OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

GDCD 7 Kết Nối Tri Thức Bài 8: Quản lí tiền


Khi có mục tiêu quản lí tiền, các em sẽ biết cách tiêu dùng và tiết kiệm hợp lí. Bài giảng Bài 8: Quản lí tiền trong bộ sách Kết Nối Tri Thức dưới đây sẽ giúp các em có thêm nhiều hiểu biết về ý nghĩa và các nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả. Chúc các em có nhiều kiến thức bổ ích!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt bài

  Làm ra tiền đã khó nhưng quản lí chi tiêu, thực hành tiết kiệm còn khó hơn. Bởi vậy, mỗi chúng ta phải biết cách quản lí tiền để tự chủ trong cuộc sống và có nhiều cơ hội phát triển.

Câu hỏi: Giả định em đang có 200.000 đồng, hãy đưa ra phương án chi tiêu của mình với khoản tiền này và giải thích vì sao em lựa chọn như vậy.

Trả lời:

Nếu có 200 000 đồng em sẽ: mua 1 hộp đựng bút mới vì hộp đựng bút của em đã cũ và bị thủng; mua sách bài tập tiếng Anh để làm nhiều bài tập tiếng Anh hơn; còn lại em sẽ để vào lợn tiết kiệm để đến sinh nhật bố mẹ mua quà cho bố mẹ.

1.1. Ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả

Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

a) Em có nhận xét gì về việc quản lí tiền của Thúy?

b) Theo em, việc quản lí tiền hiệu quả có ý nghĩa gì trong cuộc sống?

Trả lời: 

Yêu cầu a) Việc quản lí tiền của Thúy có hiệu quả, Thúy biết lên kế hoạch cho việc quản lí tiền của mình một cách rất khoa học, Thúy chỉ tiêu tiền cho những việc thực sự cần thiết (mua đồ dùng học tập, mua quà cho em trai, ủng hộ đồng bào bão lũ) và Thúy biết lên kế hoạch kiếm thêm tiền bằng những việc phù hợp với năng lực của bản thân.

Yêu cầu b) Ý nghĩa việc quản lí tiền hiệu quả trong cuộc sống là: giúp chúng ta rèn luyện thói quen chi tiêu hợp lí, tiết kiệm, biết cách kiếm tiền phù hợp với khả năng của mình… để tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ và không ngừng phát triển.

1.2. Một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả

Câu 1: Hãy quan sát các bức ảnh sau và trả lời câu hỏi:

Sử dụng tiền hợp lí, hiệu quả

- Chi tiêu có kế hoạch: chỉ mua những thú thực sự cân và phù hợp với khả năng chi trả

 

a) Trong các sản phẩm trên, đâu là thứ em mong muốn có? Đâu là thứ em rất cần? Nếu chỉ có một số tiền có hạn không mua được tất cả những thứ em muốn thì em sẽ chọn mua những sản phẩm nào? Vì sao?

b) Nếu chi tiêu tùy tiện, vượt quá mức cho phép sẽ dẫn đến hậu quả gì? Theo em, có cách nào để tránh việc chi tiêu quá mức?

Trả lời: 

Yêu cầu a)

- Trong các sản phẩm trên, thứ em mong muốn có là balo, dép quai hậu, điện thoại, áo phông, giày thể thao, máy ảnh.

- Thứ em rất cần là giày thể thao.

- Nếu chỉ có một số tiền có hạn không mua được tất cả những thứ em muốn thì em sẽ chọn mua những sản phẩm: Vở học sinh, balo, áo phông, giày thể thao, vợt cầu lông. Vì đó là những thứ em cần thiết trong cuộc sống hằng ngày.

Yêu cầu b)

- Nếu chi tiêu tùy tiện, vượt quá mức cho phép sẽ dẫn đến hậu quả: không tích lũy được tiền để nếu khi gặp bất trắc xảy ra sẽ không có tiền để trang trải các khoản chi tiêu cần thiết, có thể dẫn đến hậu quả một số bạn có hành vi xấu là ăn trộm tiền, cướp giật...

- Theo em, để tránh việc chi tiêu quá mức nên xác định rõ những khoản nào cần thiết phải chi tiêu có thật sự cần thiết ở thời điểm hiện tại hay không, chỉ mua những thứ thực sự cần và phù hợp với khả năng chi trả.

- Chỉ vay tiền khi thực sự cần và phải trả đúng hạn

Câu 2: 

a) Vì sao H khó vay tiền của các bạn trong lớp?

b) Theo em, khi vay mượn tiền cần chú ý điều gì? Vì sao?

Trả lời:

Yêu cầu a) H khó vay tiền của các bạn trong lớp vì những lần vay trước H thường dùng tiền vay để chơi điện tử và ít khi trả đúng hẹn.

Yêu cầu b) Khi vay mượn tiền cần chú ý sử dụng tiền vay cho việc thực sự cần thiết và trả đúng hẹn. Vì lần vay sau mới được tin tưởng.

Đặt mục tiêu và thục hiện tiết kiệm tiền hiệu quả

– Đặt mục tiêu tiết kiệm tiền

Câu 3:

a) Trong đoạn hội thoại trên, chị Hà đã đặt ra mục tiêu tiết kiệm tiền và thực hiện mục tiêu đó như thế nào?

b) Em đã bao giờ đặt mục tiêu tiết kiệm tiền chưa? Nếu có, em đã thực hiện mục tiêu đó như thế nào?

c) Hãy nêu lợi ích của việc đặt mục tiêu tiết kiệm tiền.

Trả lời: 

Yêu cầu a) Trong đoạn hội thoại trên, chị Hà đã đặt ra mục tiêu tiết kiệm tiền từ mấy tháng trước để mua áo len tặng bà. Chị Hà mang theo bình nước và sử dụng những quyển vở vẫn còn từ năm trước nên để dành được tiền mẹ cho mua vở và nước uống.

Yêu cầu b) Em đã từng đặt mục tiêu tiết kiệm tiền. Em đã thực hiện mục tiêu đó bằng cách tiết kiệm tiền mừng tuổi, tiền thưởng đạt được từ các kì thi, tiền bán giấy vụn.

Yêu cầu c) Lợi ích của việc đặt mục tiêu tiết kiệm tiền: sẽ cho chúng ta động lực để không tiêu tiền hoang phí, biết lên kế hoạch để tiêu tiền một cách hợp lí, hơn nữa còn cho ta động lực để nghĩ ra cách kiếm thêm tiền phù hợp với lứa tuổi và khả năng. Khi đạt mục tiêu tiết kiệm chúng ta sẽ có khoản tiền tiết kiệm để chi tiêu, đề phòng trường hợp bất trắc xảy ra và có thể giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.

– Không lãng phí thức ăn, điện, nước,...

Câu 4: 

a) Vì sao tiết kiệm thức ăn, điện, nước… lại giúp chúng ta tiết kiệm được tiền? Nêu ý nghĩa của việc tiết kiệm thức ăn, điện, nước… trong cuộc sống.

b) Em hãy nêu cách tiết kiệm thức ăn, điện, nước… mà em biết.

Trả lời:

Yêu cầu a)

- Tiết kiệm thức ăn, điện, nước… giúp chúng ta tiết kiệm được tiền vì thức ăn, điện, nước… là những thứ mà chúng ta cần sử dụng hằng ngày. Khi sử dụng càng nhiều thì càng tốn nhiều tiền để mua. Vì vậy sử dụng vừa đủ, không lãng phí thức ăn, điện, nước sẽ giúp tiết kiệm tiền.

- Ý nghĩa của việc tiết kiệm thức ăn, điện, nước… trong cuộc sống: Khi chúng ta không sử dụng hoang phí, biết tiết kiệm thức ăn, điện, nước,... chúng ta sẽ tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể, có thể dành để chi tiêu cho những việc cần thiết khác. Hơn nữa, thức ăn, điện, nước,... là những thứ có hạn, rất nhiều người trên thế giới gặp phải nạn đói, không có điện và nước sạch để sử dụng, vì vậy chúng ta cần phải sử dụng hợp lí những nguồn tài nguyên này.

Yêu cầu b) Cách tiết kiệm thức ăn, điện, nước… mà em biết

- Tiết kiệm thức ăn:

+ Chỉ mua lượng thức ăn vừa đủ ăn

+ Cố gắng ăn hết, không bỏ phí thức ăn

+ Bảo quản tốt thức ăn, tránh trường hợp làm hỏng thức ăn

+ Tận dụng các nguyên liệu trong nấu ăn, không lãng phí nguyên liệu…

- Tiết kiệm điện:

+ Tắt những thiết bị điện khi không sử dụng

+ Dùng bóng đèn tiết kiệm điện

+ Sử dụng các thiết bị có tính năng tiết kiệm điện

+ Tận dụng ánh sáng tự nhiên để không phải bật đèn…

- Tiết kiệm nước:

+ Khóa vòi khi không sử dụng

+ Thường xuyên kiểm tra ống nước, tránh bị rò rỉ nước

+ Khóa vòi nước khi đánh răng

+ Dùng nước rửa rau để rửa sân, rửa xe...

Học cách kiếm tiền phù hợp

- Kiếm tiền bằng việc tái chế

Câu 5: 

a) Việc làm của Hằng đem lại lợi ích gì?

b) Em hãy kể thêm những vật khác có thể tái chế.

Trả lời:

Yêu cầu a) Việc làm của Hằng vừa giúp bảo vệ môi trường, hạn chế rác thải; vừa giúp Hằng kiếm thêm tiền phụ giúp bố mẹ và giúp đỡ người khác.

Yêu cầu b) Những vật có thể tái chế:

- Quần áo cũ

- Bìa các-tông

- Giấy báo cũ

- Kim loại…

- Làm đồ thủ công để bán

Câu 6: 

a) Em hãy kể tên các sản phẩm học sinh có thể tranh thủ thời gian rảnh, tự làm để bán lấy tiền trong các hình trên.

b) Em hãy giới thiệu thêm những mặt hàng khác mà học sinh ở địa phương em có thể làm để bán.

Trả lời:

Yêu cầu a)

- Hình 1: Bánh ngọt

- Hình 2: Những đồ thủ công được làm từ len

Yêu cầu b)

- Đồ ăn vặt (sữa chua, trà sữa, kem...)

- Thiệp thủ công

- Tranh tự vẽ

- Vòng tay, vòng cổ...

- Làm phụ giúp bố mẹ

Câu 7: 

a) Các bạn trong tranh đã làm những việc gì để có thu nhập cá nhân?

b) Em hãy kể thêm những công việc học sinh có thể làm phụ giúp bố mẹ vào thời gian rảnh rỗi để có tiền.

Trả lời:

Yêu cầu a)

- Hình 1: Giúp bố mẹ cho gà ăn.

- Hình 2: Giúp bố đánh máy tài liệu.

Yêu cầu b)

- Phụ giúp việc nhà: lau dọn nhà cửa, rửa bát, giặt phơi quần áo,...

- Phụ giúp bố mẹ bán hàng

- Phụ giúp bố mẹ trồng rau

- Nhờ bố mẹ gửi tiết kiệm ngân hàng để lấy tiền lãi khi có tiền nhàn rỗi

Câu 8:

 

Theo em, gửi tiền vào ngân hàng mang lại ích lợi gì?

Trả lời:

Gửi tiền vào ngân hàng sẽ giúp ta hạn chế việc tiêu tiền một cách hoang phí; có thêm khoản tiền lãi; an toàn, tránh rủi ro.

  1. Quản lý tiền là biết sử dụng tiền hợp lí, có hiệu quả.

  2. Quản lí tiền hiệu quả giúp em rèn luyện thói quen chi tiêu hợp lí, tiết kiệm, biết cách kiếm tiền phù hợp với khả năng của mình,... để tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ và không ngừng phát triển.

  3. Để quản lý tiền hiệu quả, em cần: sử dụng tiền hợp lí, đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm tiền; học cách kiếm tiền phù hợp.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập: Em hãy tìm các cách tăng nguồn thu nhập và thảo luận tính khả thi của những cách đó đối với học sinh.

Hướng dẫn giải:

Dựa vào nội dung Một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả của bài học và hiểu biết cá nhân để tìm các cách tăng nguồn thu nhập phù hợp với học sinh:

- Thu gom giấy vụn

- Làm các vật dụng tái chế để bán

- ...

Lời giải chi tiết:

Một số cách tăng nguồn thu nhập phù hợp với học sinh:

- Thu gom giấy vụn, tập vở cũ không sử dụng nữa, chai lọ, bìa các tông để bán lấy tiền

- Bán các sản phẩm thủ công từ các vật liệu tái chế

- Bán những sản phẩm tự làm được trong khả năng: vẽ tranh, làm bánh,...

- Phụ giúp cha mẹ việc nhà và chăm chỉ học tập để tham gia các cuộc thi nhận thưởng

ADMICRO

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học Bài 8: Quản lí tiền, các em cần:

- Nêu được ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả

- Phân tích một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả

- Biết vận dụng kiến thức quản lí và sử dụng tiền hiệu quả

3.1. Trắc nghiệm Bài 8: Quản lí tiền - Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 8 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 8 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1 trang 48 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Luyện tập 2 trang 49 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Luyện tập 3 trang 49 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Luyện tập 4 trang 49 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Vận dụng 1 trang 49 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Vận dụng 2 trang 49 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Giải Bài tập 1 trang 28 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải Bài tập 2 trang 28 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải Bài tập 3 trang 29 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải Bài tập 4 trang 29 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải Bài tập 5 trang 29 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải Bài tập 6 trang 30 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT

4. Hỏi đáp Bài 8: Quản lí tiền - Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HỌC247.

NONE
OFF