OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Nét đẹp chuyển thu trong bài thơ Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh

24/01/2019 667.74 KB 4125 lượt xem 53 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20190124/45294031244_20190124_163942.pdf?r=5023
ADMICRO/
Banner-Video

Nét đẹp chuyển thu trong bài thơ Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh Học247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp tinh tế, trong sáng và dịu nhẹ khi đất trời đang chuyển dần sang thu. Đồng thời, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu này sẽ giúp các em định hướng được cách phân tích một vấn đề trong tác phẩm văn học. Mời các em cùng tham khảo! Ngoài ra, để nắm vững nội dung tác phẩm, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Sang thu.

 

 
 

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả Hữu Thỉnh và bài thơ Sang thu.
  • Nêu vấn đề cần nghị luận: Nét đẹp chuyển thu trong bài thơ Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh

2. Thân bài

Nét đẹp chuyển thu của bài thơ là vẻ đẹp tinh tế, dịu dàng.

  • Mở đầu bài thơ là sự chuyển động rất tinh vi của sự sống khi hạ dần qua và thu đang đến. Không như những nhà thơ khác cảm nhận màu thu qua sắc vàng của hoa cúc, của lá ngô đồng hay qua tiếng lá khô xào xạc, cũng không day dứt, run rẩy mà Hữu Thỉnh đón nhận mùa thu từ những dấu hiệu đời thường, gần gũi:

    Bỗng nhận ra hương ổi

    Phả vào trong gió se

    • Giữa những âm thanh, màu sắc và hương vị đặc trưng của mùa thu đang lan toả, chỉ có “hương ổi” làm nhà thơ bất chợt xao lòng.
    • Khoảnh khắc đầu thu dìu dịu mà còn bởi tuổi tác đã vững vàng, ông có đủ cái “tĩnh” để lặng lẽ quan sát những chuyến động của tự nhiên.

⇒ Sang thu mang vẻ đẹp của một tâm hồn nhạy cảm mà điềm đạm, sâu sắc.

  • Không gian thu
    • Màn sương thu hình như cũng muốn tận hưởng trọn vẹn hương thơm ngọt ngào và cái lạnh tinh vi đó mà “chùng chình” chưa muốn tan đi.
    • Không gian có sự hoà hợp giữa hương ổi dịu dàng, gió thu nhẹ nhẹ và sương thu mơ màng tạo nên một ấn tượng đặc biệt mà ta khó lòng quên được.
    • “Chùng chình” là sự cố ý muốn làm chậm lại, rung rinh, lay động (sự rung rinh lay động của làn sương hay là sự rung động trong tâm hồn nhà thơ Hữu Thỉnh?).
    • Vạn vật trong thời khắc chuyển mùa vì thế càng trở nên duyên dáng, nhịp nhàng.
    • Cảm quan tinh tế của nhà thơ đã phát hiện ra vẻ đẹp rất riêng, rất duyên đó để rồi xao xuyến: “Hình như thu đã về”.
    • Lời reo vui cũng thì thầm nhỏ nhẹ, bâng khuâng vang lên trong lòng Hữu Thỉnh như bước đi của mùa thu.
    • Sau giây phút ngỡ ngàng và khe khẽ mừng vui, tác giả lấy lại được cái điềm đạm vốn có để tiếp tục ngắm nhìn thiên nhiên đất trời.
  • Cảnh thu hiện lên trong sự chiêm nghiệm của tác giả
    • Không chỉ cảnh vật mà cả những dấu hiệu của thiên nhiên thời tiết cũng đang ngả dần sang mùa thu dịu mát.
    • Nắng, mưa, sấm đã là của cuối mùa nắng lửa. Ánh nắng chói chang ngày nào nay đã “vơi dần trong mưa” trở nên mát mẻ, dễ chịu hơn nhiều. Hai câu thơ cuối cùng gợi cho ta nhiều suy nghĩ, liên tưởng thú vị.
    • Câu thơ không đơn thuần chỉ là giọng kể, là sự cảm nhận mà còn là sự suy nghĩ chiêm nghiệm về đời người.

Có lẽ vì thế mà thơ thu, trong đó có Sang thu của Hữu Thỉnh rất giàu ý nghĩa.

3. Kết bài

  • Khẳng định giá trị của bài thơ và nét đẹp chuyển thu.
  • Liên hệ mở rộng.

C. Bài văn mẫu

Đề bài: Nét đẹp chuyển thu trong bài thơ Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh

Gợi ý làm bài:

Khoảnh khắc giao mùa giữa “Nàng Hạ” và “Nàng Thu” có lẽ là khoảnh khắc lạ lùng, xốn xang nhất của tự nhiên. Và bởi thế, nó gieo vào lòng người những xôn xao rung động khiến ta cũng như giao hoà, đồng điệu. Những nét đẹp tinh tế, êm ái ấy thơ ca nào mà cưỡng lại được! Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử,... từng có bao áng thơ rung rinh về thời khắc đặc biệt ấy. Và Hữu Thỉnh cũng nhè nhẹ góp “một chút này” cho thi đề giao mùa: bài thơ “Sang thu”.

Nét đẹp chuyển thu của bài thơ là vẻ đẹp tinh tế, dịu dàng. Mở đầu bài thơ là sự chuyển động rất tinh vi của sự sống khi hạ dần qua và thu đang đến. Không như những nhà thơ khác cảm nhận màu thu qua sắc vàng của hoa cúc, của lá ngô đồng hay qua tiếng lá khô xào xạc:

Ơ hay! Buồn vương cây ngô đồng

Vàng rơi... vàng rơi... Thu mênh mông

(Bích Khê)

Con nai vàng ngơ ngác

Đạp trên lá vàng khô

(Lưu Trọng Lư)

-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----

Không chỉ cảnh vật mà cả những dấu hiệu của thiên nhiên thời tiết cũng đang ngả dần sang mùa thu dịu mát:

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần trong mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi

Nắng, mưa, sấm đã là của cuối mùa nắng lửa. Ánh nắng chói chang ngày nào nay đã “vơi dần trong mưa” trở nên mát mẻ, dễ chịu hơn nhiều. Hai câu thơ cuối cùng gợi cho ta nhiều suy nghĩ, liên tưởng thú vị.

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi

Câu thơ không đơn thuần chỉ là giọng kể, là sự cảm nhận mà còn là sự suy nghĩ chiêm nghiệm về đời người. Nhìn cảnh vật biến chuyển khi thu mới bắt đầu, Hữu Thỉnh nghĩ đến cuộc đời khi đã “đứng tuổi”. Phải chăng mùa thu của đời người là sự khép lại những tháng ngày sôi nổi với những bất thường của tuổi trẻ và mở ra một mùa mới, một không gian mới, yên tĩnh, trầm lắng hơn. Hai hình ảnh “sấm” và “hàng cây đứng tuổi” vừa có ý nghĩa tả thực vừa có ý nghĩa tượng trưng cho thấy một Hữu Thỉnh rất đỗi tinh tế, nhạy bén trong cảm nhận và liên tưởng. Thu không đánh thức ta bằng những âm thanh vang động, màu sắc lộng lẫy, hương vị ngạt ngào mà gieo vào lòng ta những thoáng xao động, mơ màng, gợi trong ta những suy nghĩ sâu xa về cuộc sống. Có lẽ vì thế mà thơ thu, trong đó có Sang thu của Hữu Thỉnh rất giàu ý nghĩa.

Thời khắc “Sang thu” trong bài thơ của Hữu Thỉnh mang một vẻ đẹp tinh tế, trong sáng và dịu nhẹ. Đó là mùa thu của những rung động hồn nhiên, giản dị trong tâm hồn một người thơ đã “đứng tuổi”. Và cũng bởi vậy, bài thơ không chỉ đẹp bởi những hình ảnh thơ xinh xắn, đáng yêu mà còn bởi một tâm hồn nhạy cảm, giàu chất suy tư và rất đỗi nhân hậu với cuộc đời.

 

Trên đây là bài văn mẫu Nét đẹp chuyển thu trong bài thơ Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF