OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh

09/01/2018 777.59 KB 5491 lượt xem 42 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2018/20180109/961959354292_20180109_101509.pdf?r=30
ADMICRO/
Banner-Video

Nhằm giúp các em học sinh có thêm nhiều tư liệu tham khảo trong quá trình học môn Ngữ văn lớp 9 - bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh, HOC247 đã sưu tầm, biên soạn và xin gửi tới các em bài văn mẫu: Phân tích bài thơ Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh. Đây là một trong những tài liệu tham khảo hay và bổ ích trong quá trình học tập, ôn thi học kì ôn vào lớp 10. Ngoài ra, đây còn là tư liệu hữu ích cho quý thầy cô trong quá trình giảng dạy. Sau đây, mời thầy cô và các em cùng tham khảo!

 

 
 

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm:
    • Hữu Thỉnh tên thật là Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh năm 1942, quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
    • Năm 1963, ông nhập ngũ, trở thành cán bộ tuyên huấn trong quân đội.
    • Sáng tác thơ về đề tài người lính, về đề tài nông thôn...với nhiều bài đặc sắc.
    • Hiện nay, ông là Tồng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam
    • Bài thơ “Sang thu” (1977) in trên báo văn nghệ, thể hiện tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến của tác giả trước những chuyển biến tinh tế của trời đất lúc thu sang.

b. Thân bài: Bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp lúc giao mùa

  • Khổ thứ nhất
    • Sự cảm nhận mùa thu sang bắt đầu bằng khứu giác: ”Bỗng nhận ra hương ổi, Phả vào trong gió se”.
      • Gió se: heo may se lạnh báo hiệu thu sang.
      • Hương ổi: hương vị quê hương thân thuộc gắn bó với tuổi thơ ấu.
    • Bằng thi giác và cảm giác:

“Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về”

→ Câu thơ thể hiện tâm trạng bâng khuâng mong chờ mùa thu của thi sĩ

  • Khổ thứ hai
    • Không gian mở rộng từ gần đến xa, từ thấp lên cao:
      • “Sông được lúc dềnh dàng” (thong thả trôi xuôi) vì mùa lũ đã qua.
      • “Chim bắt đầu vội vã” (vì cái se lạnh của gió thu).
      • “Có đám mây mùa hạ, vắt nửa mình sang thu”: hai câu tuyệt bút tả cảnh ngụ tình, thể hiện tâm trạng xao xuyến trước những chuyển biến kì diệu của thiên nhiên lúc giao mùa hạ - thu.

→ Vừa luyến tiếc mùa hạ nồng nàn, vừa mong chờ mùa thu êm dịu.

  • Khổ thứ ba
    • Mạch cảm xúc tiếp tục dâng cao, tuy vậy đã có bề sâu của sự đối sánh và chiêm nghiệm: “Vẫn còn bao nhiêu nắng, đã vơi dần cơn mưa” → vừa tả thực thời tiết lúc này vừa có ý hàm ẩn về cuộc đời của mỗi con người. “Sấm cũng bớt bất ngờ, trên hàng cây đứng tuổi”: mọi tác động của khách quan đối với người đứng tuổi cũng đã khác xưa.

→ Qua thử thách, bản lĩnh con người cứng cỏi hơn, vững vàng hơn.

⇒ Tầng sâu chính là ý nghĩa triết lí nhân sinh.

c. Kết bài

  • Bằng sự cảm nhận tinh nhạy, bằng ngôn ngữ thơ ca giản dị và hàm súc, nhà thơ Hữu Thỉnh đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên màu thư tuyệt mĩ.
  • Với bài thơ “Sang thu”, Hữu Thỉnh đã đóng góp thêm một nét thu độc đáo vào những bài thơ màu thu hay và đẹp trong thơ ca Việt Nam.

Bài văn mẫu

Đề bài: Anh (chị) hãy viết bài văn nghị luận phân tích bài thơ “Sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh (Chương trình Ngữ văn lớp 9, tập 2).

