Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao Sinh học 11 Bài 17 Hô hấp ở động vật giúp các em học sinh nắm vững và củng cố lại kiến thức môn Sinh.
-
Bài tập 1 trang 75 SGK Sinh học 11
Hãy liệt kê các hình thức hô hấp của động vật ở nước và ở cạn.
-
Bài tập 2 trang 75 SGK Sinh học 11
Sự trao đổi khí với môi trường xung quanh ở động vật đơn bào và động vật đa bào có tổ chức thấp (ví dụ thủy tức) được thực hiện như thế nào?
-
Bài tập 3 trang 75 SGK Sinh học 11
Nếu bắt giun đất để lên mặt đất khô ráo, giun sẽ bị nhanh chết. Tại sao?
-
Bài tập 4 trang 75 SGK Sinh học 11
Sự trao đổi khí với môi trường xung quanh ở côn trùng, cá, lưỡng cư, bò sát chim và thú được thực hiện như thế nào?
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 5 trang 75 SGK Sinh học 11
Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào dưới đây trao đổi khí hiệu quả nhất? Trả lời bằng cách đánh dấu X vào ô cho ý trả lời đúng:
A. Phổi của động vật có vú
B. Phổi và da của ếch nhái
C. Phổi của bò sát
D. Da của giun đất
-
Bài tập 6 trang 75 SGK Sinh học 11
Tại sao bề mặt trao đổi khí của chim, thú phát triển hơn của lưỡng cư và bò sát?
-
Bài tập 5 trang 28 SBT Sinh học 11
Quan sát hình sau, hãy mô tả quá trình trao đổi khí ở giun đất và côn trùng?
-
Bài tập 6 trang 29 SBT Sinh học 11
Cho bảng số liệu về trao đổi khí ở phổi người trưởng thành:
Áp suất từng phần tính bằng milimet thuỷ ngân (mmHg):
- Không khí:
- Khí O2: 159
- Khí CO2: 0,2 - 0,3
- Không khí trong phế nang:
- Khí O2: 100 - 110
- Khí CO2: 40
- Máu tĩnh mạch trong các mạch đi tới phế nang:
- Khí O2: 40
- Khí CO2: 47
- Máu động mạch trong các mạch từ phế nang đi ra:
- Khí O2: 102
- Khí CO2: 40
a) Từ dữ liệu trên rút ra được điều gì?
b) So sánh vận tốc khuếch tán của khí O2 và của khí CO2 vào không khí trong phế nang? Tại sao sự chênh lệch của khí O2 thì cao, sự chênh lệch của khí CO2 tuy thấp nhưng sự trao đổi khí CO2 giữa máu với không khí trong phế nang vẫn diễn ra bình thường?
-
Bài tập 4 trang 35 SBT Sinh học 11
Vẽ sơ đồ và giải thích hô hấp kép ở chim?
-
Bài tập 5 trang 38 SBT Sinh học 11
Khi thở ra, không khí chuyển qua các đoạn của đường hô hấp theo trật tự
A. các phế nang, khí quản, các phế quản, các vi phế quản, hầu, khoang mũi.
B. các phế nang, các vi phế quản, các phế quản, khí quản, hầu, khoang mũi.
C. các phế nang, các vi phế quản, khí quản, các phế quản, hầu, khoang mũi.
D. các phế nang, khí quản, các vi phế quản, các phế quản, hầu, khoang mũi.
E. các vi phế quản, các phế nang, các phế quản, khí quản, hầu, khoang mũi.
-
Bài tập 6 trang 39 SBT Sinh học 11
Trao đổi ngược dòng trong các mang cá có tác dụng
A. đẩy nhanh dòng nước qua mang.
B. duy trì građien nồng độ đế nâng cao khuếch tán.
C. cho phép cá thu ôxi trong khi bơi giật lùi.
D. cho máu và nước qua mang chảy theo cùng một hướng.
E. cản trở hiệu quả hấp thụ ôxi.
-
Bài tập 7 trang 39 SBT Sinh học 11
Khi bạn hít vào, cơ hoành
A. dãn và nâng lên. B. dãn và hạ xuống.
C. co và nâng lên. D. co và hạ xuống.
E. không liên quan đến các cử động hô hấp.
-
Bài tập 8 trang 39 SBT Sinh học 11
Ôxi khuếch tán trực tiếp từ không khí thông qua các bề mặt ẩm vào tế bào, không nhờ máu vận chuyển có ở
A. con kiến. B. con cá voi.
C. con giun đất. D. con chim sẻ.
E. con ruồi.
-
Bài tập 9 trang 39 SBT Sinh học 11
Xếp các câu trả lời theo trật tự giảm dần nồng độ ôxi từ cao nhất đến thấp nhất?
A. Các mô tế bào, không khí thở vào, máu rời phổi đi.
B. Không khí thở vào, máu rời phổi đi, các mô tế bào.
C. Máu rời phổi đi, không khí thở vào, các mô tế bào.
D. Không khí thở vào, các mô tế bào, máu rời phổi đi.
E. Các mô tế bào, máu rời phổi đi, không khí thở vào.
-
Bài tập 21 trang 42 SBT Sinh học 11
Hô hấp ở cá đạt hiệu quả cao mặc dù hàm lượng ôxi hoà tan trong nước thấp vì:
A. dòng nước hầu như chảy qua mang liên tục.
B. các lá mang có nhiều phiến mang chứa mạng lưới mao quan dày đặc làm tăng bề mặt trao đổi khí.
C. máu chảy song song và ngược chiều với dòng nước chảy qua các phiến mang.
D. cả A, B và C.
-
Bài tập 22 trang 42 SBT Sinh học 11
Hô hấp ở chim đạt hiệu quả cao vì
A. có thêm các túi khí làm tăng bề mặt trao đổi khí.
B. có dòng khí liên tục chuyển qua các ống khí trong phổi từ sau ra trước nhờ sự co dãn của hệ thống túi khí khi các cơ hô hấp co dãn.
C. trong phổi không có khí đọng như ở phổi thú.
D. chỉ có A và B.
E. chỉ có B và C.
-
Bài tập 1 trang 70 SGK Sinh học 11 NC
Trao đổi khí trong hô hấp ở trùng biến hình, thuỷ tức và giun được thực hiện như thế nào?
-
Bài tập 2 trang 70 SGK Sinh học 11 NC
Trao đổi khí trong hô hấp ở sâu bọ, ở cá, ở chim, ở thú được thực hiện như thế nào?
-
Bài tập 3 trang 70 SGK Sinh học 11 NC
Vận chuyển khí giữa cơ quan hô hấp và tế bào được thực hiện như thế nào?
-
Bài tập 4 trang 70 SGK Sinh học 11 NC
Hãy chọn phương án trả lời đúng. Hô hấp ở cá đạt hiệu quả cao, mặc dù hàm lượng ôxi hòa tan trong nước thấp, vì:
A. Dòng nước hầu như chảy qua mang liên tục.
B. Các lá mang có nhiều phiến mang chứa mạng lưới mao quản dày đặc làm tăng bề mặt trao đổi khí.
C. Máu chảy song song và ngược chiều với dòng nước chảy qua các phiến mang.
D. Cả A, B và C.
-
Bài tập 5 trang 70 SGK Sinh học 11 NC
Hãy chọn phương án trả lời đúng. Hô hấp ở chim đạt hiệu quả cao vì:
A. Chim có thêm các túi khí làm tăng bề mặt trao đổi khí.
B. Có dòng khí liên tục chuyển qua các ống khí trong phổi từ sau ra trước kể cả lúc hít vào lẫn lúc thở ra nhờ sự co giãn của hệ thống túi khí khi các cơ hô hấp co giãn.
C. Trong phổi không có khí đọng như ở phổi thú.
D. Cả A và B.
E. Cả B và C.