OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Sinh học 7 Bài 47: Cấu tạo trong của thỏ


Nội dung bài học Cấu tạo trong của Thỏ trình bày đặc điểm cấu tạo chủ yếu của bộ xương và hệ cơ liên quan tới sự di chuyển của thỏ; vị trí, thành phần và chức năng của các cơ quan sinh dưỡng, chứng minh bộ não thỏ tiến hoá hơn não của các lớp động vật khác.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Bộ xương và hệ cơ

1.1.1. Bộ xương

  • Bộ xương gồm nhiều xương khớp với nhau để nâng đỡ, bảo vệ và giúp cơ thể vận động.

Bộ xương thỏ

Hình 1: Bộ xương thỏ

  • Bộ xương gồm:
    • Xương đầu, xương thân, xương chi
    • Có 7 đốt sống cổ
    • Chức năng: giúp nâng đỡ và bảo vệ cơ thể.
Đặc điểm Bộ xương thằn lằn Bộ xương thỏ
Giống nhau
  • Xương đầu
  • Xương thân
  • Xương chi: 
    • Xương vai, xương chi trước

    • Đai hông, xương chi sau

Khác nhau
  • Đốt sống cổ: 8 đốt
  • Xương sườn nhiều

  • Các chi nằm ngang (bò sát)
  • Đốt sống cổ: 7 đốt
  • Xương sườn kết hợp với các đốt sống lưng và xương ức tạo thành lồng ngực.
  • Các chi thẳng góc nâng cơ thể lên cao

1.1.2. Hệ cơ

  • Cơ vận động cột sống và cơ chi sau phát triển nhất, do liên quan đến vận động của cơ thể.

  • Xuất hiện cơ hoành. Giúp thông khí ở phổi.

1.2. Các cơ quan dinh dưỡng

Cấu tạo trong của Thỏ (cái)

Hình 2: Cấu tạo trong của Thỏ (cái)

Hệ tuần hoàn của Thỏ

Hình 3: Hệ tuần hoàn của Thỏ

 

Hệ cơ quan

Vị trí

Thành phần

Chức năng

Tuần hoàn

Lồng ngực

- Tim có 4 ngăn

-  Mạch máu.

- Máu vận chuyển theo 2 vòng tuần hoàn. Máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi

Hô hấp

Trong khoang ngực

- Khí quản, phế quản và phổi (mao mạch).

Dẫn khí và trao đổi khí.

Tiêu hoá

Khoang bụng

- Miệng thực quản, dạ dày, ruột, manh tràng.

- Tuyến gan, tuỵ

 Tiêu hoá thức ăn (đặc biệt là xenlulo).

Bài tiết

Trong khoang bụng sát xương sống

- Hai thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.

- Lọc từ máu chất thừa và thải nước tiểu ra ngoài cơ thể.

1.3. Thần kinh và giác quan

Sơ đồ cấu tạo não của thằn lằn và thỏ

Hình 4: Sơ đồ cấu tạo não của thằn lằn (A) và thỏ (B)

  • Bộ não thỏ phát triển hơn hẳn các lớp động vật khác:
    • Đại não phát triển che lấp các phần khác.
    • Tiểu não lớn, nhiều nếp gấp liên quan tới các cử động phức tạp.
VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1:

Bộ phận nào của não thỏ phát triển hơn não của bò sát?

Hướng dẫn:

Bán cầu đại não lớn hơn, tiểu não có nhiều nếp nhăn.

Bài 2:

Các bộ phận phát triển đó có ý nghĩa gì trong đời sống của thỏ?

Hướng dẫn:

  • Bán cầu não phát triển là trung tâm hình thành và lưu giữ các phản xạ có điều kiện. Vì vậy thỏ có tập tính phong phú hơn các động vật có xương sống khác.
  • Tiểu não lớn có nhiều nếp nhăn giúp cho thỏ phối hợp, điều hòa các cử động phức tạp.
ADMICRO

3. Luyện tập Bài 47 Sinh học 7

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Đặc điểm cấu tạo chủ yếu của bộ xương và hệ cơ liên quan tới sự di chuyển của thỏ.
  • Vị trí, thành phần và chức năng của các cơ quan sinh dưỡng.
  • Chứng minh bộ não thỏ tiến hoá hơn não của các lớp động vật khác.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 47 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4- 10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 7 Bài 47 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 155 SGK Sinh học 7

Bài tập 2 trang 155 SGK Sinh học 7

Bài tập 3 trang 106 SBT Sinh học 7

Bài tập 4 trang 106 SBT Sinh học 7

Bài tập 3 trang 111 SBT Sinh học 7

Bài tập 6 trang 113 SBT Sinh học 7

4. Hỏi đáp Bài 47 Chương 6 Sinh học 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 7 HỌC247

NONE

Bài học cùng chương

OFF