OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

GDCD 7 Kết Nối Tri Thức Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội


Các tệ nạn xã hội ở nước ta có xu hướng ngày càng gia tăng gây mất trật tự và làm đạo đức con người ngày càng suy đồi. Bài giảng Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội trong bộ sách Kết Nối Tri Thức dưới đây sẽ giúp các em có thêm nhiều hiểu biết về vấn đề trên, đồng thời biết nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc phòng chống các tệ nạn xã hội. Chúc các em có nhiều kiến thức bổ ích!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt bài

  Tệ nạn xã hội với nhiều loại hình, biến tướng tinh vi, phức tạp mang lại hậu quả xấu cho gia đình, nhà trường, xã hội. Phòng, chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm chung của tất cả mọi ngườI, trong đó có học sinh. Việc nâng cao nhận thức và thực hiện trách nhiệm của bản thân trong phòng, chống tệ nạn xã hội sẽ góp phần xây dựng và phát triển đất nước tiến bộ, văn minh và giàu đẹp.

Câu hỏi: Theo em, học sinh dễ bị lôi kéo vào những tệ nạn xã hội nào nhất?

Trả lời:

Học sinh dễ bị lôi kéo vào những tệ nạn xã hội: ma túy, cờ bạc, nghiện rượu, bia...

1.1. Khái niệm và các loại tệ nạn xã hội phổ biến

Câu hỏi: Em hãy quan sát các tranh, đọc những trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

a) Nhận xét về hành vi sai trái trong những bức tranh và trường hợp trên. Nêu hậu quả của những hành vi đó.

b) Theo em, tệ nạn xã hội là gì?

c) Hãy kể tên các loại tệ nạn xã hội phổ biến hiện nay.

Trả lời: 

Yêu cầu a)

- Bức tranh 1: Hành vi đua xe trái phép vô cùng nguy hiểm vì có thể gây ra tai nạn giao thông, ảnh hưởng đến tính mạng của bản thân và người khác.

- Bức tranh 2: Hành vi đánh bài ăn tiền gây nên những hệ lụy nguy hiểm như nợ nần, cướp bóc, gia đình bất hòa, xã hội bất ổn.

- Bức tranh 3: Nghiện rượu, bia gây ra các tổn hại to lớn cho bản thân người sử dụng cũng như toàn xã hội.

- Trường hợp 1: Ma túy làm tiêu hao tiền bạc của bản thân và gia đình, hoặc để có tiền sử dụng ma tuý, nhiều người đã trộm cắp, hành nghề mại dâm, hoặc thậm chí giết người, cướp của. Sức khoẻ giảm sút, gây tổn thất về tình cảm. 

- Trường hợp 2: Mê tín dị đoan gây ra hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khoẻ, thời gian, tài sản, thậm chí cả tính mạng.

Yêu cầu b) Tệ nạn xã hội là hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật mang tính phổ biến, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội.

Yêu cầu c) Các loại tệ nạn xã hội phổ biến: ma túy, mại dâm, cờ bạc, mê tín dị đoan, nghiện rượu bia, đua xe trái phép…

1.2. Nguyên nhân và hậu quả của tệ nạn xã hội

Câu hỏi: Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

(1) Đội cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý đã phát hiện bốn năm sinh đang tắm ma tuý vào thuốc lào đề hút. Lực lượng công an đã tiến hành thu giữ tàng vật, tạm giữ các đối tượng để xử lý theo quy định của pháp luật.

(2) Thanh tra Sở thông tin và truyền thông phối hợp cùng Công an tỉnh lập biên bản và xử phạt bà H về việc đăng tải clip trên mạng có nội dung mê tín dị đoan, sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm quy định pháp luật.

(3) Nhận được tin nhắn trúng thưởng 100 000 000 đồng qua hình thức bốc thăm ngẫu nhiên số điện thoại khách hàng, Nvi điền thông tin cá nhân, số tài khoản, mật khẩu dễ nhận thưởng. Sau khi thực hiện, toàn bộ số tiền trong tài khoản của N bị chiếm đoạt. Công an đã vào cuộc điều tra và bắt được đường dây lừa đảo.

a) Em hãy nêu nguyên nhân, hậu quả của những tệ nạn xã hội trong các trường hợp trên.

b) Kể thêm những hậu quả của tệ nạn xã hội mà em biết theo gợi ý dưới đây:

Trả lời: 

Yêu cầu a)

- Trường hợp 1:

+ Nguyên nhân: Do S tò mò, thiếu hiểu biết, bị ảnh hưởng từ những bạn bè xấu.

