OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 26: Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào


HỌC247 xin giới thiệu đến các em nội dung bài giảng của Bài 26: Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào trong chương trình Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức. Nội dung bài giảng sẽ giúp các em có thể giải đáp các thắc mắc về những yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào như: nước, nồng độ oxygen, khí carbon dioxide và nhiệt độ, ... Mời các em cùng tham khảo!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hô hấp tế bào

a. Nước

- Trong tế bào, nước là dung môi và môi trường cho các phản ứng hô hấp xảy ra. Chính vì vậy, nước là yếu tố liên quan trực tiếp đến hô hấp của tế bào.

- Tiến hành thí nghiệm đo cường độ hô hấp của một loại hạt ở các hàm lượng nước khác nhau, ta được kết quả như sau:

Thí nghiệm Hàm lượng nước trong hạt Cường độ hô hấp
Thí nghiệm 1 11% đến 12% 1,5 mg CO2/1kg hạt/ giờ
Thí nghiệm 2 14% đến 15% Tăng lên 4 đến 5 lần
Thí nghiệm 3 30% đến 35% Tăng lên hàng nghìn lần

b. Nồng độ khí oxygen

Oxygen là nguyên liệu của hô hấp tế bào nên có ảnh hưởng trực tiếp đến hô hấp. Ở thực vật, nếu nóng độ khí oxygen ngoài môi trường xuống dưới 5% thì cường độ hô hấp giảm.

c. Nồng độ khí carbon dioxide

Nồng độ khí CO2 ngoài môi trường từ 3% đến 5% đã gây ức chế hô hấp. Ở người và động vật, khi nồng độ khí CO2 cao sẽ dẫn đến tính trạng CO2 cạnh tranh với O2 để liên kết với các tế bào hồng cầu, cơ thể bị thiếu khí O2 ảnh hưởng đến quá trình hô hấp gây ảnh hưởng tới tính mạng.

d. Nhiệt độ

Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp ảnh hưởng đến hô hấp tế bào. Ví dụ: Ở người, khi nhiệt độ cơ thể trên 40oC, hô hấp tế bào gặp khó khăn.

Nước, nồng độ oxygen, khí carbon dioxide và nhiệt độ là một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới hô hấp tế bào.

1.2. Vận dụng hiểu biết về hô hấp tế bào vào thực tiễn

a. Hô hấp tế bào và vấn đề bảo quản nông sản

Hô hấp tế bào là quá trình phân giải các chất hữu cơ. Do đó, hô hấp diễn ra càng mạnh thì lượng chất hữu cơ và chất dinh dưỡng trong nông sản (rau, củ, quả, hạt, ...) tiêu hao càng nhiều, gây giảm sút khối lượng và chất lượng nông sản. Tuy nhiên, nếu ngừng hô hấp thì các tế bào sẽ chết dẫn đến nông sản cũng bị hỏng. Vì vậy, để bảo quản nông sản, cần đưa cường độ hô hấp ở nông sản về mức tối thiểu bằng cách điều chỉnh các yếu tố môi trường như nước, nhiệt độ, nồng độ khí carbon dioxide.

b. Các biện pháp bảo quản nông sản sau thu hoạch

- Bảo quản khô:

+ Biện pháp bảo quản khô thường sử dụng để bảo quản các loại hạt.

+ Các hạt cần được phơi hoặc sấy khô đến khi độ ẩm của hạt còn khoảng 13% đến 16% tùy từng loại hạt.

Hình 26.1. Phơi khô để bảo quản hạt lúa

- Bảo quản lạnh:

+ Đây là biện pháp bảo quản nông sản ở điều kiện nhiệt độ thấp trong tủ lạnh hoặc kho lạnh. Phần lớn các loại thực phẩm, rau, quả được bảo quản theo cách này (Hình 26.2).

+ Thực phẩm được giữ trong các kho lạnh, tủ lạnh ở các ngăn có nhiệt độ khác nhau. Mỗi loại rau, quả có một nhiệt độ bảo quản thích hợp, ví dụ: bảo quản khoai tây ở 4°C, cải bắp ở 1°C, cam ở 6°C.

Hình 26.2. Biện pháp bảo quản lạnh

c. Bảo quản trong điều kiện nồng đồ khí carbon dioxide cao

Đây là biện pháp bảo quản hiện đại và cho hiệu quả cao. Biện pháp này thường sử dụng các kho kín, quy mô lớn, có nồng độ khí CO2 cao để bảo quản các loại nông sản.

Vận dụng những hiểu biết về hô hấp tế bào vào thực tiễn sản xuất (cày, bừa, xới xáo, ... làm tăng hàm lượng O2 trong đất, tạo điều kiện cho rễ cây hô hấp) và bảo quản nông sản sau thu hoạch bằng các biện pháp phơi/ sấy khô, giữ lạnh hay bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao.
VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Sau khi thu hoạch các loại hạt (ngô, thóc, đậu, lạc, ...), cần thực hiện biện pháp nào để bảo quản? Vì sao để bảo quản các loại hạt giống, nên đựng trong chum, vại, thùng mà không nên đựng trong bao tải (cói hoặc vải)?

Hướng dẫn giải:

Để bảo quản các loại hạt, cần phơi hoặc sấy khô để giảm hàm lượng nước trong hạt. Nên bảo quản các loại hạt giống trong chum, vại, thùng để ngăn cách hạt với các yếu tố như độ ẩm, nhiệt độ, ... của môi trường để tránh hiện tượng hạt hô hấp và nảy mầm. Không nên bảo quản hạt giống trong bao tải (cói, vải) vì bao tải không kín hoàn toàn, hạt vẫn có thể hút ẩm và hấp thụ khí oxygen từ không khí để hô hấp, làm giảm chất lượng và hạt có thể nảy mầm. 

Bài tập 2: Tại sao trong nhiều siêu thị, rau tươi được đóng gói trong túi nylon có đục lỗ và để trong ngăn mát, trong khi khoai tây, cà rốt lại không cần bảo quản như vậy?

Hướng dẫn giải:

Sau khi thu hoạch, các loại rau, củ vẫn diễn ra quá trình hô hấp. Các loại rau tươi có hàm lượng nước cao, cần được bảo quản trong ngăn mát nhằm hạn chế quá trình hô hấp gây giảm chất lượng rau; túi đục lỗ được dùng để bảo quản giúp hơi nước thoát ra trong quá trình hô hấp không đọng lại làm thối nhũn rau. Khoai tây và cà rốt có hàm lượng nước thấp hơn nên chỉ cần bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng khí.

ADMICRO

Luyện tập Bài 26 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Học xong bài học này, em có thể:

- Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hô hấp tế bào

- Vận dụng hiểu biết về hô hấp tế bào để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn

3.1. Trắc nghiệm Bài 26 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Chương 7 Bài 26 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 26 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Chương 7 Bài 26 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 113 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục I.1 trang 113 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục I.2 trang 113 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục I.3 trang 114 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục II.1 trang 114 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục II.2 trang 114 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hoạt động mục II trang 115 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 26.1 trang 61 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 26.2 trang 61 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 26.3 trang 61 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 26.4 trang 61 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 26.5 trang 62 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 26.6 trang 62 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 26.7 trang 62 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 26 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF