Giải bài 1 trang 77 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1
Giải tam giác ABC trong các trường hợp sau:
a) \(AB = 14,AC = 23,\widehat A = {125^o}.\)
b) \(BC = 22,4;\widehat B = {64^o};\widehat C = {38^o}.\)
c) \(AC = 22,\widehat B = {120^o},\widehat C = {28^o}.\)
d) \(AB = 23,AC = 32,BC = 44\)
Hướng dẫn giải chi tiết Bài 1
Phương pháp giải
a) Bước 1: Tính BC: Áp dụng định lí cosin: \(B{C^2} = A{B^2} + A{C^2} - 2.AB.AC.\cos A\)
Bước 2: Tính góc B, C:
Cách 1: Áp dụng định lí sin: \(\frac{{BC}}{{\sin A}} = \frac{{AC}}{{\sin B}} = \frac{{AB}}{{\sin C}}\)
Cách 2: Áp dụng hệ quả của định lí cosin: \(\cos B = \frac{{{a^2} + {c^2} - {b^2}}}{{2ac}};\cos C = \frac{{{a^2} + {b^2} - {c^2}}}{{2ab}}\)
b), c) Bước 1: Tính góc A
Bước 2: Tính cạnh AB, AC: Áp dụng định lí sin: \(\frac{{BC}}{{\sin A}} = \frac{{AC}}{{\sin B}} = \frac{{AB}}{{\sin C}}\)
d) Tìm các góc: Áp dụng hệ quả của định lí cosin:
\(\left\{ \begin{array}{l}\cos A = \frac{{A{C^2} + A{B^2} - B{C^2}}}{{2.AB.AC}};\\\cos B = \frac{{B{C^2} + A{B^2} - A{C^2}}}{{2.BC.BA}};\\\cos C = \frac{{C{A^2} + C{B^2} - A{B^2}}}{{2.CA.CB}}\end{array} \right.\)
Lời giải chi tiết
a) Ta cần tính cạnh BC và hai góc \(\widehat B,\widehat C.\)
Áp dụng định lí cosin, ta có:
\(\begin{array}{l}B{C^2} = A{B^2} + A{C^2} - 2.AB.AC.\cos A\\ \Leftrightarrow B{C^2} = {14^2} + {23^2} - 2.14.23.\cos {125^o}\\ \Rightarrow BC \approx 33\end{array}\)
Áp dụng định lí sin, ta có:
\(\begin{array}{l}\frac{{BC}}{{\sin A}} = \frac{{AC}}{{\sin B}} = \frac{{AB}}{{\sin C}} \Leftrightarrow \frac{{33}}{{\sin {{125}^o}}} = \frac{{23}}{{\sin B}} = \frac{{14}}{{\sin C}}\\ \Rightarrow \sin B = \frac{{23.\sin {{125}^o}}}{{33}} \approx 0,57\\ \Rightarrow \widehat B \approx {35^o} \Rightarrow \widehat C \approx {20^o}\end{array}\)
b) Ta cần tính góc A và hai cạnh AB, AC.
Ta có: \(\widehat A = {180^o} - \widehat B - \widehat C = {180^o} - {64^o} - {38^o} = {78^o}\)
Áp dụng định lí sin, ta có:
\(\begin{array}{l}\frac{{BC}}{{\sin A}} = \frac{{AC}}{{\sin B}} = \frac{{AB}}{{\sin C}} \Leftrightarrow \frac{{22}}{{\sin {{78}^o}}} = \frac{{AC}}{{\sin {{64}^o}}} = \frac{{AB}}{{\sin {{38}^o}}}\\ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}AC = \sin {64^o}.\frac{{22}}{{\sin {{78}^o}}} \approx 20,22\\AB = \sin {38^o}.\frac{{22}}{{\sin {{78}^o}}} \approx 13,85\end{array} \right.\end{array}\)
c) Ta cần tính góc A và hai cạnh AB, BC.
Ta có: \(\widehat A = {180^o} - \widehat B - \widehat C = {180^o} - {120^o} - {28^o} = {32^o}\)
Áp dụng định lí sin, ta có:
\(\begin{array}{l}\frac{{BC}}{{\sin A}} = \frac{{AC}}{{\sin B}} = \frac{{AB}}{{\sin C}} \Leftrightarrow \frac{{BC}}{{\sin {{32}^o}}} = \frac{{22}}{{\sin {{120}^o}}} = \frac{{AB}}{{\sin {{28}^o}}}\\ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}BC = \sin {32^o}.\frac{{22}}{{\sin {{120}^o}}} \approx 13,5\\AB = \sin {28^o}.\frac{{22}}{{\sin {{120}^o}}} \approx 12\end{array} \right.\end{array}\)
d) Ta cần tính số đo ba góc \(\widehat A,\widehat B,\widehat C\)
Áp dụng hệ quả của định lí cosin, ta có:
\(\begin{array}{l}\cos A = \frac{{A{C^2} + A{B^2} - B{C^2}}}{{2.AB.AC}};\cos B = \frac{{B{C^2} + A{B^2} - A{C^2}}}{{2.BC.BA}}\\ \Rightarrow \cos A = \frac{{{{32}^2} + {{23}^2} - {{44}^2}}}{{2.32.23}} = \frac{{ - 383}}{{1472}};\cos B = \frac{{{{44}^2} + {{23}^2} - {{32}^2}}}{{2.44.23}} = \frac{{131}}{{184}}\\ \Rightarrow \widehat A \approx {105^o},\widehat B = {44^o}36'\\ \Rightarrow \widehat C = {30^o}24'\end{array}\)
-- Mod Toán 10 HỌC247
Bài tập SGK khác
Vận dụng 1 trang 76 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST
Vận dụng 2 trang 77 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST
Giải bài 2 trang 77 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST
Giải bài 3 trang 77 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST
Giải bài 4 trang 78 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST
Giải bài 5 trang 78 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST
Giải bài 6 trang 78 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST
Giải bài 1 trang 79 SBT Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST
Giải bài 2 trang 79 SBT Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST
Giải bài 3 trang 79 SBT Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST
Giải bài 4 trang 79 SBT Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST
Giải bài 5 trang 79 SBT Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST
Giải bài 6 trang 79 SBT Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST
-
Cho tam giác ABC vuông ở A nội tiếp trong đường tròn bán kính R và có BC = a, CA = b, AB = c. Chứng minh hệ thức sau: \({a \over {\sin A}} = {b \over {\sin B}} = {c \over {\sin C}} = 2R\)
bởi thu thủy 29/08/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời