Kim loại đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, vậy kim loại có những tính chất vật lí và có những ứng dụng gì trong đời sống sản xuất. Bài học hôm nay sẽ trả lời câu hỏi đó.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Tính dẻo
- Tiến hành các thí nghiệm sau và điền vào hai nội dung Hiện tượng và Giải thích trong bảng sau:
STT | Cách tiến hành |
Hiện tượng |
Giải thích |
1. | Dùng búa đập một đoạn ruột bút chì |
Ruột bút chì bị gãy vụn |
Ruột bút chì không có tính dẻo |
2. | Dùng tay bẻ một đoạn dây đồng |
Dây đồng không bị gãy |
Đồng có tính dẻo |
3. | Dùng búa đập một đoạn dây nhôm |
Dây nhôm chỉ bị dát mỏng |
Nhôm có tính dẻo |
- Kết luận: kim loại có tính dẻo nên kim loại được rèn, kéo sợi, dát mỏng, tạo nên các đồ vật khác nhau.
Hình 1: Một số vật dụng có tỉnh dẻo
+ Kim loại có tính dẻo.
+ Các kim loại khác nhau có tính dẻo khác nhau
1.2. Tính dẫn điện
Hình 2: Ứng dụng tính dẫn điện của kim loại
- Kim loại có tính dẫn điện
- Các kim loại khác nhau có tính dẫn điện khác nhau
+ Kim loại có tính dẫn điện tốt nhất là Ag, sau đó đến Cu, Al, Fe …
+ Kim loại nào dẫn điện tốt thường cũng dẫn nhiệt tốt.
1.3. Tính dẫn nhiệt
Hình 3: Tính dẫn nhiệt của Kim loại
- Kim loại có tính dẫn nhiệt
- Các kim loại khác nhau có tính dẫn nhiệt khác nhau
1.4. Tính ánh kim
Hình 4: Tính ánh kim của kim loại
- Kim loại có ánh kim
- Một số kim loại được dùng làm đồ trang sức và các vật dụng trang trí khác
1.5. Tổng kết
Hình 5: Sơ đồ tư duy bài Tính chất vật lí của kim loại
2. Luyện tập Bài 15 Hóa học 9
Sau bài học cần nắm:
- Tính chất vật lí của kim loại
- Các ứng dụng của kim loại trong đời sống sản xuất có liên quan đến tính chất vật lí của kim loại.
2.1. Trắc nghiệm
Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 15 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.
-
- A. Tính dẫn điện.
- B. Tính dẫn nhiệt
- C. Tính dẻo.
- D. Có ánh kim.
-
- A. Nhiệt độ nóng chảy cao.
- B. Nhẹ và bền.
- C. Dẫn điện tốt.
- D. Có tính dẻo.
-
- A. Nhôm (Al)
- B. Bạc (Ag)
- C. Đồng (Cu)
- D. Sắt (Fe)
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
2.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 9 Bài 15.
Bài tập 1 trang 48 SGK Hóa học 9
Bài tập 2 trang 48 SGK Hóa học 9
Bài tập 3 trang 48 SGK Hóa học 9
Bài tập 4 trang 48 SGK Hóa học 9
Bài tập 5 trang 48 SGK Hóa học 9
Bài tập 15.1 trang 18 SBT Hóa học 9
Bài tập 15.2 trang 18 SBT Hóa học 9
3. Hỏi đáp về Bài 15 chương 2 Hóa học 9
Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.