Gợi ý làm bài

       Mùa thu luôn là đề tài khiến thi nhân phải động lòng thương yêu bởi đó là mùa của những gì nhẹ nhàng và dịu êm nhất, mùa của sự tĩnh lặng và những rung động sâu sắc nhất. Mùa thu đi vào thơ Nguyễn Khuyến bình dị, gần gũi; đi vào thơ Nguyễn Đình Thi là tiếng vọng từ đất nước ngàn dời. Còn mùa thu của Hữu Thỉnh qua bài thơ “Sang thu” thật đẹp, thật nên thơ và trữ tình, và tấm lòng của nhà thơ cũng thật duyên. Bài thơ đã phác họa thành công sự chuyển mùa kỳ diệu của đất trời và của lòng người.

       “Sang thu” là một bài thơ tái hiện lại một cách nhẹ nhàng sự chuyển mùa tinh tế, trời đất lúc sang thu có chút gì đó bối rối, có chút gì đó ngập ngừng và hơn hết là sự ngỡ ngàng, bồi hồi của nhà thơ khi nhận ra sự thay đổi của trời đất. Mùa thu về, mùa thu mang lại cho con người ta những giai điệu dịu êm nhất.

Dấu hiệu của mùa thu trong thơ Hữu Thỉnh thực sự rất bình dị và gần gũi, không phải là hương cốm mùa thu, không phải mặt hồ tĩnh lặng, cũng không phải những mùa lá rụng. Mùa thu trong thơ ông chính là “hương ổi”, là thứ hương đặc trưng của vùng quê Việt Nam mỗi khi thu về.

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se”

Phải thật tinh tế, thật khéo léo tác giả mới có thể nhận ra được thứ hương rất đỗi nhẹ nhàng và có thể bị gió cuốn đi lúc nào. Cụm từ “bỗng nhận ra” giống như một phát hiện mới, một sự ngạc nhiên rất thú vị như khi khám phá ra điều gì đó đẹp đẽ. Đây là cụm từ diễn ra trạng thái ngỡ ngàng của tác giả khi nhận ra mùa thu đã chạm ngõ chỉ với “hương ổi”, mùi hương đồng nội thân quen khiến những người con xa quê khó quên được. Mùi hương ổi ấy đã “phả” vào trong “gió se” đầu mùa thu dịu nhẹ, se sắt.

-- Để xem được đầy đủ tài liệu,mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HOC247 để dowload tài liệu về máy --

Mùa thu có nắng, là thứ nắng dịu nhẹ và tinh khôi, thứ nắng có chút se se lạnh của gió đầu mùa. Thiên nhiên mùa thu cũng trở nên tĩnh lặng và trầm ngâm hơn. Tiếng sấm không còn khiến con người giật mình nữa mà nó trở nên lặng lẽ hơn trên hàng cây đứng tuổi. Tác giả đã đúc kết chiêm nghiệm và sự từng trải của một đời người qua sự liên tưởng đến “hàng cây đứng tuổi”. Tiếng sấm và hàng cây ở hai câu thơ cuối dường như là hiện thân của những con người từng trải, đã qua giai đoạn tuổi trẻ bồng bột, nhiều hối hả. Ở giai đoạn con người ta “đứng tuổi” mọi thứ cần chắc chắn và đứng đắn, tĩnh lặng hơn. Tác giả đã mượn hình ảnh “hàng cây đứng tuổi” để nói lên đời người ở tuổi xé chiều, cũng như mùa thu vậy; có chăng mùa thu là mùa của tuổi con người ta không còn trẻ trung nữa. Nhịp đập của mùa thu, sự chuyển động của mùa thu rất nhẹ nhàng và êm đềm. Có lẽ khi con người ta trải qua tuổi bồng bột, đến một lúc nào đó cần bình thản nhìn lại và nhẹ nhàng cảm nhận chúng. Khổ thơ cuối với giọng điệu trầm lắng khiến người đọc nhận ra rất nhiều điều trong cuộc sống này đáng suy ngẫm.

       Hữu Thỉnh  với bài thơ “Sang thu” độc đáo và thú vị, cách cảm nhận tinh tế nhẹ nhàng cùng những chiêm nghiệm đáng suy ngẫm đã khiến cho người đọc có cái nhìn khái quát và mới mẻ hơn về mùa thu. Gấp trang sách lại, mùa thu của Hữu Thỉnh vẫn còn quẩn quanh đâu đây trong trí óc của mỗi chúng ta. 

Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Hi vọng, bài văn nghị luận phân tích bài thơ Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo.

--- MOD Ngữ văn HOC247 (Tổng hợp và biên soạn)

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF