Thực hành 2 trang 18 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1
Viết tập hợp sau đây dưới dạng liệt kê các phần tử và tìm số phần tử của mỗi tập hợp đó:
a) Tập hợp A các ước của 24
b) Tập hợp B gồm các chữ số trong số 1113305;
c) \(C = \{ n \in \mathbb{N}|\;n\) là bội của 5 và \(n \le 30\} \)
d) \(D = \{ x \in \mathbb{R}|\;{x^2} - 2x + 3 = 0\} \)
Hướng dẫn giải chi tiết
Hướng dẫn giải
a) Tìm các ước của 24
b) Cho biết số 1113305 gồm các chữ số nào?
c) Tìm các số tự nhiên là bội của 5 và không vượt quá 30.
d) Tìm nghiệm phương trình \({x^2} - 2x + 3 = 0\).
Lời giải chi tiết
a) Các ước của 24 là: -24; -12; -8; -6; -4; -3; -2; -1; 1; 2; 3; 4; 6; 8; 12; 24.
Theo cách liệt kê phần tử, ta có: A = {-24; -12; -8; -6; -4; -3; -2; -1; 1; 2; 3; 4; 6; 8; 12; 24}.
Số phần tử của tập hợp A là 16.
b) Các chữ số xuất hiện trong số 1 113 305 là: 0; 1; 3; 5.
Theo cách liệt kê phần tử, ta có: B = {0; 1; 3; 5}.
Số phần tử của tập hợp B là 4.
c) Tập hợp C là tập hợp gồm các số tự nhiên là bội của 5 và nhỏ hơn hoặc bằng 30.
Ta có bội của 5 là: B(5) = {…; -10; -5; 0; 5; 10; 15; 20; 25; 30; 35; …}
Các bội của 5 là số tự nhiên nhỏ hơn hoặc bằng 30 là: 0; 5; 10; 15; 20; 25; 30.
Theo cách liệt kê phần tử, ta có: C = {0; 5; 10; 15; 20; 25; 30}.
Số phần tử của C là 7.
d) Xét phương trình: x2 – 2x + 3 = 0, có:
∆’ = (-1)2 – 3 = -2 < 0
Suy ra phương trình vô nghiệm.
Do đó không tồn tại giá trị thực nào của x để x2 – 2x + 3 = 0.
⇒ D = ∅
Số phần tử của D là 0.
-- Mod Toán 10 HỌC247
Bài tập SGK khác
Hoạt động khởi động trang 16 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST
Thực hành 1 trang 16 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST
Thực hành 3 trang 18 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST
Hoạt động khám phá trang 18 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST
Thực hành 4 trang 19 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST
Thực hành 5 trang 19 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST
Vận dụng trang 20 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST
Thực hành 6 trang 20 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST
Giải bài 1 trang 20 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST
Giải bài 2 trang 21 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST
Giải bài 3 trang 21 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST
Giải bài 4 trang 21 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST
Giải bài 5 trang 21 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST
Giải bài 1 trang 13 SBT Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST
Giải bài 2 trang 13 SBT Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST
Giải bài 3 trang 13 SBT Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST
Giải bài 4 trang 13 SBT Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST
Giải bài 5 trang 13 SBT Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST
Giải bài 6 trang 13 SBT Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST
Giải bài 7 trang 13 SBT Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST
Giải bài 8 trang 13 SBT Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST
Giải bài 9 trang 13 SBT Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST
Giải bài 10 trang 13 SBT Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST
-
Cho ba tập hợp: A là tập hợp các tam giác; B là tập hợp các tam giác cân; C là tập hợp các tam giác đều. Dùng kí hiệu \( \subset \) để mô tả quan hệ của hai trong các tập hợp trên
bởi Phạm Khánh Ngọc 02/11/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời