OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

GDCD 7 Kết Nối Tri Thức Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng


Khi quá bận tâm một việc gì đó hay do áp lực cuộc sống mưu sinh con người sẽ rơi vào trạng thái tâm lí căng thẳng. Nếu không khắc phục tình trạng này kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và các mối quan hệ xung quanh. Bài giảng Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng trong bộ sách Kết Nối Tri Thức dưới đây sẽ giúp các em có thêm nhiều hiểu biết về vấn đề trên, đồng thời biết cách khắc phục sự căng thẳng tâm lí và sống tích cực hơn. Chúc các em có nhiều kiến thức bổ ích!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt bài

  Trong cuộc sống chúng ta thường gặp những tình huống căng thẳng, ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần. Tuy nhiên, nếu biết cách ứng phó chúng ta sẽ vượt qua, trưởng thành và vững vằng hơn.

Câu hỏi: Em hãy chia sẻ một lần em bị căng thẳng. Khi đó, em đã làm gì?

Trả lời:

- Khi nhóm cử em lên thuyết trình sản phầm thảo luận của nhóm, em đã bị căng thẳng.

- Khi đó em đã hít thở thật sâu và tự nhủ là không sao cả, mình sẽ làm được để vượt qua nỗi sợ, sự căng thẳng.

1.1. Các tình huống gây căng thẳng và biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng

Các tình huống gây căng thẳng

Câu hỏi: Em hãy quan sát các tranh dưới đây và trả lời câu hỏi:

a) Em hãy nêu những tình huống gây căng thẳng cho các bạn trong mỗi bức tranh trên.

b) Theo em, ngoài các tình huống đã nêu, còn có những tình huống nào khác gây tâm lí căng thẳng cho học sinh?

Trả lời: 

Yêu cầu a)

- Bức tranh 1: Bị các bạn trêu chọc, nói xấu sau lưng

- Bức tranh 2: Bị áp lực học tập

- Bức tranh 3: Bị áp lực từ gia đình về kết quả học tập

- Bức tranh 4: Bị áp lực từ mâu thuẫn của bố mẹ

Yêu cầu b) Theo em, những tình huống khác gây tâm lí căng thẳng cho học sinh: bị tẩy chay, bị bắt nạt, thay đổi chỗ ở, thay đổi cơ thể, sức khỏe có vấn đề…

Biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng

Câu hỏi: Em hãy quan sát các bức tranh dưới đây, nhớ lại những trải nghiệm của bản thân và trả lời câu hỏi:

a) Em hãy nêu biểu hiện của cơ thể khi gặp tâm lí căng thẳng được mô tả trong mỗi bức tranh.

b) Ngoài ra, cơ thể thường có biểu hiện gì khi bị căng thẳng?

c) Em hãy sắp xếp các biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng vào một trong bốn nhóm: (1) Thể chất, (2) Tinh thần, (3) Hành vi, (4) Cảm xúc.

Trả lời: 

Yêu cầu a)

- Bức tranh 1: đau đầu

- Bức tranh 2: đổ mồ hôi

- Bức tranh 3: khóc

- Bức tranh 4: đau bụng

- Bức tranh 5: cáu kỉnh

- Bức tranh 6: chán ăn

- Bức tranh 7: lo lắng, sợ hãi

Yêu cầu b) Ngoài ra, khi bị căng thẳng cơ thể thường có biểu hiện: mệt mỏi, mất ngủ, tim đập nhanh, đau ngực, lơ đễnh, trầm cảm, hoa mắt, chóng mặt, uể oải…

Yêu cầu c) Sắp xếp các biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng vào bốn nhóm: (1) Thể chất, (2) Tinh thần, (3) Hành vi, (4) Cảm xúc.

- Nhóm (1) Thể chất: mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, tim đập nhanh, đau ngực, chán ăn…

- Nhóm (2) Tinh thần: giảm tập trung và trí nhớ, thiếu quyết đoán, lơ đễnh, lú lẫn, không muốn chia sẻ, chán nản, uể oải…

- Nhóm (3) Hành vi: khóc, la hét, đổ lỗi, cáu kỉnh, gây gổ, đập phá đồ đạc, hút thuốc lá, làm tổn thương cơ thể, bỏ ăn…

- Nhóm (4) Cảm xúc: lo âu, căng thẳng, trầm cảm, tức giận, thất vọng, lo lắng, sợ hãi, khó chịu, nóng tính…

1.2. Nguyên nhân và ảnh hưởng của tâm lí căng thẳng

Câu hỏi: Em hãy đọc các tình huống SGK Giáo dục công dân 7 trang 33 và trả lời câu hỏi:

a) Em hãy nêu nguyên nhân gây ra tâm lí căng thẳng và ảnh hưởng của tâm lí đó đến các bạn trong các trường hợp trên.

b) Theo em, còn có những nguyên nhân nào khác thường gây ra tâm lí căng thẳng cho học sinh? Những nguyên nhân đó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống và việc học tập của học sinh?

Trả lời: 

Yêu cầu a)

- Trường hợp 1:

+ Nguyên nhân: Áp lực học tập lớn hơn khả năng bản thân

+ Ảnh hưởng: T bị đau đầu, chán ăn, mất ngủ và kết quả học tập giảm sút.

- Trường hợp 2:

+ Nguyên nhân: Bị nhắn tin quấy rối và không ổn định về tâm lí

+ Ảnh hưởng: A bị mất ngủ, giật mình, mơ thấy ác mộng và cảm thấy sợ hãi khi đến trường.

- Trường hợp 3:

+ Nguyên nhân: Bị bạn bè dọa nạt và đánh

+ Ảnh hưởng: N sợ hãi không dám đến trường.

- Trường hợp 4:

+ Nguyên nhân: Áp lực học tập lớn hơn khả năng bản thân, sự kì vọng quá lớn của bô mẹ, tâm lí không ổn định

+ Ảnh hưởng: M thu mình, không muốn tiếp xúc với ai, có lúc lại cáu gắt, tranh cãi với bố mẹ, quát mắng em vô cớ.

Yêu cầu b)

- Theo em, còn có những nguyên nhân khác gây ra tâm lí căng thẳng cho học sinh: gặp khó khăn, thất bại, biến cố trong đời sống, bản thân tự ti, suy nghĩ tiêu cực, lo lắng thái quá, tự đánh giá bản thân quá cao…

- Những nguyên nhân đó ảnh hưởng đến cuộc sống và việc học tập của học sinh: gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hằng ngày và sự phát triển của cơ thể, kết quả học tập giảm sút, mất tập trung, đau nhức cơ thể, suy giảm trí nhớ, cáu gắt, bạo lực… và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ trong cuộc sống.

1.3. Cách ứng phó tích cực khi căng thẳng

Câu hỏi: Em hãy đọc các trường hợp SGK Giáo dục công dân 7 trang 34 và trả lời câu hỏi:

a) Cách ứng phó của các bạn trong từng tình huống căng thẳng như thế nào? Kết quả ra sao?

b) Em hãy kể thêm những cách khác để ứng phó tích cực với tình huống căng thẳng.

Trả lời:

Yêu cầu a) Cách ứng phó của các bạn trong từng tình huống – kết quả

- Tình huống 1: Cách ứng phó của Hải là hít thở sâu và tự nhủ, động viên bản thân. Kết quả là Hải đã có phần thi rất ấn tượng và nhận được kết quả tốt.

-  Tình huống 2: Cách ứng phó của Mai là chạy thể dục vòng quanh khu nhà. Kết quả là Mai đã bình tĩnh và đầu óc tỉnh táo hơn, dũng cảm nhận lỗi và hứa sẽ cẩn thận hơn với bố mẹ.

-  Tình huống 3: Cách ứng phó của Tuấn là đối mặt và suy nghĩ tích cực. Kết quả là Tuấn đã bình tĩnh hơn, nói thật với bố mẹ và lập kế hoạch học tập cho kì mới và quyết tâm đạt kết quả tốt hơn.

-  Tình huống 4: Cách ứng phó của Hà là nhờ mẹ giúp đỡ. Kết quả là mẹ an ủi, trấn an tinh thần và giúp Hà tìm hiểu nguyên nhân, nói chuyện với cô giáo khiến Hà đã ổn định tâm lí trở lại.

Yêu cầu b) Những cách khác để ứng phó tích cực với tình huống căng thẳng:

- Viết nhật kí

- Ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, hợp lí

- Tìm sự trợ giúp của bác sĩ tâm lí, tư vấn tâm lí

- Nghe nhạc, xem phim, đọc sách truyền cảm hứng tích cực…

  1. Căng thẳng tâm lí là tình trạng mà con người cảm thấy khi phải chịu áp lực về tinh thần, thể chất. Những người trải qua mức độ căng thẳng tâm lí cao hoặc căng thẳng trong một thời gian dài có thể gặp các vấn đề về sức khoẻ tinh thần và thể chất. Các tình huống thường gây căng thẳng như: bị tẩy chay, bị bắt nạt, thay đổi chỗ ở, áp lực học tập, thay đổi cơ thể, sức khoẻ có vấn đề,...

  2. Một số biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng: mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ, đau đầu, tim đập nhanh, hoa mắt, chóng mặt, đổ mồi hỏi, đau bụng,...

  3. Nguyên nhân gây ra căng thẳng có thể đến từ những tác động bên ngoài như: áp lực học tập, các mối quan hệ bạn bè, kì vọng của gia đình,... hoặc có thể xuất phát từ chính bản thân như: tâm li tự ti, suy nghĩ tiêu cực, lo lắng thái quá, các vấn đề về sức khoẻ,..

  4. Tâm lí căng thẳng gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc học tập, cuộc sống hằng ngày và sự phát triển của cơ thể: kết quả học tập giảm sút, mất tập trung, đau nhức cơ thể, suy giảm trí nhớ, cáu gắt, bạo lực,... và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ trong cuộc sống.

5. Khi bị căng thẳng, em cần nhận diện được những biểu hiện cơ thể và cảm xúc của bản thân, tìm hiểu nguyên nhân gây ra căng thẳng, sau đó có cách ứng phó tích cực. Một số cách ứng phó tích cực khi bị căng thẳng là: đối mặt và suy nghĩ tích cực, vận động thể chất, tập trung vào hơi thở, yêu thương bản thân,... Khi cảm thấy quá căng thẳng hay mối lo quá lớn không thể tự mình xử lí được, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người đáng tin cậy như người thân, thầy cô, bạn bè,...

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập: 

A bước vào giai đoạn tuổi vị thành niên nên có những thay đổi về tâm sinh lí như giọng nói to và khàn, khuôn mặt dày đặc mụn khiến A rất tự ti khi giao tiếp với mọi người. A thường xuyên cáu gắt và tranh cãi với bố mẹ. Lúc nào A cũng thấy mệt mỏi, bồn chồn, bất an và cảm thấy bản thân thật vô dụng và có nhiều suy nghĩ tiêu cực.

Nếu là bạn của A, em sẽ làm gì để giúp A vượt qua trạng thái căng thẳng này?

Hướng dẫn giải:

Dựa vào nội dung bài học và hiểu biết cá nhân để phân tích, xử lí tình huống, nếu là bạn A, em có thể:

+ Giải thích cho bạn hiểu rằng những thay đổi mà bạn nhận thấy chính là do đến tuổi dậy thì

+ Khuyên bạn cần tâm sự với bố mẹ để được tư vấn giải pháp và mọi người hiểu nhau hơn

+ Khuyên bạn nên chơi thể thao, đọc truyện, xem phim, trồng cây, nấu ăn,...

+ ...

Lời giải chi tiết:

Trước tiên, em sẽ trấn an tinh thần của A bằng cách giải thích cho bạn hiểu rằng những thay đổi mà bạn nhận thấy chính là do đến tuổi dậy thì, và đây là một quá trình mà ai cũng sẽ phải trải qua nên bạn đừng lo lắng mà thay vào đó hãy chuẩn bị tinh thần để đón nhận. Tuổi dậy thì sẽ khiến cho con người thay đổi trước hết là về mặt thể chất, về khuôn mặt có mụn, bạn nên tìm đến các bác sĩ da liễu tư vấn và giữ vệ sinh da mặt thật sạch sẽ giúp giảm bớt mụn, và chịu khó tập thể dục để giúp dáng người cân đối. Thứ hai là thay đổi về mặt tâm lí, tâm lí thay đổi khiến bạn luôn cảm thấy không thoải mái là một điều không thể tránh khỏi, lúc này việc bạn cần làm là ngồi xuống nói chuyện thật bình tĩnh với bố mẹ, tâm sự với bố mẹ về những điều bạn suy nghĩ, như vậy bố mẹ mới hiểu được bạn đang cảm thấy thế nào. Em cũng sẽ khuyên bạn nên thử một số cách để giúp bạn giải tỏa tâm lí căng thẳng, như thể là chơi thể thao, đọc truyện, xem phim, trồng cây, nấu ăn,...

ADMICRO

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng, các em cần:

- Nêu được các tình huống gây căng thẳng và biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng

- Giải thích được nguyên nhân và ảnh hưởng của tâm lí căng thẳng

- Phân tích được cách ứng phó tích cực khi căng thẳng

3.1. Trắc nghiệm Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng - Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 6 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 6 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1 trang 36 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Luyện tập 2 trang 36 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Luyện tập 3 trang 36 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Luyện tập 4 trang 37 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Vận dụng 1 trang 37 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Vận dụng 2 trang 37 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Giải Bài tập 1 trang 20 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải Bài tập 2 trang 20 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải Bài tập 3 trang 21 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải Bài tập 4 trang 21 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải Bài tập 5 trang 22 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải Bài tập 6 trang 23 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT

4. Hỏi đáp Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng - Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HỌC247.

NONE
OFF