OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Toán 6 Kết nối tri thức Luyện tập chung trang 21


Nhằm giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích cho môn Toán 6, HỌC247 đã biên soạn bài ôn tập chương 1. Tài liệu được biên soạn với nội dung đầy đủ, chi tiết giúp các em dễ dàng nắm bắt được kiến thức. Mời các em cùng tham khảo.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

Ôn tập lại các kiến thức đã học về:

- Tập hợp

- Cách ghi số tự nhiên trong hệ thập phân

- Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên

- Phép cộng và phép trừ số tự nhiên

- Phép nhân và phép chia số tự nhiên

1.1. Tập hợp

Một tập hợp ( gọi tắt là tập) bao gồm những đối tượng nhất định, những đối tượng đó được gọi là những phần tử của tập hợp mà ta nhắc đến.

Tập hợp là khái niệm cơ bản thường dùng trong toán học và cuộc sống. Ta hiểu tập hợp thông qua các ví dụ.

+ Ví dụ 1: Tập hợp các bạn nữ trong lớp 6A bao gồm tất cả các bạn nữ của lớp 6A. Đối tượng của tập hợp này là các bạn nữ của lớp 6A. Mỗi một bạn là một phần tử.

+ Ví dụ 2: Tập hợp các số nhỏ hơn \(6\)gồm tất cả các số nhỏ hơn 6, đó là 0,1,2,3,4,5. Mỗi một số trong 6 số này là một phần tử của tập hợp, chẳng hạn số 0 là một phần tử, số 1 cũng là một phần tử.

1.2. Cách ghi số tự nhiên trong hệ thập phân

Để ghi số tự nhiên trong hệ thập phân, người ta dùng mười chữ số là \(0;1;2;3;4;5;6;7;8;9.\) Người ta lấy các chữ số trong 10 chữ số này rồi viết liền nhau thành một dãy, vị trí của các chữ số đó trong dãy gọi là hàng.

Trong hệ thập phân, cứ 10 đơn vị của một hàng thì làm thành 1 đơn vị của hàng liền trước đó. Ví dụ 10 chục thì bằng 1 trăm; mười trăm thì bằng 1 nghìn;...

1.3. Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên

+ Trong hai số tự nhiên khác nhau, có một số nhỏ hơn số kia, ta viết \(a < b\) hoặc \(b > a.\)

Ngoài ra ta cũng viết \(a \ge b\) để chỉ \(a > b\) hoặc \(a = b.\)

+ Nếu \(a < b\) và \(b < c\) thì \(a < c.\) (Tính chất bắc cầu)

+ Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị. Mỗi số tự nhiên có một số liền sau duy nhất và một số liền trước duy nhất.

+ Số 0 là số tự nhiên bé nhất.

1.4. Phép cộng và phép trừ số tự nhiên

a) Phép cộng

\(a + b = c\)

(số hạng) + (số hạng) = (tổng)

b) Phép trừ

Cho hai số tự nhiên \(a\) và \(b,\)  nếu có số tự nhiên \(x\) sao cho \(b + x = a\) thì ta có phép trừ

\(a - b = x\)

(số bị trừ) - (số trừ) = (hiệu)

Chú ý: Điều kiện để thực hiện được phép trừ là số bị trừ lớn hơn hoặc bằng số trừ.

1.5. Phép nhân và phép chia số tự nhiên

a) Phép nhân số tự nhiên

\(a.b = a + a + ... + a\) (Có b số hạng)

\(a.b = d\)

(thừa số) . (thừa số)  = (tích)

b) Chia hai số tự nhiên

Cho hai số tự nhiên \(a\)  và \(b,\)  trong đó \(b \ne 0\), ta luôn tìm được đúng hai số tự nhiên \(q\)  và \(r\) duy nhất sao cho:

  \(a = b.q + r\)  trong đó  \(0 \le r < b\)

Nếu \(r = 0\) thì ta có phép chia hết:

(số bị chia) : (số chia) = (thương)

Nếu \(r \ne 0\) thì ta có phép chia có dư.

(số bị chia) = (số chia) . (thương) + (số dư)

ADMICRO

Bài tập minh họa

Câu 1: Tìm số tự nhiên c sao cho (325 . 28). 15 = 325 . (28 . c).

Hướng dẫn giải

Ta có 325. (28 . c) = 325 . 28 . c = (325 . 28).c

Do đó c =15

Câu 2: 

Trong số 32 019, ta thấy:

"Chữ số 2 nằm ở hàng nghìn và có giá trị bằng 2 x 1 000 = 2 000".

Hãy phát biểu theo mẫu câu đó đối với các chữ số còn lại.

Hướng dẫn giải

- Chữ số 3 nằm ở hàng chục nghìn có giá trị bằng 3 x 10 000 = 30 000

- Chữ số 0 nằm ở hàng trăm có giá trị bằng 0 x 100 = 0

- Chữ số 1 nằm ở hàng chục có giá trị bằng 1 x 10 = 10

- Chữ số 9 nằm ở hàng đơn vị có giá trị bằng 9.

Câu 3: Trong các số 3;5;8;9 số nào thuộc tập hợp A= { \(x \in N|x \ge 5\)},  số nào thuộc tập hợp B= { \(x \in N|x \le 5\)}?

Hướng dẫn giải

A={5;6;7;8;...}

B={0;1;2;3;4;5}

Ta có: \(8,9 \in A\)

          \(3,5 \in B\)

ADMICRO

Luyện tập

Qua bài giảng này giúp các em:

- Hệ thống và ôn tập lại nhưng nội dung đã học

- Áp dụng vào giải  các bài tập SGK

3.1. Bài tập trắc nghiệm

Để cũng cố bài học xin mời các em cũng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 6 Kết nối tri thức Chương 1 Luyện tập chung trang 21 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 6 Kết nối tri thức Chương 1 Luyện tập chung trang 21 sẽ giúp các em nắm được các phương pháp giải bài tập từ SGK Toán 6 tập 1

Giải bài 1.31 trang 21 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT

Giải bài 1.32 trang 21 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT

Giải bài 1.33 trang 21 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT

Giải bài 1.34 trang 21 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT

Giải bài 1.35 trang 21 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT

Hỏi đáp Luyện tập chung trang 21 Chương 1 Toán 6 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Toán HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Toán Học 6 HỌC247

NONE
OFF