OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Toán 7 Cánh diều Bài 9: Đường trung trực của một đoạn thẳng


Mời các em học sinh tham khảo lý thuyết bài Đường trung trực của một đoạn thẳng đã được HỌC247 biên soạn dưới đây, cùng với phần tổng hợp kiến thức cơ bản cần nắm, đây sẽ tài liệu hữu ích cho các em học tốt môn Toán lớp 7 Cánh Diều.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Định nghĩa

Đường trung trực của một đoạn thẳng là đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng tại trung điểm của đoạn thẳng ấy.

Ví dụ: Trong Hình 89, quan sát ba cặp đoạn thẳng và đường thẳng: CD và a, EG và b, PQ và c. Đường thẳng nào là đường trung trực của đoạn thẳng tương ứng trong ba cặp trên? Vì sao?

Giải

Đường thẳng a là đường trung trực của đoạn thẳng CD vì a là đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng CD tại trung điểm H của đoạn thẳng CD.

Đường thẳng b không là đường trung trực của đoạn thẳng EG vì b không đi qua trung điểm của đoạn thẳng EG.

Đường thẳng c không là đường trung trực của đoạn thẳng PQ vì c không vuông góc với đoạn thẳng PQ.

1.2. Tính chất

+ Một điểm thuộc đường trung trực của đoạn thẳng thì cách đều hai đầu mút của đoạn thẳng đó.

+ Điểm cách đều hai đầu mút của một đoạn thẳng thì nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng đó.

Ví dụ: Cho các điểm M, N thuộc đường trung trực của đoạn thắng AB, M và N không thuộc đường thắng AB. Chứng minh rằng \(\Delta \)MNA = \(\Delta \)MNB.

Giải

Xét hai tam giác MNA và MNB, ta có:

MA = MB (vì M thuộc đường trung trực của AB):

NA = NB (vì N thuộc đường trung trực của AB);

MN là cạnh chung.

Suy ra \(\Delta \)MNA = \(\Delta \)MNB (c.c.c). 

1.3. Vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng

Để vẽ đường trung trực của đoạn thẳng AZ, ta làm như sau:

Bước 1. Vẽ đoạn thẳng AB = 3cm

Bước 2. Vẽ một phân đường tròn tâm A bán kính 2 cm

Bước 3. Vẽ một phần đường tròn tâm bán kính 2 cm, cắt phần đường tròn tâm A vẽ ở Bước 2 tại các điểm C và D

Bước 4. Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm C và D. Đường thẳng CD là đường trung trực của đoạn thẳng AB.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Câu 1: Cho tam giác ABC  và M là trung điểm của BC. Biết \(\widehat {AMB} = \widehat {AMC}\). Chứng minh AM là đường trung trực của đoạn thẳng BC.

Hướng dẫn giải

là trung điểm của BC nên B, M, C thằng hàng → \(\widehat {BMC} = 180^\circ \). Mà \(\widehat {AMB} = \widehat {AMC}\)nên \(\widehat {AMB} = \widehat {AMC} = 180^\circ :2 = 90^\circ \)→ \(AM \bot BC\).

Vậy AM đi qua trung điểm M của đoạn thẳng BC và AM vuông góc với BC. Hay AM là đường trung trực của đoạn thẳng BC.

Câu 2: Hình sau mô tả mặt cắt đứng của một ngôi nhà với hai mái là OA và OB, mái nhà bên trái dài 3 m. Tính chiều dài mái nhà bên phải, biết rằng điểm O thuộc đường trung trực của đoạn thẳng AB.

Hướng dẫn giải

O thuộc đường trung trực của đoạn thẳng AB nên OA = OB (tính chất đường trung trực của đoạn thẳng).

Vậy suy ra mái nhà bên trái dài 3 m nên mái nhà bên phải cũng dài 3 m.

ADMICRO

Luyện tập Chương 7 Bài 9 Toán 7 CD

Qua bài giảng ở trên, giúp các em học sinh:

- Biết tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng.

- Biết cách vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng, xác định được trung điểm của một đoạn thẳng bằng thước kẻ và compa.

Bước đầu biết dùng các định lí này để làm các bài tập đơn giản.

3.1. Bài tập trắc nghiệm Chương 7 Bài 9 Toán 7 CD

Để củng cố bài học xin mời các em cùng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 7 Cánh diều Chương 7 Bài 9 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Chương 7 Bài 9 Toán 7 CD

Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 7 Cánh diều Chương 7 Bài 9 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Câu hỏi khởi động trang 86 SGK Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD

Hoạt động 1 trang 100 SGK Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD

Luyện tập 1 trang 101 SGK Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD

Hoạt động 2 trang 101 SGK Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD

Luyện tập 2 trang 101 SGK Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD

Hoạt động 3 trang 101 SGK Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD

Luyện tập 3 trang 102 SGK Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD

Hoạt động 4 trang 102 SGK Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD

Giải bài 1 trang 103 SGK Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD

Giải bài 2 trang 103 SGK Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD

Giải bài 3 trang 103 SGK Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD

Giải bài 4 trang 103 SGK Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD

Giải bài 60 trang 87 SBT Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD

Giải bài 61 trang 87 SBT Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD

Giải bài 62 trang 87 SBT Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD

Giải bài 63 trang 87 SBT Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD

Giải bài 64 trang 87 SBT Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD

Giải bài 65 trang 87 SBT Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD

Giải bài 66 trang 88 SBT Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD

Giải bài 67 trang 88 SBT Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD

Giải bài 68 trang 88 SBT Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD

Giải bài 69 trang 88 SBT Toán 7 Cánh diều tập 2 - CD

Hỏi đáp Chương 7 Bài 9 Toán 7 CD

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Toán HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Toán Học 7 HỌC247

NONE
OFF