OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Sang thu - Hữu Thỉnh - Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo


Bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh đã khắc họa thời điểm chuyển giao của đất trời khi vào thu với sự háo hức của lòng người muốn chào đón cái mới nhưng cũng tiếc nuối những thứ đã qua. Bài học Sang thu - Hữu Thỉnh thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo dưới đây sẽ giúp các em có thêm nhiều kiến thức bổ ích về văn bản, đồng thời hiểu hơn ý nghĩa của những thử thách trong cuộc đời mỗi người. Chúc các em có nhiều kiến thức thật bổ ích!

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả Hữu Thỉnh

Chân dung nhà thơ Hữu Thỉnh

- Hữu Thỉnh (sinh năm 1942) tên thật là Nguyễn Hữu Thỉnh bút danh là Vũ Hữu

- Quê quán: Quê ở Tam Dương - Vĩnh Phúc

- Năm 1963 ông nhập ngũ rồi trở thành cán bộ tuyên huấn trong quân đội và bắt đầu sáng tác thơ

- Ông tham gia ban chấp hành hội nhà văn Việt Nam các khóa III. IV, V

- Năm 2000 ông là Tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam

- Ông là nhà thơ trưởng thành vào thời kì hòa bình

- Phong cách nghệ thuật: Các tác phẩm của ông thể hiện, tình cảm sâu lắng, thiết tha, sự gắn bó với quê hương đất nước

-Tác phẩm chính: Đường tới thành phố (1979), Thương lượng với thời gian (2005), Tiếng hát trong rừng (2015),...

1.1.2. Tác phẩm Sang thu

a. Xuất xứ

Đây là bài thơ được sáng tác  năm 1977 trong tập thơ Từ chiến hào tới thành phố của Hữu Thỉnh.

b. Thể loại: thơ 5 chữ.

c. Bố cục 

- Phần 1 (khổ thơ 1): Những tín hiệu giao mùa

- Phần 2 (khổ thơ 2): Bức tranh thiên nhiên mùa thu

- Phần 3 (khổ thơ 3): Những suy tư và chiêm nghiệm của nhà thơ

d. Tóm tắt tác phẩm Sang thu

Bài thơ miêu tả khoảnh khắc cảnh vật giao mùa từ hạ sang thu. Bức tranh thu tuyệt đẹp ở một miền quê. Từ đó tác giả thể hiện tình yêu thiên nhiên của mình và thể hiện những suy ngẫm, triết lý cuộc đời.

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Bức tranh mùa thu

- Tín hiệu giao mùa được tác giả cảm nhận qua xúc giác, khứu giác, thị giác, thính giác:

+ Hương ổi, gió se, sương chùng chình

+ Tác giả đã sử dụng “bỗng” ngạc nhiên khi mùa thu đến

+ Gió se là gió đặc trưng của mùa thu, khiến làn da cảm nhận được hơi lạnh và khô

+ Sử dụng tính từ “phả” để sự nhẹ nhàng, hòa quyện, huơng thu hòa trong làn gió se trải đều khắp các ngõ ngách làng quê

+ Hình ảnh “sương chùng chình” là làn sương mỏng nhẹ bắt đầu xuất hiện, có lẽ làn sương cũng như cố chậm lại có vẻ đợi chờ ai

- Vẻ đẹp mùa thu tại vùng nông thôn thật trầm mặc, dịu dàng:

Bức tranh mùa thu nơi vùng quê bình yên

+ “sông dềnh dàng”, “chim vội vã”, “mây vắt nửa mình”

+ Sông mùa nước cạn chảy chậm rãi

+ Chim  vội vã bay vào phương đông tránh rét

+ Mây còn chút vấn vương của mùa hạ

+ Mùa thu vẫn còn nắng

+ Những con mưa đã vơi dần

→ Bức tranh mùa thu thật đẹp, giản dị, rất đỗi yên bình, được tác giả cảm nhận bằng nhiều giác quan.

1.2.2. Chân lý cuộc đời

-  Hình ảnh “sấm” mang cả hai ý nghĩa thiên nhiên và đời người:

+ Sấm là một hiện tượng của thiên nhiên báo hiệu trời sắp mưa

+ Đối với cuộc đời sấm là những khó khăn, thử thách con người vượt qua

-  "Hàng cây đứng tuổi” là những cây cổ thụ già lâu năm không dễ bị quật ngã: Với đời người là tuổi đã từng trải, nếm đủ sương gió cuộc đời

 - Suy ngẫm về triết lí sống cuộc đời khi người ta đã đến tuổi, đã trải qua đủ sóng gió của cuộc đời, nhiều kinh nghiệm, những khó khăn thử thách cũng chẳng còn bất ngờ

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Bài thơ miêu tả cảnh đất trời từ cuối hạ sang thu có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Nhà thơ đã cảm nhận hình ảnh mùa thu bằng sự cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Thể thơ năm chữ

- Sử dụng  hình ảnh sinh động hấp dẫn

- Ngôn ngữ thơ trong sáng, giản dị, gợi nhiều cảm xúc

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập: Hãy viết đoạn văn 12 câu theo phương thức tổng hợp - phân tích - tổng hợp để làm rõ hình ảnh thiên nhiên lúc giao mùa và cảm xúc của con người trong khổ đầu bài thơ Sang thu - Hữu Thỉnh, SGK Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo.

Hướng dẫn giải:

- Đọc kĩ bài thơ Sang thu - Hữu Thỉnh, SGK Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

- Kết hợp trải nghiệm, hiểu biết của bản thân để nêu cảm nhận:

+ Tín hiệu sang thu

+ Cảm xúc tác giả về bước chuyển mùa

+ ...

Lời giải chi tiết:

Khổ thơ đầu bài sang thu vừa giản dị gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc bởi những cảm nhận tinh tế của tác giả trước sự chuyển giao mùa. Nhà thơ nhận ra tín hiệu thu sang trong ngọn gió thu mang theo luồng hương ổi chín ngào ngạt khiến tác giả phải thốt lên: “Bỗng nhận ra hương ổi”. Như một sự phát hiện tạo ra thú vị và bất ngờ cho tác giả, đó cũng là cách tác giả muốn thu hút sự tập trung của mọi giác quan để cảm nhận hết vẻ đẹp mùa thu. Hình ảnh “sương chùng chình qua ngõ” bắt lấy được cái hồn của thời gian, thời gian tưởng như vô hình bây giờ hiện hữu thành hình ảnh làn sương thu mỏng manh, chảy trôi chầm chậm như còn lưu luyến, quấn quýt những con ngõ nhỏ. Chính điều đó khiến tác giả cũng mơ hồ “hình như” gợi cảm xúc tác giả về bước chuyển mùa đầy bâng khuâng, xao xuyến. Khổ thơ đầu thật đẹp gợi lên được những rung động tinh tế của tác giả trước khoảnh khắc giao mùa.

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài Sang thu - Hữu Thỉnh, các em cần:

+ Phân tích được bức tranh mùa thu trong bài thơ

+ Hiểu được ý nghĩa của văn bản

Soạn bài Sang thu - Hữu Thỉnh Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Qua bài thơ Sang thu - Hữu Thỉnh đã mang đến cho người đọc bức tranh mùa thu với sự cảm nhận tinh tế bằng nhiều giác quan, từ đó hiểu hơn về ý nghĩa của những thử thách đối với cuộc đời mỗi người. Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Sang thu - Hữu Thỉnh Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về Sang thu - Hữu Thỉnh Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Sang thu - Hữu Thỉnh đã cho người đọc hiểu hơn về ý nghĩa về cuộc đời mỗi người khi đã trải qua đủ sóng gió của cuộc đời thông qua bức tranh thu đầy màu sắc, âm thanh. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
OFF