OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Thực hành tiếng Việt trang 19 - Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo


Khi biết cách sử dụng linh hoạt phó từ, câu văn sẽ được làm rõ nghĩa về thời gian, sự tiếp diễn, mức độ,...Để có thêm kiến thức bổ về khái niệm, phân loại của phó từ và cách sử dụng chúng hiệu quả, mời các em cùng tham khảo bài học Thực hành tiếng Việt trang 19 thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo dưới đây. Chúc các em học tập vui vẻ!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Khái niệm và phân loại phó từ

- Khái niệm: Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ hoặc tính từ để bổ sung cho động từ, tính từ một ý nghĩa nào đó. Phó từ còn được gọi là phụ từ. Phó từ có thể đứng trước hoặc sau tính từ, động từ, giữ vai trò là yếu tố phụ.

- Phân loại: Có thể chia phó từ thành hai nhóm sau:

+ Nhóm phó từ chuyện đi kèm trước danh từ, bổ sung ý nghĩa về số lượng cho danh từ, chẳng hạn: những, các, mọi, mỗi, từng,...

Ví dụ: Vào những ngày ấy, nhà ông từng bing và chật ních người.

(Vũ Hùng, Phía Tây Trường Sơn)

+ Nhóm phó từ chuyên đi kèm trước hoặc sau động từ, tính từ, chẳng hạn: đã, đang, sẽ, vẫn, còn, cứ, không, chẳng,..

1.2. Tác dụng của phó từ

- Khi đứng trước động từ, tính từ, phó từ thường bổ sung cho hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất được nêu ở động từ, tính từ một số ý nghĩa như: quan hệ thời gian, mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến..

Ví dụ: Có bận nó bỏ ăn, không đụng vòi đến một ngọn mía, một sợi cỏ.

(Vũ Hùng, Phía Tây Trường Sơn)

-->Trong câu văn trên, phó từ không đứng trước động từ đụng để bổ sung ý nghĩa phủ định cho hành động.

- Khi đứng sau động từ, tính từ, phó từ thường bổ sung cho động từ, tính từ đó một số ý nghĩa như: mức độ, khả năng, kết quả và phương hướng,...

Ví dụ: Tôi tợn lắm.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

-->Phó từ lắm trong câu văn trên đang sau tính từ tợn để bổ sung ý nghĩa về mức độ cho tính từ.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập: Tìm phó từ trong những câu sau đây và cho biết mỗi phó từ bổ sung cho động từ, tính từ ý nghĩa gì?

Thế là mùa xuân mong ước đã đến. Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức. Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà bây giờ đầy hương thơm và ánh sáng mặt trời. Cây hồng bì cởi bỏ hết những cái áo lá già đen thủi. Các cành cây đều lấm tấm màu xanh. Những cành hoa xoan khẳng khiu đương trổ lá lại sắp buông tỏa ra những tàn hoa sang sáng, tim tím. Ngoài kia, răng bụt cũng sắp có nụ. Mùa xuân xinh đẹp đã về. Thế là các bạn chim đi tránh rét cũng sắp về.

Hướng dẫn giải:

- Dựa vào nội dung khái niệm để nhận biết phó từ

- Dựa vào nội dung phân loại và tác dụng để phân tích ý nghĩa của từng phó từ

Lời giải chi tiết:

Các phó từ trong những câu trên là:

- Đã đến, đã cởi bỏ, đã về, đương trổ: bổ sung quan hệ thời gian.

- Cũng sắp về, cũng sắp có, lại sắp buông tỏa: cũng, lại - bổ sung quan hệ tiếp diễn tương tự; sắp – bổ sung quan hệ thời gian.

- Đều lấm tấm: bổ sung quan hệ tiếp diễn tương tự.

- Buông tỏa ra: bổ sung quan hệ kết quả và hướng.

- Không còn ngửi: không - bổ sung quan hệ phủ định; còn – bổ sung quan hệ tiếp diễn tương tự.

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 19, các em cần:

+ Nắm được khái niệm và phân loại của phó từ

+ Phân tích được tác dụng của phó từ

+ Vận dụng giải bài tập về phó từ cụ thể

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 19 Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Bài học Thực hành tiếng Việt trang 19 sẽ giúp các em có thêm kiến thức về khái niệm, phân loại và tác dụng của phó từ. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo:

Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 19 Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
OFF