OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật


Hằng ngày, chúng ta cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động bằng cách ăn, uống. Vậy, khi ăn xong thức ăn sẽ được biến đổi như thế nào để có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể. Hãy cùng HỌC247 tìm hiểu quá trình biến đổi này với nội dung bài giảng của Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật dưới đây.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

Em có bao giờ thắc mắc rằng chiếc bánh sandwich sau khi bạn nhỏ trong ảnh ăn xong sẽ biến đổi như thế nào không?

1.1. Con đường thu nhận và tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá ở động vật

- Quan sát con đường tiêu hóa ở người:

- Động vật thu nhận thức ăn từ môi trường ngoài chủ yếu thông qua hoạt động ăn và uống.

- Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn như carbohydrate, protein, lipid,... cần được biến đổi thành chất đơn giản để cơ thể hấp thụ được.

- Quá trình biến đổi này được thực hiện nhờ hoạt động tiêu hoá trong ống tiêu hoá.

- Các chất cặn bã không được cơ thể hấp thụ sẽ thải ra ngoài hậu qua hậu môn.

Con đường thu nhận và tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá ở người

Con đường trao đổi chất dinh dưỡng trong ống tiêu hoá ở động vật bao gồm ba giai đoạn: ăn, tiêu hoá và hấp thụ chất dinh dưỡng, thải phân.

1.2. Nhu cầu sử dụng nước và con đường trao đổi thức ăn trong ống tiêu hoá ở người

- Động vật cần nước để duy trì sự sống. Mỗi loài động vật có nhu cầu sử dụng nước khác nhau phụ thuộc vào tuổi, đặc điểm sinh học, môi trường sống,...

- Ví dụ: Một con voi cần uống từ 160 lít đến 300 lít nước mỗi ngày, trong khi loài chuột nhảy ở Bắc Mỹ không cần uống nước, chúng lấy nước từ các loại hạt ăn hàng ngày.

Hình 31.2. Nhu cầu nước khác nhau ở một số loài động vật

- Đa số động vật và con người lấy nước vào cơ thể chủ yếu qua thức ăn và nước uống. Nước được hấp thụ trực tiếp ở các bộ phận của ống tiêu hoá, trong đó ruột già là nơi hấp thụ nhiều nước nhất. Sau khi hấp thụ vào mạch máu, nước được vận chuyển tới các tế vào và các cơ quan trong cơ thể để tham gia vào quá trình trao đổi chất.

- Nước và các chất thải được đào thải ra khỏi cơ thể chủ yếu qua nước tiểu và mồ hôi. Nước tiểu được tạo ra nhờ quá trình lọc máu ở thận, sau đó được ống dẫn nước tiểu dẫn xuống bàng quang và thải ra ngoài qua ống đái. Vì nước luôn có sự đào thải ra khỏi cơ thể nên việc bổ sung nước là vô cùng quan trọng.

Hình 31.3. Sự thải mồ hôi qua da Hình 31.4. Sơ đồ sự tạo thành nước tiểu và thải nước tiểu ra ngoài ở người
Nhu cầu sử dụng nước ở động vật phụ thuộc vào tuổi, đặc điểm sinh học, môi trường sống,... Động vật lấy nước vào vơ thể chủ yếu qua thức ăn, nước uống; nước thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu và mồ hôi

1.3. Sự vận chuyển các chất ở động vật

Hệ tuần hoàn là hệ cơ quan thực hiện việc vận chuyển các chất trong cơ thể động vật.

- Các tế bào và cơ quan trong cơ thể động vật được nuôi dưỡng bởi chất dinh dưỡng và oxygen. Oxygen được lấy từ phổi còn chất dinh dưỡng do cơ quan tiêu hoá cung cấp. Quá trình trao đổi chất ở tế bào cũng như hoạt động của các cơ quan sẽ tạo ra các sản phẩm thải (trong đó có CO2), những chất này được máu vận chuyển đến phổi và cơ quan bài tiết thải ra ngoài. 

- Ở người, các chất được vận chuyển theo hai vòng tuần hoàn. Vòng tuần hoàn nhỏ đưa máu đỏ thẫm nghèo O2 từ tim đến phổi, tại đây, máu nhận O2 và thải CO2 trở thành máu đỏ tươi rồi trở về tim. Vòng tuần hoàn lớn đưa máu đỏ tươi giàu O2 và các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Tại các tế bào, mô, cơ quan, máu nhận các chất bài tiết và CO2 trở thành máu đỏ thẫm và trở về tim.

Sơ đồ hai vòng tuần hoàn ở người

Nước, chất dinh dưỡng, chất thải,... được vận chuyển trong cơ thể nhờ hoạt động của hệ tuần hoàn. Ở người, sự vận chuyển các chất diễn ra theo vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn. 

1.4. Vận dụng hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở động vật vào thực tiễn

a. Những nguy cơ khi thiếu hoặc thừa dinh dưỡng

- Nếu bị thiếu hụt một chất dinh dưỡng nào đó, cơ thể sẽ không thể hoạt động bình thường.

+ Thiếu tinh bột, cơ thể sẽ thếu năng lượng để hoạt động.

+ Thiếu protein sẽ khôg có đủ nguyên liệu để cấu tạo tế bào.

+ Thiếu vitamin A sẽ mắc bệnh khô mắt, quáng gà,...

- Một số chất dinh dưỡng khi cơ thể hấp thụ quá nhiều cũng gây ra những hậu quả không tốt

+ Ăn quá nhiều chất béo và carbohydrate khiến cho năng lượng cung cấp cho cơ thể mỗi ngày bị dư thừa so với nhu cầu dẫn đến béo phì. Thừa cân nghiêm trọng có thể gây tổn thương các khớp, tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, tim mạch.

+ Ăn quá nhiều thức ăn chứa đường và vệ sinh răng miệng không đúng cách có thể làm cho răng bị sâu.

Béo phì Sâu răng

b. Vệ sinh ăn uống

- Hoạt động tiêu hoá và hấp thụ có thể kém hiệu quả do ăn uống không đúng cách như ăn vội vàng, nhai không kĩ, ăn không đúng giờ hay khẩu phần ăn không hợp lí,...

- Có rất nhiều tác nhân có thể gây hại cho các cơ quan trong ống tiêu hoá

Vi khuẩn và nấm trong thức ăn bị ôi thiu

Giun sán sống kí sinh trong ruột

Để người và động vật sinh trường, phát triển tốt cần có chế độ dinh dưỡng hợp lí, đảm bảo vệ sinh ăn uống.
ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Con đường trao đổi chất dinh dưỡng trong ống tiêu hoá ở động vật bao gồm bao nhiêu giai đoạn?

Hướng dẫn giải:

Con đường trao đổi chất dinh dưỡng trong ống tiêu hoá ở động vật bao gồm ba giai đoạn: ăn, tiêu hoá và hấp thụ chất dinh dưỡng, thải phân.

+ Giai đoạn 1: Thức ăn được đưa vào miệng và bắt đầu quá trình biến đổi trong ống tiêu hóa

+ Giai đoạn 2: Thức ăn được biến đổi trong ống tiêu hóa để trở thành các chất đơn giản và được hấp thụ vào máu

+ Giai đoạn 3: Các chất cặn bã còn lại được thải ra ngoài dưới dạng phân qua hậu môn

Bài tập 2: Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu sự vận chuyển các chất trong cơ thể bị dừng lại.

Hướng dẫn giải:

- Nếu sự vận chuyển các chất trong cơ thể bị dừng lại thì các tế bào thiếu oxygen và chất dinh dưỡng, sự trao đổi chất trong tế bào dừng lại và tế bào có thể chết.

- Cơ thể sẽ bị nhiễm độc bởi các chất bài tiết trong tế bào do không được thải ra ngoài. Cơ thể sẽ có nguy cơ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

ADMICRO

Luyện tập Bài 31 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Học xong bài học này, em có thể:

- Dựa vào sơ đồ khái quát, mô tả được con đường thu nhận và tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá ở động vật (đại diện ở người).

- Trình bày được con đường trao đổi nước và nhu cầu sử dụng nước ở động vật.

- Mô tả được quá trình vận chuyển các chất ở động vật, lấy ví dụ cụ thể hai vòng tuần hoàn ở người.

- ​Vận dụng những hiểu biết về trao đổi chất và năng lượng ở động vật vào thực tiễn (ví dụ về dinh dưỡng và vệ sinh ăn uống,...).

3.1. Trắc nghiệm Bài 31 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Chương 7 Bài 31 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 31 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Chương 7 Bài 31 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 131 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục I trang 132 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hoạt động mục II trang 133 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục III trang 133 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hoạt động mục IV.1 trang 134 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hoạt động mục IV.2 trang 134 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 31.1 trang 71 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 31.2 trang 71 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 31.3 trang 71 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 31.4 trang 72 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 31.5 trang 72 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 31.6 trang 72 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 31.7 trang 72 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 31.8 trang 73 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 31 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF