm một số nguyên tố có một chữ số để A viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn. Có thể điền mấy số như vậy?
-
Bài tập 68 trang 34 SGK Toán 7 Tập 1
a) Trong các phân số sau đây, phân số nào viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn, phân số nào viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn? Giải thích?
\(\frac{5}{8};\,\, - \frac{3}{{20}};\,\,\frac{4}{{11}};\,\,\frac{{15}}{{22}};\,\,\frac{7}{{12}};\,\,\frac{{14}}{{35}}.\)
b) Viết các phân số trên dưới dạng số thập phân hữu hạn hoặc số thập phân vô hạn tuần hoàn (viết gọn với chu kỳ trong dấu ngoặc).
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 69 trang 34 SGK Toán 7 Tập 1
Dùng dấu ngoặc để chỉ rõ chu kì trong thương (viết dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn) của các phép chia sau:
a) 8,5:3
b) 18,7:6
c) 58: 11
d) 14,2: 3,33
-
Bài tập 70 trang 35 SGK Toán 7 Tập 1
Viết các số thập phân hữu hạn sau đây dưới dạng phân số tối giản
a) 0,32 b) -0,124
c) 1,28 d) -3,12
-
Bài tập 71 trang 35 SGK Toán 7 Tập 1
Viết các phân số \(\frac{1}{99};\frac{1}{999}\) dưới dạng số thập phân?
-
Bài tập 72 trang 35 SGK Toán 7 Tập 1
Các số sau đây có bằng nhau không?
0, (31); 0,3(13).
-
Bài tập 85 trang 23 SBT Toán 7 Tập 1
Giải thích vì sao các phân số sau viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn rồi viết chúng dưới dạng đó:
\(\displaystyle {{ - 7} \over {16}};{2 \over {125}};{{11} \over {40}};{{ - 14} \over {25}}\)
-
Bài tập 86 trang 23 SBT Toán 7 Tập 1
Viết dưới dạng gọn (có chu kì trong dấu ngoặc) các số thập phân vô hạn tuần hoàn sau:
\(0,3333... ; -1,3212121… ;\)\(\, 2,513513513… ;13,26535353…\)
-
Bài tập 87 trang 23 SBT Toán 7 Tập 1
Giải thích vì sao các phân số sau viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn rồi viết chúng dưới dạng đó:
\(\displaystyle {5 \over 6};{{ - 5} \over 3};{7 \over {15}};{{ - 3} \over {11}}.\)
-
Bài tập 88 trang 23 SBT Toán 7 Tập 1
Để viết số \(0,(25)\) dưới dạng phân số, ta làm như sau:
\(\displaystyle 0,\left( {25} \right){\rm{ }} = {\rm{ }}0,\left( {01} \right).25 = {1 \over {99}}.25 = {{25} \over {99}}\) (Vì \(\displaystyle {1 \over {99}} = 0,(01)\))
Theo cách trên, hãy viết các số thập phân sau đây dưới dạng phân số:
\(0,(34) ; 0,(5) ; 0,(123)\).
-
Bài tập 89 trang 24 SBT Toán 7 Tập 1
Để viết số \(0,0(3)\) dưới dạng phân số,ta làm như sau:
\(\displaystyle 0,0(3) = {1 \over {10}}.0,(3) = {1 \over {10}}.0,(1).3 \)\(\,\displaystyle= {1 \over {10}}.{1 \over 9}.3 = {3 \over {90}} = {1 \over {30}}\) (vì \(\displaystyle{1 \over 9} = 0,(1)\))
Theo cách trên, hãy viết các số thập phân sau đây dưới dạng phân số: \(0,0(8) ;0,1(2) ; 0,1(23)\).
-
Bài tập 90 trang 24 SBT Toán 7 Tập 1
Tìm số hữu tỉ a sao cho x < a < y, biết rằng:
a) x = 313,9543…; y = 314,1762…
b) x = -35,2475…; y = -34,9628…
-
Bài tập 91 trang 24 SBT Toán 7 Tập 1
Chứng tỏ rằng:
a) 0,(37) + 0,(62) = 1
b) 0,(33).3 = 1
-
Bài tập 92 trang 24 SBT Toán 7 Tập 1
Tìm các số hữu tỉ \(a\) và \(b\) biết rằng hiệu \(a - b\) bằng thương \(a: b\) và bằng hai lần tổng \(a + b\).
-
Bài tập 9.1 trang 24 SBT Toán 7 Tập 1
Trong các phân số \(\displaystyle {{12} \over {39}},{7 \over {35}},{8 \over {50}},{{17} \over {40}}\) phân số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn là:
(A) \(\displaystyle {{12} \over {39}}\);
(B) \(\displaystyle {7 \over {35}}\);
(C) \(\displaystyle {8 \over {50}}\);
(D) \(\displaystyle {{17} \over {40}}\).
Hãy chọn đáp án đúng.
-
Bài tập 9.2 trang 24 SBT Toán 7 Tập 1
Nối mỗi dòng ở cột bên trái với một dòng ở cột bên phải để được khẳng định đúng:
-
Bài tập 9.3 trang 25 SBT Toán 7 Tập 1
Tìm các phân số tối giản có mẫu khác \(1\), biết rằng tích của tử và mẫu bằng \(3150\) và phân số này có thể viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.
-
Bài tập 9.4 trang 25 SBT Toán 7 Tập 1
Chữ số thập phân thứ \(100\) sau dấu phẩy của phân số \(\displaystyle {1 \over 7}\) (viết dưới dạng số thập phân) là chữ số nào?