Nội dung bài học hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu Đa dạng về thành phần loài và môi trường sống, đặc điểm, vai trò của cá trong bài Bài 34: Đa dạng và đặc điểm chung của các lớp Cá.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Đa dạng về thành phần loài và môi trường sống
Động vật có xương sống có hai lớp chính:
- Lớp Cá sụn: chỉ mới phát hiện khoảng 860 loài gồm
- Sống ở nước mặn và nước lợ
- Có bộ xương bằng chất sụn
- Có khe mang trần, da nhám, miệng nằm ở bụng
- Đại diện: cá nhám (ăn nổi, sống ở tầng nước mặt), cá đuối kiếm ăn ở tầng đáy.
- Lớp Cá xương: đa số là các loài cá hiện nay sống ở biển, nước lợ và nước ngọt.
- Chúng có bộ xương bằng chất xương và có nhiều đặc điểm tương tự như cá chép
- Đại diện: cá vền, cá chép
Hình 1: Cá nhám (1), cá trích (2) sống ở tầng nước mặt, thường không có chỗ ẩn náu, có mình thon dài,
vây chẵn phát triển bình thường, khúc đuôi khỏe, bơi nhanh
Hình 2: Cá vền (3), cá chép (4) sống ở tầng giữa và tầng đáy có nhiều chỗ ẩn náu,
thân tương đối ngắn, vây ngực, vây bụng phát triển bình thường,
khúc đuôi yếu, bơi chậm
Hình 3: Lươn (5) sống chui luồn ở đáy bùn, thân rất dài, vây ngực và vây bụng tiêu biến,
khúc đuôi nhỏ, bơi rất kém
Hình 4: Cá đuối (6), cá bơn (7) sống ở đáy biển có thân dẹt, mỏng, vây ngực lớn (cá đuối), nhỏ (cá bơn)
khúc đuôi nhỏ, bơi kém
Đặc điểm môi trường |
Đại diện |
Hình dạng thân |
Đặc điểm khúc đuôi |
Đặc điểm vây chẵn |
Khả năng di chuyển |
Tầng mặt, thiếu nơi ẩn náu |
Cá nhám |
Thon dài |
Khỏe |
Bình thường |
Nhanh |
Tầng giữa và tầng đáy, nơi ẩn náu thường nhiều |
Cá vền, cá chép |
Tương đối ngắn |
Yếu |
Bình thường |
Bơi chậm |
Trong những hốc bùn đất ở đáy |
Lươn |
Rất dài |
Rất yếu |
Không có |
Rất chậm |
Trên mặt đáy biển |
Cá bơn, cá đuối |
Dẹt, mỏng |
Rất yếu |
To hoặc nhỏ |
Kém |
Bảng 1: Ảnh hưởng của điều kiện sống tới cấu tạo ngoài của cá
1.2. Đặc điểm chung của cá
Đặc điểm môi trường sống |
Sống hoàn toàn ở nước | |
Cơ quan di chuyển |
vây bơi | |
Cơ quan hô hấp |
mang | |
Hệ tuần hoàn |
Tim (số ngăn) |
2 ngăn |
Máu trong tim | Máu đỏ thẫm | |
Máu nuôi cơ thể |
Máu đỏ tươi | |
Số vòng tuần hoàn | 1 vòng | |
Đặc điểm sinh sản | Đẻ trứng, thụ tinh ngoài | |
Nhiệt độ cơ thể | Động vật biến nhiệt |
Bảng 2: Đặc điểm chung của cá
1.3. Vai trò của cá
Hình 5: Vai trò của cá
- Cung cấp thực phẩm cho con người.
- Làm thức ăn cho động vật khác.
- Làm nguồn dược liệu để chữa bệnh.
- Làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp.
- Diệt muỗi, sâu bọ có hại cho lúa và làm cảnh.
- Một số ít loài cá gây ngộ độc cho con người.
Hình 6: Chúng ta phải làm gì để bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá?
