OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Hoá học 9 Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại


Chúng ta đã biết kim loại chiếm tới 80% trong tổng số các nguyên tố hoá học và có nhiều ứng dụng trong đời sống sản xuất. Để sử dụng kim loại có hiệu quả cần phải hiểu tính chất hoá học của nó. Vậy kim loại có những tính chất hoá học chung nào. Chúng ta nghiên cứu bài Tính chất hoá học của kim loại.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Phản ứng của kim loại với phi kim

1.1.1. Tác dụng với Oxi

- Các em quan sát thao tác tiến hành thí nghiệm và chú ý hiện tượng của phản ứng trong Video sau đây:

Video 1: Phản ứng giữa Sắt và Oxi

- Hiện tượng: Sắt cháy sáng trong oxi

- Giải thích:   

Fe (r)           +   O2(k)     →   Fe3O4(r)

(trắng xám)   (không màu)      (đen)

Nhiều kim loại khác như Al, Zn, Cu ...phản ứng với oxit tạo  thanh các oxít Al2O3, ZnO, CuO...

1.1.2. Tác dụng với phi kim khác

- Các em quan sát thao tác tiến hành thí nghiệm và chú ý hiện tượng của phản ứng trong Video sau đây:

Video 2: Phản ứng giữa Natri và khí Clo

- Hiện tượng: Natri cháy sáng trong khí Clo (vàng lục)

- Giải thích:

+ Do phản ứng xảy ra giữa Natri và Clo như sau:

   2Na  +   Cl2      →   2NaCl

            vàng lục     trắng

+ Hầu hết kim loại(trừ Ag, Au, Pt...) phản ứng với oxi ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt cao tạo thành oxít(thường là oxít bazơ), ở nhiệt độ cao kim loại phản ứng với nhiều phi kim khác tạo thành muối.

1.2. Phản ứng của kim loại với dd axit 

Ví dụ: Phản ứng của Kẽm và dung dịch axit clohidric

Video 3:  Phản ứng của Kẽm và dung dịch axit clohidric

- Hiện tượng: Có thoát khí, khí này làm căng phồng quả bong bóng.

- Giải thích:

+ Khí thoát ra là khí H2 với phương trình phản ứng là  Zn+2HCl→ ZnCl2  + H2 

+ Một số kim loại phản ứng với dd axít tạo thành muối và giải phóng khí H2

1.3. Phản ứng của kim loại với dd muối

1.3.1. Phản ứng của đồng với dd AgNO3

- Các em quan sát thao tác tiến hành thí nghiệm và chú ý hiện tượng của phản ứng trong Video sau đây:

Video 4: Phản ứng của đồng với dd AgNO3

- Hiện tượng: Xuất hiện một lớp màu xanh bám lên đoạn đồng.

- Giải thích: Do Ag sinh ra cùng muối đồng intrat có màu xanh do phản ứng tạo ra  Cu+2AgNO3 → Cu(NO3)2+2Ag

- Kết luận: Đồng đã đẩy bạc ra khỏi dd muối, ta nói đồng hoạt động hoá học mạnh hơn bạc

1.3.2. Phản ứng của kẽm với dd CuSO4

- Các em quan sát thao tác tiến hành thí nghiệm và chú ý hiện tượng của phản ứng trong Video sau đây:

Video 5: Phản ứng của kẽm với dd CuSO4

- Hiện tượng: Miếng kẽm tan ra một phần, một thời gian sau thfi dung dịch nhạt màu xanh, có lớp kim loại màu nâu đỏ bám ngoài miếng kẽm

- Giải thích: Lớp kim loại màu nâu đỏ bám bên ngoài miếng kẽm là Cu sinh ra từ phản ứng 

Zn  +  CuSO→ ZnSO4  + Cu

- Kết luận:

+ Kẽm hoạt động hoá học mạnh hơn đồng

+ Kim loại hoạt động hoá học mạnh hơn(trừ Na, K, Ca..) có thể đẩy kim loại hoạt động hoá học yếu hơn ra khỏi dd muối, tạo thành kim loại mới và muối mới.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài 1:

Cho 5,60 gam Fe tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 thì thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng là hoàn toàn, giá trị của m là

Hướng dẫn:

Fe+ 2HCl → FeCl2 + H2

FeCl2 + 3AgNO3 → 2AgCl + Ag + Fe(NO3)3

m↓ =mAg + mAgCl = 0,1. 108 + 0,2. 143,5 = 39,5 gam

Bài 2:

Cho 8 gam hỗn hợp X gồm Mg và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Đến khi kết thúc phản ứng thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Mg trong X là:

Hướng dẫn:

Chỉ có Mg phản ứng với H2SO4

=> nMg = nH2 = 0,2 mol

=> %mMg = 60%

ADMICRO

3. Luyện tập Bài 16 Hóa học 9

Sau bài học cần nắm:

- Tính chất hoá học của kim loại nói chung.

- Tác dụng của kim loại với phi kim, với dd axít, với dd muối.

3.1. Trắc nghiệm

Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 16 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 9 Bài 16.

Bài tập 1 trang 51 SGK Hóa học 9

Bài tập 2 trang 51 SGK Hóa học 9

Bài tập 3 trang 51 SGK Hóa học 9

Bài tập 4 trang 51 SGK Hóa học 9

Bài tập 5 trang 51 SGK Hóa học 9

Bài tập 6 trang 51 SGK Hóa học 9

Bài tập 7 trang 51 SGK Hóa học 9

Bài tập 15.3 trang 18 SBT Hóa học 9

Bài tập 15.4 trang 18 SBT Hóa học 9

Bài tập 15.6 trang 19 SBT Hóa học 9

Bài tập 15.7 trang 19 SBT Hóa học 9

Bài tập 15.8 trang 19 SBT Hóa học 9

Bài tập 15.10 trang 19 SBT Hóa học 9

Bài tập 15.14 trang 20 SBT Hóa học 9

Bài tập 15.15 trang 20 SBT Hóa học 9

Bài tập 15.16 trang 20 SBT Hóa học 9

Bài tập 15.22 trang 21 SBT Hóa học 9

Bài tập 15.23 trang 21 SBT Hóa học 9

Bài tập 15.24 trang 21 SBT Hóa học 9

Bài tập 15.25 trang 21 SBT Hóa học 9

Bài tập 15.26 trang 21 SBT Hóa học 9

Bài tập 15.27 trang 21 SBT Hóa học 9

Bài tập 15.28 trang 21 SBT Hóa học 9

Bài tập 15.29 trang 22 SBT Hóa học 9

Bài tập 15.30 trang 22 SBT Hóa học 9

4. Hỏi đáp về Bài 16 chương 2 Hóa học 9

Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.

NONE
OFF