OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Ông Một - Vũ Hùng - Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo


Đoạn trích Ông Một của nhà văn Vũ Hùng kể về câu chuyện cảm động của người quản tượng và chú voi được Đề Đốc tặng. Bài học Ông Một - Vũ Hùng thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo dưới đây sẽ giúp các em có thêm nhiều kiến thức bổ ích về văn bản, đồng thời có cách cư xử thân thiện hơn đối với giới tự nhiên. Chúc các em có nhiều kiến thức thật bổ ích!

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả Vũ Hùng

- Nhà văn Vũ Hùng sinh năm 1931 tại làng Láng, Cầu Giấy, Hà Nội, là cựu học sinh trường Bưởi (Chu Văn An) và Đại học Bách khoa Hà Nội

- Ông nhập ngũ năm 1950, phụ trách Đài trưởng Đài Vô tuyến điện của Trung đoàn quân tình nguyện Việt Nam tại Lào

- Ông sáng tác hơn 40 đầu sách cho thiếu nhi, nhiều cuốn đã được dịch ra tiếng Anh, Hoa, Pháp

Nhà văn Vũ Hùng tặng sách cho thiếu nhi

- Phong cách sáng tác: các tác phẩm của ông viết về chủ đề thiên nhiên, động vật, rừng núi, quãng thời gian quân ngũ với những cuộc hành quân đã mang lại nhiều khám phá về thiên nhiên, đất nước, phong tục tập quán của các dân tộc Việt, Lào chung sống trên dải đường Trường Sơn

- Tác phẩm chính: Mùa săn trên núi (1961), Sao Sao (1982) và Cuốn sông giữa bầy voi (1986)

1.1.2. Tác phẩm Ông Một

a. Xuất xứ

- Trích từ Phía Tây Trường Sơn, in trong Những truyện hay viết cho thiếu nhi - Vũ Hùng, tập truyện gồm bốn truyện: Sao sao, Các bạn của Đam Đam, Phía Tây Trường Sơn, Ngày hè.

- Đoạn trích trong SGK nằm trong phần đầu của Phía Tây Trường Sơn. Ba chiến sĩ cùng với ông Cao - người dẫn đường cho họ vượt Trường Sơn - tình cờ gặp con voi (mà ông trân trọng gọi là ông Một) của Đề đốc Lê Trực, một lãnh tụ của nghĩa quân trong thời kì kháng chiến  chống Pháp vào cuối thế kỉ XIX. Sau khi bị giặc vây hãm, nghĩa quân dần tan tác, Đề đốc Lê Trực buộc phải về quê, ông đã tặng con voi cho người quản tượng thân tín của mình chăm sóc. Ông Cao đã kể cho ba chiến sĩ nghe câu chuyện về con voi và người quản tượng.

b. Thể loại: truyện ngắn

c. Bố cục 

- Phần 1 (Từ đầu….đón em trở lại): người quản tượng lo lắng cho voi

- Phần 2 (Tiếp theo ….thả cho nó đi): voi được thả về rừng

- Phần 3 (Còn lại): tình cảm voi dành cho chủ cũ

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Tình cảm của voi với Đề Đốc và người quản tượng

- Tình cảm của voi với Đề Đốc quyến luyến, nhớ nhung

+ Voi rời căn cứ ủ rũ

+ Nhớ Đề Đốc nhớ chiến trận

+ Nó bỏ ăn không đụng vòi đến một ngọn mía, một sợi cỏ

- Đối với người quản tượng thì đó là tình cảm gắn bó

+ Nó là nguồn an ủi ông lúc xa cơ

+ Sống với nó lâu

+ Không muốn rời xa

→ Con voi luôn dành tình cảm yêu thương, sự gắn kết đặc biệt đối với Đề Đốc và người quản tượng. Nó hiểu được sự quan tâm của con người dành cho nó, vì vậy biết cách trả ơn qua những hành động của nó. 

- Người quản tượng luôn lo lắng, quan tâm voi

+ Mình sống tù túng đủ rồi

+ Còn nó, nó phải được tự do

+ Động viên voi ráng ăn để về với rừng già

+ Người quản tượng đã thả nó về rừng

1.2.2. Mối quan hệ con người với tự nhiên

- Quan hệ gần gũi, gắn bó, yêu thương động vật:

Sự gắn bó gần gũi giữa con người và loài voi

+ Cả làng gọi voi bằng “Ông Một”

+ Nô nức, vui mừng khi thấy voi về làng

+  Lũ trẻ xúm xít dưới chân voi

+ Các bô lão đến bao nhiêu là thứ quà

+ Người quản tượng dẫn voi đi tắm

+ Trồng sẵn mía, sẵn thết đãi voi no nê

- Loài vật cũng biết cảm nhận, nhận thức được tình cảm của con người:

Loài voi có cảm xúc đau buồn như con người

+ Hằng năm voi xuống làng

+ Quỳ giữa sân

+ Giúp chủ cũ làm việc

- Voi lưu luyến người quản tượng, đau buồn khi chủ mất

+ Khi về làng không thấy chủ cũ ra đón

+ Hít hơi cái giường cũ

+ Các bô lão mang mía đến voi không ăn

+ Mấy năm về thăm nhà chủ một lần

+ Thơ thẩn đi trong sân như tiếc thương chủ cũ

→ Động vật cũng có tình cảm giống như người, khi ta đối tốt với vật thì vật luôn nhớ ơn đó. Mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên là quan hệ gắn kết, yêu thương không thể tách rời.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Tác phẩm kể về tình cảm gắn bó giữa người quản tượng, ông Đề Đốc và dân làng. Họ là những người yêu thương động vật lo lắng cho con vật. Voi luôn nhớ ơn người chủ cũ đã thả mình về làng hằng năm đều về thăm và nhận được sự chào đón nồng hậu của mọi người.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Tình huống truyện độc đáo, mang nhiều ý nghĩa

- Bố cục tác phẩm truyện mạch lạc

- Từ ngữ giản dị, nhiều tình cảm

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập: Hãy viết bài văn cảm nhận về bài Ông Một - Vũ Hùng, SGK Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo.

Hướng dẫn giải:

- Đọc kĩ bài thơ Ông Một - Vũ Hùng, SGK Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

- Kết hợp trải nghiệm, hiểu biết của bản thân để nêu cảm nhận:

Câu chuyện về con voi và người quản tượng là một câu chuyện tình cảm hết sức cảm động

Con voi được dân làng thân thương gọi cho cái tên Ông Một và đối với người quản tượng con voi như một người chiến hữu, một người thân của ông

+ Được mười năm thì người quản tượng mất, khi voi về không thấy chủ cũ đâu nó đã về nhà cũ quỳ xuống, rống gọi, rên rỉ

+ ...

Lời giải chi tiết:

Thiên nhiên với con người luôn có những mối quan hệ gắn bó với nhau nhất định. Con người cần có thiên nhiên để có thể tồn tại và phát triển còn thiên nhiên như người mẹ hiền lành mà chăm sóc cho những đứa con loài người của mình. Đặc biệt mối quan hệ giữa con người và động vật cũng là một sự ưu ái mà thiên nhiên dành cho con người. Có rất nhiều người đã lạm dụng thiên nhiên mà không tôn trọng động vật dẫn đến hành động săn bắn, giết hại động vật. Thế nhưng câu chuyện về tình cảm giữa con người và động vật cũng được vô số nhà văn, nhà thơ ghi lại hết sức cảm động, đặc biệt phải nhắc đến nhà văn Vũ Hùng với đoạn trích “Ông Một” trong chương trình trung học cơ sở.

Đoạn trích phần đầu của Phía Tây Trường Sơn. Ba chiến sĩ cùng với ông Cao - người dẫn đường cho họ vượt Trường Sơn - tình cờ gặp con voi (mà ông trân trọng gọi là ông Một) của Đề đốc Lê Trực, một lãnh tụ của nghĩa quân trong thời kì kháng chiến  chống Pháp vào cuối thế kỉ XIX. Sau khi bị giặc vây hãm, nghĩa quân dần tan tác, Đề đốc Lê Trực buộc phải về quê, ông đã tặng con voi cho người quản tượng thân tín của mình chăm sóc. Ông Cao đã kể cho ba chiến sĩ nghe câu chuyện về con voi và người quản tượng.

Câu chuyện về con voi và người quản tượng là một câu chuyện tình cảm hết sức cảm động. Đó chính là sự thấy hiểu, sự quan tâm mà người quản tượng dành cho con voi cũng là tình cảm mà con voi dành cho người quản tượng như người thân ruột thịt của mình. Có lẽ giữ người quản tượng và chú voi đã xóa nhòa đi ranh giới chủ tớ mà họ đối với nhau như những người thân trong nhà.

Con voi được dân làng thân thương gọi cho cái tên Ông Một và đối với người quản tượng con voi như một người chiến hữu, một người thân của ông. Người quản tượng hiểu cho nỗi lòng nhớ rừng của voi nên ông đã để voi về với rừng già. Không ai biết voi đi đâu hay đến đâu nhưng hễ cứ đến mùa thu thì voi lại quay về nhà cũ và thăm người quả tượng.

Cứ như vậy được mười năm thì người quản tượng mất, khi voi về không thấy chủ cũ đâu nó đã về nhà cũ quỳ xuống, rống gọi, rên rỉ mãi mà không thấy người quản tượng đi ra. Con voi như một gười thể hiện niềm chua xót của mình khi mất người thân nó chạy quanh làng để tìm ông rồi những tiếng rên rỉ nghe buồn não lòng. Cứ như vậy cách vài năm voi lại quay về thăm làng một lần. 

Đối với người quả tượng voi như người thân trong gia đình của ông thì đối với voi có lẽ người quả tượng không còn là chủ nữa mà là người thân ruột thịt của mình. Họ đối xử với nhau bằng sự chân thành, tình yêu thương tha thiết và sự thấu hiểu vậy nên trong lòng người quản tượng hay chú voi thì họ chính là ruột thịt của nhau.

Qua đoạn trích “Ông Một”, em thấy được thái độ và hành vi của con người sẽ tác động không nhỏ trong mối quan hệ với thế giới tự nhiên. Chúng ta cần tôn trọng, có cách cư xử thân thiện, xây dựng một mối quan hệ qua lại đối với giới tự nhiên. Đó chính là cốt lõi về lối ứng xử biết ơn đối với tự nhiên mà con người cần hướng đến. Hãy coi động vật cũng như là một người bạn, giúp ích mình trong cuộc sống.

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài Ông Một - Vũ Hùng, các em cần:

+ Phân tích được tình cảm của voi với Đề Đốc và người quản tượng

+ Hiểu được mối quan hệ con người với tự nhiên

Soạn bài Ông Một - Vũ Hùng Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Qua bài Ông Một - Vũ Hùng đã mang đến cho người đọc những hiểu biết về loài voi - loài động vật có tình nghĩa và cảm xúc như con người Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Ông Một - Vũ Hùng Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về Ông Một - Vũ Hùng Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Truyện Ông Một của Vũ Hùng đã cho người đọc hiểu hơn về sự gắn bó giữa động vật và con người, từ đó có thái độ yêu thương trân trọng động vật hơn. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

----------------(Đang cập nhật)-------------------

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
OFF