Giải bài 4 tr 75 sách GK Sinh lớp 11
Sự trao đổi khí với môi trường xung quanh ở côn trùng, cá, lưỡng cư, bò sát chim và thú được thực hiện như thế nào?
Gợi ý trả lời bài 4
Sự trao đổi khí với môi trường xung quanh ở côn trùng, cá, lưỡng cư, bò sát chim và thú:
- Sự trao đổi khí ở côn trùng qua hệ thống ống khí xuất phát từ các lỗ thở ở 2 bên thành bụng, phân nhánh chằng chịt đưa ôxi tới tế bào cơ thể và CO2 ra khỏi cơ thể.
- Sự trao đổi khí ở cá qua mang: Ôxi từ dòng nước chảy liên tục qua mang vào mao mạch ở mang theo vòng tuần hoàn đến các tế bào. Đồng thời CO2 do tế bào thải ra theo vòng tuần hoàn đến mao mạch ở mang khuếch tán ra dòng nước chảy liên tục qua mang.
- Sự trao đổi khí ở lưỡng cư chủ yếu qua da, phổi (chỉ là 1 túi đơn giản): Lưỡng cư có da trần, phủ chất nhày và ẩm, dễ thấm khí. Bên dưới da có hệ thống mao mạch nên sự trao đổi O2 và CO2 giữa cơ thể và môi trường được thực hiện dễ dàng. Sự thông khí ở phổi nhở sự nâng lên hạ xuống của thềm miệng.
- Sự trao đổi khí ở bò sát, chim và thú được thực hiện qua phổi:
- Phổi bò sát lớn hơn phổi lưỡng cư, cấu tạo nhiều phế nang hơn.
- Phổi của chim và thú rất phát triển và có rất nhiều phế nang nên bề mặt trao đổi khí rất lớn. Riêng chim có thêm hệ thống túi khí làm tăng hiệu quả trao đổi khí ở phổi.
- Ở phế nang có hệ thống mao mạch dày đặc. O2 từ phế nang khuếch tán vào máu đến tế bào, CO2 từ tế bào thải ra theo vòng tuần hoàn đến mao mạch ở phế nang khuếch tán qua không khí ở phế nang và được thở ra ngoài qua đường dẫn khí.
-- Mod Sinh Học 11 HỌC247
Bài tập SGK khác
Bài tập 2 trang 75 SGK Sinh học 11
Bài tập 3 trang 75 SGK Sinh học 11
Bài tập 5 trang 75 SGK Sinh học 11
Bài tập 6 trang 75 SGK Sinh học 11
Bài tập 5 trang 28 SBT Sinh học 11
Bài tập 6 trang 29 SBT Sinh học 11
Bài tập 4 trang 35 SBT Sinh học 11
Bài tập 5 trang 38 SBT Sinh học 11
Bài tập 6 trang 39 SBT Sinh học 11
Bài tập 7 trang 39 SBT Sinh học 11
Bài tập 8 trang 39 SBT Sinh học 11
Bài tập 9 trang 39 SBT Sinh học 11
Bài tập 21 trang 42 SBT Sinh học 11
Bài tập 22 trang 42 SBT Sinh học 11
Bài tập 1 trang 70 SGK Sinh học 11 NC
Bài tập 2 trang 70 SGK Sinh học 11 NC
Bài tập 3 trang 70 SGK Sinh học 11 NC
-
A. sự co giãn của phần bụng.
B. sự di chuyển của chân.
C. sự co giãn của hệ tiêu hóa.
D. sự hít vào vào bằng mũi.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ở cá, nước chảy từ miệng qua mang theo một chiều vì
bởi can tu 21/07/2021
A. quá trình thở ra và vào diễn ra đều đặn.
B. miệng và diềm nắp mang đóng mở nhịp nhàng.
C. diềm nắp mang chỉ mở một chiều.
D. cá bơi ngược dòng nước.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cơ quan hô hấp của động vật trên cạn nào sau đây trao đổi khí hiệu quả nhất?
bởi Nguyễn Lê Tín 21/07/2021
A. Phổi của bò sát
B. Phổi và hệ thống túi khí của chim
C. Phổi và da của ếch nhái
D. Da của giun đấtTheo dõi (0) 1 Trả lời -
A. phế quản phân nhánh nhiều
B. có nhiều phế nang
C. khí quản dài
D. có nhiều ống khíTheo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Sự lưu thông khí ở phổi của chim được thực hiện nhờ sự:
bởi het roi 21/07/2021
A. vận động của đầu
B. vận động của cổ
C. co dãn của cơ liên sườn
D. di chuyển của chânTheo dõi (0) 1 Trả lời -
A. sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng
B. các cơ hô hấp co dãn làm thay đổi thể tích khoang bụng và lồng ngực
C. sự vận động của các chi
D. sự vận động của toàn bộ hệ cơTheo dõi (0) 1 Trả lời -
Ở lưỡng cư, sự thông khí ở phổi nhờ
bởi Lê Nguyễn Hạ Anh 21/07/2021
A. sự vận động của toàn bộ hệ cơ
B. sự vận động của các chi
C. các cơ hô hấp co dãn làm thay đổi thể tích lồng ngực hoặc khoang bụng
D. sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệngTheo dõi (0) 1 Trả lời -
Giải thích nào là phù hợp nhất? Động vật có phổi không hô hấp được dưới nước vì:
bởi Suong dem 21/07/2021
A. nước tràn vào đường dẫn khí, cản trở lưu thông khí nên không hô hấp được
B. phổi không hấp thu được O2 trong nước
C. phổi không thải được CO2 trong nước
D. cấu tạo phổi không phù hợp với việc hô hấp trong nướcTheo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Ở mặt đất khô nồng độ O2 ở cạn cao hơn ở nước nên giun không hô hấp được.
B. Khi da giun bị khô thì O2 và CO2 không khuếch tán qua da được (tức là giun không hô hấp được nên bị chết).
C. Thay đổi môi trường sống, giun là động vật đa bào bậc thấp không thích nghi được.
D. Khi sống ở mặt đất khô ráo da giun bị ánh nắng chiếu vào hơi nước trong cơ thể giun thoát ra ngoài => giun nhanh chết vì thiếu nước.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Sự trao đổi khí với môi trường xung quanh ở côn trùng cá, lưỡng cư, bò sát, chim - thú được thực hiện như thế nào?
bởi Nguyen Phuc 21/07/2021
A. Trao đổi khí bằng: hệ thống oxy khí (côn trùng); bằng mang (cá); bằng da và phổi (lưỡng cư); bằng phổi (bò sát); bằng phổi và hệ thốn túi khí (chim).
B. Trao đổi khí bằng hệ thống ống dẫn (côn trùng), bằng mang (cá); bằng phổi (lưỡng cư, bò sát, chim, thú).
C. Trao đổi khí bằng hệ thống oxy khí (côn trùng); bằng mang (cá); bằng phổi (từ lưỡng cư đến thú).
D. Trao đổi khí bằng hệ thống ống dẫn (côn trùng); bằng mang (cá); bằng phổi và da (từ lưỡng cư đến thú).Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. các phế nang, phế quản, khí quản, mũi, hầu.
B. các phế nang, khí quản, phế quản, hầu, mũi.
C. các phế nang, phế quản, khí quản, hầu, mũi.
D. phế quản, các phế nang, khí quản, hầu, mũi.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Các hình thức hô hấp của động vật ở nước và ở cạn là:
bởi Trung Phung 21/07/2021
A. Hô hấp qua bề mặt cơ thể, bằng hệ thống ống khí, bằng mang và bằng phổi.
B. Hô hấp qua da, hệ thống ống khí, bằng mang, phổi.
C. Hệ thống ống khí, hô hấp bằng mang, phổi.
D. Hô hấp qua da, bằng mang, phổi.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Vì một lượng CO2 được dồn về phổi từ các cơ quan khác trong cơ thể.
B. Vì một lượng CO2 được thải ra trong hô hấp tế bào của phổi.
C. Vì một lượng CO2 đã khuếch tán từ mao mạch phổi vào phế nang trước khi đi ra khỏi phổi.
D. Vì một lượng CO2 còn lưu giữ trong phế nang.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Sự trao đổi khí với môi trường xung quanh ở động vật đơn bào và động vật đa bào có tổ chức thấp được thực hiện như thế nào?
bởi bach dang 21/07/2021
I. Động vật đơn bào trao đổi khí qua màng tế bào, động vật đa bào có tổ chức thấp, trao đổi khí qua bề mặt cơ thể.
II. Khí O2 khuếch tán vào và khí CO2 khuếch tán ra khỏi cơ thể do có sự chênh lệch về phân áp O2 và CO2 giữa trong và ngoài cơ thể.
III. Cấu tạo cơ quan hô hấp đơn giản nên sự trao đổi khí diễn ra qua lỗ thở.
IV. Động vật đơn bào trao đổi khí qua không bào, động vật đa bào có tổ chức thấp trao đổi khí qua da.A. II, IV.
B. I, II.
C. II, III.
D. I, IV.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Phổi và da của ếch nhái.
B. Da của giun đất.
C. Phổi của bò sát.
D. Phổi của chim.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ý không đúng khi giải thích vì sao da giun đất đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí của cơ thể là:
bởi Nguyễn Trà Giang 21/07/2021
A. Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (tỉ lệ S/V) khá lớn.
B. Dưới lớp da có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp.
C. Các tế bào tiếp xúc trực tiếp với không khí thông qua hệ thống ống khí.
D. Da luôn ẩm ướt giúp các chất khí dễ dàng khuếch tán qua.Theo dõi (0) 1 Trả lời