OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

GDCD 7 Kết Nối Tri Thức Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình


Mỗi thành viên trong gia đình là một mảnh ghét tạo nên chỉnh thể và sựu hạnh phúc. Bài giảng Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình trong bộ sách Kết Nối Tri Thức dưới đây sẽ giúp các em có thêm nhiều hiểu biết về một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền, nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình. Từ đó nâng cao trách nhiệm và nghĩa vụ xây dựng tổ ấm của mình. Chúc các em có nhiều kiến thức bổ ích!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt bài

  Mỗi chúng ta, ai cũng có một gia đình. Đó là nơi ta được sinh ra, được nuôi dưỡng, che chở. Để gia đình luôn là tổ ấm, là chỗ dựa vững chắc của mỗi người, mỗi thành viên cần thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình trong gia đình.

Câu hỏi: Hãy chia sẻ cảm xúc của em khi nghe/hát bài hát “Cho con”.

Trả lời:

Lời bài hát giản dị mà vô cùng ý nghĩa, ngợi ca tình cảm gắn bó giữa những thành viên trong một gia đình. Đó là thứ tình cảm tự nhiên, đầu tiên và đáng gìn giữ trong cuộc đời của mỗi con người. Khi chúng ta sinh ra, cất tiếng khóc chào đời, cha mẹ là những người luôn luôn yêu thương, vỗ về để nuôi chúng ta nên người. Khi chúng ta lớn lên, ra ngoài xã hội để học tập và làm việc, chính cha mẹ là người luôn dõi theo mọi hành động, mọi bước đi của ta, cha mẹ là người bên ta mỗi khi ta mệt mỏi hay vấp ngã. Tình cảm gia đình dường như là thứ tình yêu thiên bẩm, là sợi dây thiêng liêng gắn kết mọi người.

1.1. Khái niệm và vai trò của gia đình

Khái niệm gia đình

Câu 1: Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

a) Hãy cho biết mối quan hệ của các thành viên trong hai trường hợp trên.

b) Em hiểu thế nào là gia đình?

Trả lời: 

Yêu cầu a) Trong hai trường hợp trên, các thành viên có mối quan hệ gia đình.

- Trường hợp 1 là mối quan hệ gia đình có quan hệ huyết thống.

- Trường hợp 2 là mối quan hệ gia đình có quan hệ nuôi dưỡng.

Yêu cầu b) Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống; quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình.

Vai trò của gia  đình

Câu 2: Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

a) Em hãy cho biết vai trò của gia đình qua các trường hợp trên.

b) Kể thêm các vai trò khác của gia đình mà em biết.

Trả lời: 

Yêu cầu a)

- Trường hợp 1: Gia đình duy trì nòi giống, kinh tế, tổ chức đời sống gia đình, nuôi dưỡng, giáo dục con, cháu phát triển xã hội.

- Trường hợp 2: Bố và mẹ, các anh chị, ông và bà là những người giáo dục đầu tiên của trẻ ở lứa tuổi trước khi đến trường và họ vẫn là những người tiếp tục giáo dục khi con cháu họ đã đi học. Gia đình là nơi gắn bó, liên kết các thành viên thường xuyên, lâu dài và bền vững; là tổ ấm đem lại hạnh phúc cho cá nhân.

Yêu cầu b)

- Gia đình có các vai trò cơ bản: duy trì nòi giống, kinh tế, tổ chức đời sống gia đình, nuôi dưỡng, giáo dục con, cháu và góp phần phát triển xã hội.

- Đối với mỗi người, gia đình chính là mái ấm yêu thương, là nơi hình thành và nuôi dưỡng nhân cách, là chỗ dựa vững chắc cho mọi thành viên.

- Đối với xã hội, gia đình có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương, dân tộc. Mỗi một gia đình tốt là một tế bào lành mạnh cho xã hội.

1.2. Quy định cơ bản của pháp luật về quyền, nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình

Quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng

Câu 1: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (trích):

Điều 17. Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng

Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gla đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan.

Điều 19. Tình nghĩa vợ chồng

1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thuỷ, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau chia sẻ, thực hiện các Công việc trong gla đình. [...]

(1) Chú Nam luôn cho rằng: Trong gia đình, vợ chồng phải bình đẳng, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau. Vì vậy, chú luôn chia sẻ việc nhà với vợ, khi thì dọn dẹp, nấu cơm, khi thì chăm con để vợ được nghỉ ngơi. Vợ chú cũng luôn ủng hộ công việc chú làm, luôn tạo mọi điều kiện để chủ có thể học tập, nâng cao trình độ. Mọi việc lớn nhỏ trong gia đình cô chủ đều bàn bạc, tìm phương án thống nhất. Vì có sự tôn trọng nhau nên không khí trong gia đình cô chủ luôn âm êm, hoà thuận.

(2) Do cần tiền để kinh doanh, chú Kha quyết định bán miếng đất hai vợ chồng đã mua mặc dù vợ chú không đồng ý vì giá quá thấp. Theo chú, đàn ông là trụ cột gia đình nên có quyền quyết định những việc lớn, phụ nữ không được can thiệp.

a) Hai trường hợp trên liên quan đến quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng? Anh Nam và anh Kha thực hiện đúng quy định của pháp luật không?

b) Kể thêm các quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng mà em biết.

Trả lời: 

Yêu cầu a) Hai trường hợp trên liên quan đến quyền và nghĩa vụ bình đẳng giữa vợ và chồng.

- Anh Nam đã thực hiện đúng quy định của pháp luật khi cùng vợ chia sẻ mọi việc trong nhà, tôn trọng vợ và cùng nhau bàn bạc, quyết định mọi việc lớn nhỏ trong nhà.

- Anh Kha đã chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật, vì anh cho rằng phụ nữ không có quyền quyết định việc lớn trong nhà nên đã không tôn trọng ý kiến của vợ.

Yêu cầu b) Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình; vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình;...

Quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ và con

Câu 2: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (trích):

Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ

1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có [ch cho xã hội. 2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. [...]

Điều 70. Quyền và nghĩa vụ của con

1. Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.

2. Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

(1) Gia đình K rất khó khăn. Bố mẹ là công nhân, phải làm tăng ca thường xuyên để có tiền nuôi hai anh em k ăn học. Thương bố mẹ, anh em K bảo nhau chăm chỉ học và làm việc nhà để giúp đỡ bố mẹ. Có lần, anh trai K định bỏ học, đi làm đế đỡ gánh nặng cho bố mẹ nhưng bố K cương quyết không đồng ý. Bố cho rằng, vất vả mấy bố mẹ cũng sẽ cố gắng để các con được ăn no, mặc ấm, đuợc đi học.

(2) Biết Mai yêu thích bơi lội, bố mẹ đã tạo điều kiện để bạn luyện tập, phát triển năng khiếu. Được nhà trường cử tham gia thi bơi trong đại hội thể thao toàn tỉnh, Mai đã giành giải cao. Nhà trường và bố mẹ Mai rất vui vì thành tích của em.

(3) Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên H (14 tuổi) phải làm thêm một số công vlộc khác để kiếm tiền ngoài giờ học. Mặc dù bố mẹ phải làm việc vất và đồ nuôi các con ăn học nhưng H đã dùng hết số tiền kiếm được để chi tiêu riêng, không đóng góp cho gia đình.

a) Việc làm của bố mẹ K, bố mẹ Mai và H trong các trường hợp trên nói đến quyền và nghĩa vụ gì giữa cha mẹ và con? Những ai đã thực hiện đúng/ không đúng các quyền, nghĩa vụ đó? Vì sao?

b) Kể thêm các quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ và con mà em biết.

Trả lời:

Yêu cầu a)

- Trường hợp  1: Nói về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức,... Bố mẹ K đã thực hiện đúng khi dù hoàn cảnh có khó khăn cũng vẫn cố gắng lo cho con được đi học.

- Trường hợp 2: Nói về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, tri tuệ, đạo đức, trở thành người con hiểu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội. Bố mẹ Mai đã thực hiện đúng khi cổ vũ và tạo điều kiện cho Mai được phát triển sở thích và năng khiếu.

- Trường hợp 3: Nói về quyền và nghĩa vụ của con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng duỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. H đã không thực hiện đúng do không san sẻ gánh nặng với bố mẹ mà lại một mình chi tiêu riêng.

Yêu cầu b)

- Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân tốt, bào vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con; không phân biệt đối xử giữa các con; không ngược đãi, ép buộc con làm điều trái pháp luật, trái đạo đức,.

- Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ; có nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ và tham gia công việc gia đình phù hợp lứa tuổi; giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình;..

Quyền, nghĩa vụ giữa anh, chị, em trong gia đình

Câu 3: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (trích):

Điều 105. Quyền, nghĩa vụ của anh, chị, em

Anh, chị, emcó quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.

(1) Thấy bố mẹ làm việc vất vả đề nuôi 3 anh em ăn học nên ngoài việc học, Hưng tranh thủ làm các công việc phụ giúp bố mẹ, quan tâm, nhắc các em chăm học. Các em rất nghe lời và yêu quý Hưng.

(2) Là con trai được bố mẹ nuông chiều, P thường bắt nạt em. Mọi việc trong nhà, P đều bắt em phải làm kể cả những việc bố mẹ giao cho mình. Khi gặp những việc không như ý, P thường to tiếng với em, giành phần hơn về mình và doạ đánh em.

a) Em hãy nhận xét việc làm của Hưng và P trong các trường hợp trên.

b) Theo em, giữa anh chị em trong gia đình có quyền, nghĩa vụ gì?

Trả lời:

Yêu cầu a)

- Hưng đã thực hiện rất tốt quyền và nghĩa vụ của một người anh trong gia đình, biết yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ các em.

- P chưa thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của anh chị em trong gia đình, thường xuyên bắt nạt em.

Yêu cầu b) Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.

Quyền, nghĩa vụ giữa ông bà và các cháu

Câu 4: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (trích):

Điều 104. Quyền, nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu

1. Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống màu rực và nêu gương tốt cho con cháu; trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niễn mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 105 của Luật này thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.

2. Cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại, trường hợp ông bà nội, ông bà ngoại không có con đồ nuôi dưỡng mình thì cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng.

(1) Bố mẹ mất sớm, Bình được ông bà nội nuôi tới khi trưởng thành. Ông bà đã chứng kiến những bước đi chập chững đầu đời, nâng đỡ, che chở, dạy cho Bình những bài học trong cuộc sống. Ở bên ông bà, Bình luôn thấy ấm áp yêu thương và bạn rất tự hào khoe về ông bà với mọi người.

(2) Bà nội già, yếu nên bố H đón về ở cùng gia đình để tiện chăm sóc. Tuy nhiên, H không thích bà vì cho rằng bà già lẫm cầm, nói nhiều và hay làm đổ, vỡ, hư hỏng đồ dùng. Khi bà có việc cần nhờ giúp, H thường trốn tránh không làm.

a) Em hãy nhận xét về tình cảm và việc làm của ông bà Bình, H trong các trường hợp trên và cho biết ai thực hiện đúng/ không đúng quyền và nghĩa vụ giữa ông bà và cháu.

b) Kể thêm quyền, nghĩa vụ giữa ông bà và cháu mà em biết.

Trả lời:

Yêu cầu a)

- Bình và ông bà đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ giữa ông bà và các cháu. Ông bà yêu thương, trông nom, nuôi dưỡng cháu và cháu kính trọng, yêu thương, biết ơn ông bà.

- H chưa thực hiện quyền và nghĩa vụ của một người cháu đối với ông bà. H chưa yêu thương bà, không kính trọng và chăm sóc cho bà.

Yêu cầu b)

- Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu; trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 105 của Luật này thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.

- Cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại; trường hợp ông bà nội, ông bà ngoại không có con để nuôi dưỡng mình thì cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng.

  1. Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.

  2. Gia đình có các vai trò cơ bản: duy trì nòi giống, kinh tế, tổ chức đời sống gia đình, nuôi dưỡng, giáo dục con, cháu và góp phần phát triển xã hội.

  3. Theo Luật Hôn nhân và gia đình, các thành viên trong gia đình có quyền và nghĩa vụ:

  - Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thuỷ, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.

  - Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân tốt; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, không phân biệt đối xử giữa các con, không ngược đãi, ép buộc con làm điều trái pháp luật, trái đạo đức,...

  - Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ; có nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ và tham gia công việc gia đình phù hợp lứa tuổi; giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình;...

  - Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ,...

  - Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu nuôi dưỡng cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự không có người nuôi dưỡng,...

  - Cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại...

 

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập: A được ông bà yêu thương chiều chuộng, muốn gì đều được ông bà mua. Được biết ba mẹ A rất khó trong việc sinh con, A lại là cháu trai duy nhất nên dù làm sai hay đòi hỏi quá đáng đều được ông bà cưng chiều. A chỉ cần học tập, mọi thứ sẽ được ông bà lo và đáp ứng.

a) Em nhận xét như thế nào về sự quan tâm, chăm sóc của ông bà đối với A?

b) Nếu là A em sẽ ứng xử như thế nào với ông bà?

Hướng dẫn giải:

Dựa vào nội dung bài học và hiểu biết cá nhân để phân tích, trả lời các câu hỏi:

a)

- Ông bà A làm như vậy là quan tâm chưa đúng

- A sẽ dựa dẫm và không thể tự lập được

b) Nếu em là A em sẽ:

- Yêu thương ông bà

- Giúp ông bà làm việc nhà

Lời giải chi tiết:

Yêu cầu a) 

Sự quan tâm, yêu thương A của ông bà là chưa đúng cách. Bởi vì một đứa trẻ nếu như chỉ tập trung vào học không quan tâm thứ gì khác, thì đến khi lớn lên kĩ năng xã hội của đứa trẻ đó sẽ rất kém, khó hòa nhập và khả năng tự lập kém.

Yêu cầu b) 

Nếu em là A, em sẽ nói với ông bà rằng em rất yêu thương ông bà nên ông bà hãy để em giúp ông bà những việc nhỏ trong nhà, và mong ông bà sẽ dạy em những việc em chưa biết làm như nhặt rau, nấu ăn,...

ADMICRO

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình, các em cần:

- Nêu được khái niệm và vai trò của gia đình

- Biết một số quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình

- Thực hiện tốt trách nhiệm và nghĩa vụ đối với gia đình

3.1. Trắc nghiệm Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình - Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 10 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 10 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1 trang 62 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Luyện tập 2 trang 62 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Luyện tập 3 trang 62 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Vận dụng 1 trang 62 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Vận dụng 2 trang 62 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Giải Bài tập 1 trang 35 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải Bài tập 2 trang 36 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải Bài tập 3 trang 37 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải Bài tập 4 trang 37 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải Bài tập 5 trang 38 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải Bài tập 6 trang 39 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải Bài tập 7 trang 41 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT

4. Hỏi đáp Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình - Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HỌC247.

NONE
OFF