- Ngăn cấm đánh bắt cá còn nhỏ, cá bố mẹ trong mùa sinh sản
- Cấm đánh cá bằng mìn bằng chất độc
- Chống gây ô nhiễm vực nước
- Tận dụng các vực nước tự nhiên để nuôi cá
- Nghiên cứu thuần hoá những loài cá mới có giá trị kinh tế
Bài tập minh họa
Bài 1:
Em hãy lấy ví dụ về ứng dụng điều chế thuốc chữa bệnh từ cá?
Hướng dẫn:
- Dầu gan cá nhám, cá thu có nhiều vitamin A và D → điều trị một số bệnh → như khô mắt, bệnh còi xương.
- Chất tiết từ buồng trứng và nội quan cá nóc được dùng để chế thuốc chữa bệnh thần kinh, sưng khớp và uốn ván.
Bài 2:
Em hãy ghép nội dung ở cột vai trò của cá với cột đại diện sao cho phù hợp?
Vai trò |
Đại diện |
1. Thức ăn cho người |
A. Da cá nhám |
2. Thức ăn cho động vật |
B. Dầu gan cá thu, cá nhám |
3. Hàng gia dụng |
C. Xương cá, bã mắm |
4. Dược phẩm chữa bệnh |
D. Thịt cá, trứng cá, vây cá |
Hướng dẫn:
1-D, 2- C, 3- A, 4-B
3. Luyện tập Bài 34 Sinh học 7
Sau khi học xong bài này các em cần:
-
Nêu các đặc tính đa dạng của lớp cá qua các đại diện khác như cá nhám, cá đuối, lươn, cá bơn...
-
Nêu ý nghĩa thực tiễn của cá đối với tự nhiên và đối với con người.
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 34 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Có thân tương đối ngắn, vây ngực, vây bụng phát triển bình thường, khúc đuôi yếu, bơi chậm.
- B. Có thân rất dài, vây ngực và vây bụng tiêu biến, khúc đuôi nhỏ, bơi rất kém.
- C. Có mình thon dài, vây chẵn phát triển bình thường, khúc đuôi khỏe, bơi nhanh.
- D. Có thân đẹp, mỏng vây ngực lớn hoặc nhỏ, khúc đuôi nhỏ, bơi kém.
-
Câu 2:
Ở trên mặt đáy biển cá sẽ có cấu tạo cơ thể và tập tính như thế nào để thích nghi?
- A. Có thân tương đối ngắn, vây ngực, vậy bụng phát triển bình thường, khúc đuôi yếu, bơi chậm.
- B. Có thân rất dài, vây ngực và vây bụng tiêu biến, khúc đuôi nhỏ, bơi rất kém.
- C. Có mình thon dài, vây chẵn phát triển bình thường, khúc đuôi khỏe, bơi nhanh.
- D. Có thân dẹp, mỏng, vây ngực lớn hoặc nhỏ, khúc đuôi nhỏ, bơi kém.
-
- A. Làm cảnh và diệt bọ gậy.
- B. Làm thực phẩm.
- C. Làm thuốc chữa bệnh.
- D. Lấy da đóng giày, làm cặp.
Câu 4- 10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 7 Bài 34 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 112 SGK Sinh học 7
Bài tập 2 trang 112 SGK Sinh học 7
Bài tập 3 trang 112 SGK Sinh học 7
Bài tập 4 trang 61 SBT Sinh học 7
Bài tập 1 trang 64 SBT Sinh học 7
Bài tập 3 trang 64 SBT Sinh học 7
Bài tập 5 trang 64 SBT Sinh học 7
Bài tập 11 trang 66 SBT Sinh học 7
Bài tập 12 trang 66 SBT Sinh học 7
Bài tập 13 trang 66 SBT Sinh học 7
Bài tập 15 trang 67 SBT Sinh học 7
4. Hỏi đáp Bài 34 Chương 6 Sinh học 7
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Sinh Học 7 HỌC247