OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 21: Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng


Qúa trình hoạt động của sinh vật cần năng lượng để hoạt động. Vậy năng lượng trong cơ thể sinh vật được chuyển hóa như thế nào? Chúng có vai trò ra sao? Hai quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có liên quan như thế nào? Mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng của Bài 21: Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng để giải đáp các thắc mắc này.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

Khi ta vận động cơ thể chuyển hóa hóa năng thành năng lượng, giải phóng nhiệt năng khiến cơ thể chúng ta nóng lên, nhịp tim và hô hấp tăng để cung cấp oxygen cho quá trình chuyển hóa năng lượng.

1.1. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

- Sinh vật lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành chất cần thiết cho cơ thể và tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời trả lại cho môi trường các chất thải, quá trình đó được gọi là trao đổi chất.

Ví dụ: thỏ ăn cà rốt từ môi trường để bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể, tạo năng lượng cung cấp cho hoạt động chạy, nhảy, đồng thời thải ra môi trường các chất thải

- Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi của năng lượng từ dạng này sang dạng khác. 

Ví dụ: từ quang năng thành hóa năng; từ hóa năng thành cơ năng, nhiệt năng, ...

⇒ Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng luôn gắn liền với nhau.

Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể và tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời trả lại môi trường các chất thải.

- Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.

1.2. Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

- Đảm bảo cho sinh vật tồn tại

Sinh vật trong tự nhiên

Mọi cơ thể sống đều không ngừng trao đỏi chất và chuyển hóa năng lượng với môi trường, khi trao đổi chất dừng lại thì sinh vật sẽ chết.

- Giúp cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển

Sinh trưởng và phát triển ở cây khoai tây Sinh trưởng và phát triển của bướm

Các chất hữu cơ được cơ thể tổng hợp trong quá trình trao đổi chất giúp cơ thể lớn lên và sinh sản tạo ra các cơ thể con. 

- Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể

Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp cơ thể tạo ra năng lượng dễ sử dụng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể như: cảm ứng, vận động và sinh sản, ...

Cảm ứng ở thực vật Vận động ở người và động vật
Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp sinh vật tồn tại, phát triển, sinh sản, cảm ứng và vận động.
ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Khi chạy, cơ thể có cảm giác nóng lên, mồ hôi ra nhiều, nhịp thở và nhịp tim tăng lên, có biểu hiện khát nước hơn so với lúc chưa chạy. Những thay đổi này được giải thích như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Khi chạy nhu cầu năng lượng của cơ thể tăng lên nên:

- Nhịp thở, nhịp tim tăng lên để cung cấp Ovà chất dinh dưỡng cho các tế bào giúp các tế bào có thể thực hiện quá trình chuyển hóa tạo ra năng lượng để đáp ứng nhu cầu về năng lượng đang tăng lên đó.

- Đồng thời, các quá trình chuyển hóa trong cơ thể cũng sinh ra nhiệt → Cơ thể nóng lên → Cơ thể ổn định nhiệt độ bằng cách thoát mô hôi → Mồ hôi ra nhiều khiến thiếu hụt nguồn nước trong cơ thể → Biểu hiện khát nước nhiều hơn lúc chưa chạy.

Bài tập 2: Tại sao lá cây héo khi bị tách ra khỏi cây?

Hướng dẫn giải:

Do nước vẫn tiếp tục thoát hơi qua lá nhưng lá không được bổ sung nước từ rễ.

Bài tập 3: Chuyển hoá năng lượng có vai trò gì đối với sự sống của sinh vật?

Hướng dẫn giải:

- Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của sinh vật.

- Duy trì nhiệt độ cơ thể ở mức phù hợp.

- Tạo cơ thể thế hệ mới.

- Sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường.

ADMICRO

Luyện tập Bài 21 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Học xong bài học này, em có thể:

- Phát biểu được khái niệm trao đổi vật chất và chuyển hóa năng lượng

- Nêu được vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể

3.1. Trắc nghiệm Bài 21 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Chương 7 Bài 21 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 21 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Chương 7 Bài 21 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 99 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục I trang 99 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục II trang 100 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Em có thể trang 100 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 21.1 trang 53 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 21.2 trang 53 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 21.3 trang 53 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 21.4 trang 53 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 21.5 trang 53 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 21.6 trang 54 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 21.7 trang 54 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 21.8 trang 54 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 21.9 trang 54 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 21 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF