OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 27: Thực hành: Hô hấp ở thực vật


Với mong muốn giúp các em tìm hiểu các kiến thức về hô hấp ở thực vật thông qua các thí nghiệm thực tế ban biên tập HỌC247 xin giới thiệu đến các em nội dung bài giảng của Bài 27: Thực hành: Hô hấp ở thực vật trong chương trình Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức dưới đây. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chuẩn bị

a. Thiết bị, dụng cụ

Các dụng cụ thí nghiệm

b. Mẫu vật, hoá chất

- Hạt đậu xanh, đậu đỏ,... Có thể dùng các loại hạt khác nhau tuỳ vào điều kiện địa phương và tuỳ theo thời vụ. Nên chọn loại hạt có vỏ mềm như hạt lạc, hạt đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, hạt cải.

- Nước vôi trong (Nước vôi hấp thu CO2 tạo thành kết tủa), nước ấm.

1.2. Cách tiến hành

Bước 1: Chuẩn bị hạt nảy mầm

- Chọn những hạt chắc, không bị vỡ, không bị mọt

- Ngâm hạt ngập trong cốc nước ấm khoảng 40oC trong 2 giờ

- Chuẩn bị đĩa petri có lót bông hoặc giấy thấm đã thấm nước. Lấy hạt vừa ngâm rải đều trên lớp giấy thấm hoặc bông, đậy tờ giấy thấm, hoặc bông đã thấm nước lên phía trên

- Để đĩa hạt trong điều kiện nhiệt độ phòng hoặc trong tủ ấm (nếu có) nhiệt độ khoảng 30oC đến 35oC để hạt nảy mầm 

Bước 2: Tiến hành thí nghiệm

- Sử dụng 2 chuông thuỷ tinh (có dán nhãn chuông A và B).

- Đặt đĩa có hạt nảy mầm cùng cốc nước vôi trong vào trong chuông A (có dãn nhãn cốc A). Đặt cốc nước vôi trong (có dán nhãn cốc B) vào trong chuông B và để trong điều kiện ánh sáng phòng thí nghiệm.

Hình 27.3. Bố trí thí nghiệm

Bước 3: Quan sát hiện tượng, kết quả thí nghiệm

Sau 1 giờ, mở 2 chuông ra và quan sát hiện tượng trên bề mặt cốc nước vôi trong. Ghi lại kết quả thí nghiệm. 

1.3. Kết quả

1. Hoàn thành bảng ghi kết quả thí nghiệm:

Thí nghiệm Hiện tượng/ Kết quả
Chuông A Xuất hiện lớp váng mỏng trên bề mặt cốc nước vôi trong
Chuông B Không hiện tượng

2. Giải thích kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận từ thí nghiệm trong bài

- Giải thích kết quả thí nghiệm:

+ Ở chuông A, hạt đang nảy mầm có quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh tạo ra nhiều khí carbon dioxide khiến cho nồng độ khí này trong chuông cao hơn bình thường. Khí carbon dioxide với nồng độ cao phản ứng với nước vôi trong tạo ra kết tủa trên bề mặt cốc (lớp váng).

+ Ở chuông B, chỉ có hàm lượng thấp khí carbon dioxide trong không khí thấp nên không thể tạo thành lớp váng dày nhanh chóng như ở chuông A.

- Kết luận: Quá trình hô hấp tế bào tạo ra khí carbon dioxide.

- Trả lời các câu hỏi:

1. Trong bước chuẩn bị hạt nảy mầm:

- Mục đích của việc ngâm hạt trong nước là gì?

- Lót bông hoặc giấy đã thấm nước rồi đặt trong đĩa Petri có tác dụng gì?

- Tại sao sau khi hạt được ngâm nước lại để trong tủ ấm nhiệt độ khoảng từ 30oC đến 35oC hoặc điều kiện nhiệt độ phòng?

⇒ - Hạt đang có hàm lượng nước thấp, gây ức chế quá trình hô hấp tế bào. Do đó, mục đích của việc ngâm hạt trong nước là cung cấp đủ nước cho hạt để làm tăng cường độ hô hấp của hạt, kích thích sự nảy mầm.

- Lót bông hoặc giấy đã thấm nước rồi đặt trong đĩa Petri có tác dụng cung cấp nước (nguyên liệu) liên tục cho quá trình hô hấp tế bào, đảm bảo năng lượng và vật chất liên tục trong suốt quá trình nảy mầm.

- Sau khi hạt được ngâm nước, để trong tủ ấm nhiệt độ khoảng từ 30oC đến 35oC hoặc điều kiện nhiệt độ phòng để tạo điều kiện nhiệt độ thích hợp cho sự hoạt động của các enzyme xúc tác cho quá trình hô hấp diễn ra hiệu quả, đảm bảo sự nảy mầm của hạt.

2. Tại sao hạt giống để lâu sau khi thu hoạch thì sức nảy mầm giảm?

⇒ Hạt giống chứa chất dinh dưỡng dự trữ sử dụng cho quá trình nảy mầm của hạt. Nếu để lâu (kể cả khi hạt được bảo quản), quá trình hô hấp của hạt giống vẫn diễn ra làm giảm hàm lượng chất dinh dưỡng dự trữ trong hạt. Hàm lượng chất dinh dưỡng bị giảm càng nhiều thì tỉ lệ nảy mầm giảm.

3. Vào kì nghỉ hè, Lan thường được mẹ hướng dẫn làm giá đỗ từ hạt đậu xanh để có thêm nguồn rau sạch, các bước Lan được hướng dẫn như sau:

Bước 1: Lọc bỏ những hạt lép, mọt hoặc vỡ.

Bước 2: Để hạt đậu trong rổ (rá) và chà xát.

Bước 3: Ngâm hạt đậu trong nước ấm (40oc đến 45oC) khoảng 2 đến 3 giờ.

Bước 4: Cho hạt vào dụng cụ làm giá, để trong chỗ tối và cho hạt đậu “uống nước” mỗi ngày 2 lần.

Dựa trên những hiểu của mình, em hãy giải thích ý nghĩa của các bước làm trên.

⇒ Ý nghĩa của các bước làm giá đỗ:

Bước thực hiện

Ý nghĩa

Bước 1

Giúp loại bỏ những hạt không có khả năng nảy mầm, tránh hiện tượng những hạt này bị thối hỏng gây hại cho các mầm giá còn lại.

Bước 2

Để hạt đậu trong rổ (rá) và chà xát để kích thích phản ứng nảy mầm của hạt đậu.

Bước 3

Ngâm hạt đậu trong nước ấm giúp cung cấp nước và nhiệt độ thích hợp kích thích cho hô hấp tế bào diễn ra mạnh → đẩy nhanh quá trình nảy mầm.

Bước 4

- Để chỗ tối nhằm giúp quá trình tạo giá diễn ra nhanh hơn và tránh việc tổng hợp các chất trung gian gây đắng hoặc có hại trong giá.

- Cho hạt đậu “uống nước” hai lần để cung cấp đủ nước cho quá trình hô hấp tế bào diễn ra liên tục, đảm bảo cung cấp đủ vật chất và năng lượng cho giá phát triển.

ADMICRO
ADMICRO

Luyện tập Bài 27 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Học xong bài học này, em có thể:

- Tiến hành được thí nghiệm về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt

- Giải thích các vấn đề liên quan đến hô hấp tế bào

2.1. Trắc nghiệm Bài 27 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Chương 7 Bài 27 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK Bài 27 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Chương 7 Bài 27 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 27.1 trang 62 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 27.2 trang 62 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 27.3 trang 63 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 27.4 trang 63 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 27.5 trang 63 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 27.6 trang 63 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 27 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF