Trong thí nghiệm hóa học hoặc trong đời sống hàng ngày các em thường hòa tan nhiều chất như đường, muối, ... vào nước ta được dung dịch đường, muối,...Vậy dung dịch là gì? Ta cùng nhau tìm hiểu trong bài giảng Dung dịch sau:
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Dung môi - Chất tan - Dung dịch
a) Thí nghiệm 1: Hòa tan đường vào trong nước ta thu được dung dịch nước đường
Hình 1: Thí nghiệm hòa tan đường trong nước
- Nhận xét: Tinh thể đường tan trong nước tạo dung dịch trong suốt, không phân biệt được đâu là đường đâu là nước.
- Kết luận:
- Chất tan: Đường
- Dung môi: Nước
- Dung dịch: Nước đường
b) Thí nghiệm 2: Tính tan của dầu ăn và xăng trong nước
- Một số hình ảnh minh họa tính tan của dầu ăn và xăng trong nước
Hình 2: Dầu ăn nổi trên mặt nước
Hình 3: Xăng nổi lên trên biển
- Các em chú ý quan sát hiện tượng quan sát được khi cho dầu ăn vào nước và trong dung môi hữu cơ như xăng, CCl4, ...
Video 1: So sánh sự hòa tan dầu ăn trong dung môi hữu cơ
- Nhận xét: Dầu ăn không hòa tan trong nước nhưng lại tan được trong dung môi hữu cơ như xăng, CCl4,...
- Kết luận:
- Dung môi: là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch
- Chất tan: là chất bị hòa tan trong dung môi
- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất giữa dung môi và chất tan
1.2. Dung dịch chưa bão hòa. Dung dịch bão hòa
Hình 4: Dung dịch chưa bão hòa và bão hòa
- Nhận xét:
- Ở giai đoạn đầu: ta được dung dịch đường, dung dịch này vẫn có thể hòa tan thêm đường ⇒ Dung dịch chưa bão hòa
- Ở giai đoạn sau: cứ hòa tan mãi đường thì đến thời điểm không thể hòa tan thêm được nữa ⇒ Dung dịch bão hòa
- Kết luận: Ở nhiệt độ xác định:
- Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan
- Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan
1.3. Làm thế nào để quá trình hòa tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn?
a) Khuấy dung dịch
Khuấy dung dịch tạo ra tiếp xúc mới giữa phân tử chất rắn và các phân tử nước ⇒ Sự hòa tan diễn ra nhanh hơn
Hình 5: Sự hòa tan diễn ra nhanh hơn khi khuấy
b) Đun nóng dung dịch
Ở nhiệt độ càng cao, các phân tử chuyển động càng nhanh làm tăng số lần va chạm giữa các phân tử nước và bề mặt chất rắn ⇒ Sự hòa tan diễn ra nhanh hơn
Hình 6: Sự hòa tan diễn ra nhanh hơn khi đun nóng dung dịch
c) Nghiền nhỏ chất rắn
Nghiền nhỏ chất rắn làm tăng diện tích tiếp xúc giữa chất rắn và phân tử nước ⇒ Kích thước của vật rắn càng nhỏ thì sự hòa tan diễn ra càng nhanh
Hình 7: Sự hòa tan diễn ra nhanh hơn khi nghiền nhỏ chất rắn
Bài tập minh họa
Bài 1:
Biết rằng ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (200C) 10g nước có thể hòa tan tối đa 20g đường; 3,6g muối ăn.
a) Trộn 15 g đường vào 10g nước ta thu được dung dịch bão hòa chưa? Vì sao?
b) Trộn 4,5g muối vào 10g nước ta thu được dung dịch bão hòa chưa? Vì sao?
Hướng dẫn:
a) 10g nước hòa tan tối đa 20g đường mà đề cho có 15 gam đường. Vậy ta thu được dung dịch chưa bão hòa.
b) 10g nước hòa tan tối đa 3,6g muối ăn mà đề cho những 4,5 gam muối. Vậy ta thu được dung dịch bão hòa.
3. Luyện tập Bài 40 Hóa học 8
3.1. Trắc nghiệm
Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 40 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.
-
Câu 1:
Dung dịch là hỗn hợp:
- A. Chất rắn trong chất lỏng
- B. Chất khí trong chất lỏng
- C. Đồng nhất của chất rắn và dung môi
- D. Đồng nhất của chất tan và dung môi
-
- A. Rượu là chất tan và nước là dung môi
- B. Nước là chất tan và rượu là dung môi
- C. Nước và rượu đều là chất tan
- D. Nước và rượu đều là dung môi
-
- A. Khuấy dung dịch
- B. Đun nóng dung dịch
- C. Nghiền nhỏ chất rắn
- D. Cả ba cách đều được
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 8 Bài 40.
Bài tập 1 trang 138 SGK Hóa học 8
Bài tập 2 trang 138 SGK Hóa học 8
Bài tập 3 trang 138 SGK Hóa học 8
Bài tập 4 trang 138 SGK Hóa học 8
Bài tập 5 trang 138 SGK Hóa học 8
Bài tập 6 trang 138 SGK Hóa học 8
Bài tập 40.1 trang 56 SBT Hóa học 8
4. Hỏi đáp về Bài 40 Chương 6 Hóa học 8
Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.