Trình bày ý kiến về nhận xét của Nguyễn Trọng Hoàn khi đọc bài thơ Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh Học247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp của sự cảm nhận tinh tế, những rung động của một tâm hồn nhạy cảm nghệ sĩ lúc thu sang. Đồng thời, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu này sẽ giúp các em định hướng được cách trình bày ý kiến về một tác phẩm văn học. Mời các em cùng tham khảo! Ngoài ra, để nắm vững nội dung tác phẩm, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Sang thu.
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn bài chi tiết
Đề bài: Đọc Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh, thêm một lần ta được thưởng thức vẻ đẹp của sự cảm nhận tinh tế, những rung động của một tâm hồn nhạy cảm nghệ sĩ lúc thu sang.
(Nguyễn Trọng Hoàn - Đọc hiểu văn bản Ngữ văn 9, NXB Giáo dục, 2005)
Em hãy trình bày ý kiến về nhận xét trên.
1. Mở bài
- Có lời dẫn dắt, giới thiệu về tác giả Hữu Thỉnh và bài thơ Sang thu.
- Nêu khái quát giá trị của bài thơ và lời nhận xét của tác giả Nguyễn Trọng Hoàn.
2. Thân bài
Phân tích bài thơ để làm sáng tỏ sự cảm nhận tinh tế và rung động của nhà thơ lúc thu sang.
a. Khổ thơ đầu
- Cảnh mùa thu đến khá đột ngột và bất ngờ:
- Ban đầu, nhà thơ “bỗng” nhận thấy mùi hương ổi “phả vào trong gió se”. Từ “bỗng” diễn tả cảm giác ngỡ ngàng của tác giả khi bắt gặp mùi hương ổi bay trong làn gió se lạnh. Từ “phả” được nhà thơ sử dụng thật có hồn. Không phải là gió mang theo hương ổi mà là những quả ổi chín “phả” hương thơm vào trong gió, làm cho ngọn gió cũng trở nên thơm tho, ngọt ngào.
- Hình ảnh “sương chùng chình qua ngõ”. Từ láy “chùng chình” diễn tả những làn sương đầu thu chuyến động chầm chậm, nhẹ nhàng rất gợi hình, gợi cảm.
- Cuối khổ thơ tác giả viết: “hình như thu đã về”. Từ “hình như” diễn tả cảm giác còn ngờ ngợ” của tác giả. Thu đến quá đột ngột và bất ngờ nên nhà thơ cảm thấy ngỡ ngàng, bâng khuâng trước sự biến đổi của trời đất lúc thu sang.
b. Khổ thơ thứ hai
- Thiên nhiên được quan sát ở một không gian rộng lớn hơn, nhiều tầng bậc hơn:
- Dòng sông lúc này “được lúc dềnh dàng”. Cụm từ “được lúc dềnh dàng” diễn tả dòng sông trôi một cách êm ả, lững lờ, thư thái, không còn cuồn cuộn, hối hả như ở mùa hạ. Cách diễn đạt thật gợi cảm, làm cho dòng sông trở nên sống động hơn.
- Tương phản với dòng sông là hình ảnh đàn chim. Tác giả thật tinh tế và khéo léo khi sử dụng cụm từ “bắt đầu vội vã” để tả cảnh đàn chim bay đi tránh rét khi mùa thu chớm đến.
- Cuối khổ thơ là hình ảnh những đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu”. Đây là một hình ảnh độc đáo, là sản phẩm của trí tưởng tượng sáng tạo của nhà thơ. Hình ảnh này đã khắc họa rõ nét thời điểm giao mùa của đất trời từ hạ sang thu: một nửa còn đang ở mùa hạ, một nửa đã nghiêng về mùa thu.
c. Khổ thơ cuối
- Mùa thu được cảm nhận bằng kinh nghiệm, bằng suy ngẫm:
- Thời tiết lúc này chưa hết hẳn cái nắng của mùa hè nhưng “đã vơi dần cơn mưa”. Từ “vơi dần” cho thấy không chỉ ít mưa đi mà còn là mưa ít nước đi. Câu thơ kín đáo bộc lộ cảm xúc giao mùa và những rung động ngọt ngào của lòng người trong thời khắc sang thu.
- Bài thơ khép lại bằng hình ảnh “sấm” và “hàng cây đứng tuổi”. Hình ảnh thơ vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa ẩn dụ. Từ hình ảnh thực của thiên nhiên, nhà thơ muốn gửi gắm những suy nghĩ sâu xa: con người đã đứng tuổi, đã từng trải thì càng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.
3. Kết bài
- Khẳng định giá trị của bài thơ và lời nhận xét của tác giả Nguyễn Trọng Hoàn về bài thơ Sang thu.
- Liên hệ mở rộng.
Trên đây là dàn ý Trình bày ý kiến về nhận xét của Nguyễn Trọng Hoàn khi đọc bài thơ Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Phân tích 9 câu thơ đầu bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
27/06/2024123 - Xem thêm