OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Sinh học 7 Bài 39: Cấu tạo trong của thằn lằn


Nội dung bài học trình bày được cấu tạo trong của thằn lằn phù hợp với đời sống hoàn toàn ở cạn. So sánh với lưỡng cư để thấy rõ sự hoàn thiện của các cơ quan đó.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Bộ xương

Bộ xương thằn lằn

Hình 1: Bộ xương thằn lằn

1- Xương đầu; 2- Cột sống; 3- Xương sườn; 4- Đai chi trước

5- Các xương chi; 6- Đai chi sau; 7- Các xương chi sau; 8- Đốt sống cổ

  • Gồm 3 phần:
    • Xương đầu.
    • Xương thân: Cột sống dài có 8 đốt sống cổ, có các xương sườn → Lồng ngực
    • Xương chi: Xương đai, các xương chi.
  • Đối chiếu bộ xương thằn lằn với bộ xương ếch → chỉ ra điểm sai khác:
    • Thằn lằn xuất hiện xương sườn → tham gia quá trình hô hấp.
    • Số lượng đốt sống cổ nhiều hơn (8 đốt, ếch có 1 đốt).
    • Cột sống dài có đốt sống đuôi dài.
    • Đai vai khớp với cột sống → chi trước linh hoạt.

⇒ Cấu tạo bộ xương hoàn toàn thích nghi với đời sống trên cạn.

1.2. Các cơ quan dinh dưỡng

Cấu tạo trong của thằn lằn

Hình 2: Cấu tạo trong của thằn lằn

1- Thực quản; 2- Dạ dày; 3- Ruột non; 4- Ruột già; 5- Lỗ huyệt; 6- Gan; 7- Mật

8- Tụy; 9- Tim; 10- Động mạch chủ; 11- Tĩnh mạch chủ dưới

12- Khí quản; 13- Phổi; 14- Thận; 15- Bóng đái

16- Tinh hoàn; 17- Ống dẫn tinh; 18- Cơ quan giao phối

1.2.1. Tiêu hóa

  • Cấu tạo giống ếch.
  • Khác:
    • Ống tiêu hoá phân hoá rõ hơn.
    • Ruột già có khả năng hấp thụ lại nước.
    • Thích nghi cao, có đủ nước cho hoạt động trên cạn.

1.2.2. Hệ tuần hoàn - hô hấp

Sơ đồ hệ tuần hoàn ở thằn lằn

Hình 3: Sơ đồ hệ tuần hoàn ở thằn lằn

1- Tim 3 ngăn với vách hụt (a) ở tâm thất (b), tâm nhĩ phải (c), tâm nhĩ trái (d)

2- Các mao mạch phổi; 3- Các mao mạch ở cơ quan

 

  • Tim 3 ngăn (2TN - 1TT) xuất hiện vách ngăn hụt ở Tâm thất.
  • 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể ít pha hơn.
  • Hô hấp:
    • Phổi có nhiều vách ngăn và mao mạch máu dày hơn.
    • Sự thông khí nhờ sự xuất hiện của cơ liên sườn → thay đổi thể tích lồng ngực.

1.2.3. Bài tiết

  • Thận sau (hậu thận) có khả năng hấp thụ lại nước.
  • Nước tiểu đặc → chống mất nước.

1.3. Thần kinh và giác quan

  • Bộ não: Gồm 5 phần:

Sơ đồ cấu tạo bộ não của thằn lằn

Hình 4: Sơ đồ cấu tạo bộ não của thằn lằn

A- Bộ não nhìn từ phía trên; B- Bộ não nhìn bên

1- Thùy khứu giác; 2- Não trước; 3- Thùy thị giác

4- Tiểu não; 5- Hành tủy; 6- Tủy sống

  • Não trước, tiểu não phát triển → liên quan đến đời sống và hoạt động phức tạp.
  • Giác quan:
    • Tai xuất hiện ống tai ngoài.
    • Mắt xuất hiện mí thứ 3, đặc trưng cho động vật ở cạn.
    • Mũi: Vừa để thở, vừa là cơ quan khứu giác.
VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1:

Hãy điền vào bảng ý nghĩa của từng đặc điểm cấu tạo của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn.

Hướng dẫn:

Đặc điểm

ý nghĩa thích nghi

1. Xuất hiện xương sườn cùng xương mỏ ác tạo thành lồng ngực.

2. Ruột già có khả năng hấp thụ lại nước.

3. Phổi có nhiều vách ngăn.

4. Tâm thất xuất hiện vách hụt.

5. Xoang huyệt có khả năng hấp thụ lại  nước.

6. Não trước và tiểu não phát triển.

→ Tầm quan trọng lớn trong sự hô hấp ở cạn.

→ Có đủ nước cho hoạt động trên cạn.

→ Trao đổi khí

→ Máu đi nuôi cơ thể ít pha...

→ Cung cấp nước cho hoạt động trên cạn

 → Hoạt động phức tạp trên cạn.

ADMICRO

3. Luyện tập Bài 39 Sinh học 7

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Trình bày được cấu tạo trong của thằn lằn phù hợp với đời sống hoàn toàn ở cạn.
  • So sánh với lưỡng cư để thấy rõ sự hoàn thiện của các cơ quan đó.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 39 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4- 10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 7 Bài 39 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 129 SGK Sinh học 7

Bài tập 2 trang 129 SGK Sinh học 7

Bài tập 3 trang 129 SGK Sinh học 7

Bài tập 3 trang 84 SBT Sinh học 7

Bài tập 5 trang 85 SBT Sinh học 7

Bài tập 6 trang 85 SBT Sinh học 7

Bài tập 4 trang 87 SBT Sinh học 7

Bài tập 5 trang 87 SBT Sinh học 7

4. Hỏi đáp Bài 39 Chương 6 Sinh học 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 7 HỌC247

NONE
OFF