+ Hậu quả: Sau nhiều lần sử dụng, S trở nên gầy gò, dáng đi xiêu vẹo, khả năng tập trung suy giảm và thường xuyên xuất hiện ảo giác dẫn đến hành vi kích động, gây nguy hiểm cho bản thân S và những người xung quanh.

- Trường hợp 2:

+ Nguyên nhân: Do không có việc làm ổn định, lại lười biếng muốn kiếm tiền một cách nhàn hạ.

+ Hậu quả: Làm cho nhiều người tốn kém tiền bạc vào những việc thừa thãi không có kết quả, gây rối loạn xã hội.

- Trường hợp 3:

+ Nguyên nhân: Do thiếu hiểu biết, tham lam.

+ Hậu quả: N đã bị lừa hết sạch tiền.

Yêu cầu b)

Tệ nạn

xã hội

Hậu quả

Đối với bản thân

Đối với gia đình

Đối với xã hội

Ma túy, mại dâm, cờ bạc, mê tín dị đoan, nghiện rượu bia, đua xe…

- Tổn thương nghiêm trọng đối với sức khỏe của chính bản thân người tham gia

- Làm tha hóa về nhân cách, rối loạn về hành vi, rơi vào lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật và phạm tội.

- Các gia đình có người thân tham gia các tệ nạn xã hội sẽ có thể bị khủng hoảng về mặt tài chính cũng như tinh thần.

- Gây bức xúc, bất bình trong dư luận xã hội, ảnh hưởng tới trật tự, an toàn xã hội;

- Gây tâm lý hoang mang, lo lắng, sợ hãi cho những người dân lương thiện.

1.3. Một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội

Câu hỏi: 

a) Em hãy cho biết hành vi tẩm ma túy vào thuốc lào để hút của các học sinh ở thông tin 1 (mục 1) có vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội không. Vì sao?

b) Em hãy nêu một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

Trả lời:

Yêu cầu a) Hành vi này có vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. Bởi đã vi phạm Khoản 5 Điều 5 Luật Phòng, chống ma túy năm 2021; Khoảng 1 Điều 255 Luật Hình sự năm 2015.

Yêu cầu b)

- Việc phòng, chống tệ nạn xã hội được Nhà nước ta quy định trong một số văn bản luật như Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Luật Phòng, chống ma túy năm 2021…

- Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm tham gia dưới mọi hình thức vào các tệ nạn xã hội ma túy, mại dâm, cờ bạc, mê tín dị đoan…

- Hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội sẽ bị xử lí theo nhiều hình thức như: cảnh cáo, xử phạt hành chính, phạt tù, tử hình… tùy thuộc vào mức độ và tính chất vi phạm.

1.4. Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống tệ nạn xã hội

Câu hỏi: Em hãy quan sát các tranh dưới đây và trả lời câu hỏi:

a) Trong những bức tranh trên, các bạn đã làm gì để phòng, chống tệ nạn xã hội?

b) Em hãy kể thêm những việc học sinh cần làm để phòng, chống tệ nạn xã hội.

Trả lời:

Yêu cầu a)

- Tranh 1: Lắng nghe các chú công an tuyên truyền về phòng, chống ma túy.

- Tranh 2: Vẽ tranh tuyên tuyền tác hại của tệ nạn xã hội và kêu gọi phòng, chống tệ nạn xã hội.

- Tranh 3: Tham gia đóng góp ý kiến vào hòm thư tố giác tội phạm.

- Tranh 4: Từ chối sử dụng thử chất kích thích.

- Tranh 5: Tổ chức các buổi tọa đàm chia sẻ kiến thức phòng, chống tệ nạn xã hội.

Yêu cầu b) Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống tệ nạn xã hội:

- Chăm chỉ học tập, rèn luyện, nâng cao nhận thức, bổ sung kĩ năng, xây dựng lối sống giản dị, lành mạnh.

- Tuân thủ và tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

- Phê phán, tố cáo các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

- Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội ở nhà trường và địa phương.

  1. Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật mang tính phổ biến, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. Có nhiều loạl tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm, cờ bạc, mê tín dị đoan, nghiện rượu, bia,... Nguyên nhân của tệ nạn xã hội: do thiếu kiến thức, thiếu kĩ năng sống; do lười lao động, ham chơi, đua đòi, thích hưởng thụ; do ảnh hưởng của môi trường gia đình, môi trường xã hội tiêu cực,... Tệ nạn xã hội gây ra những hậu quả tiêu cực về sức khoẻ, tâm lí, tính mạng, kinh tế của bản thân và gia đình; gây rối loạn trật tự xã hội; cản trở sự phát triển của đất nước...

  2. Việc phòng, chống tệ nạn xã hội được Nhà nước ta quy định trong một số văn bản luật như Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Luật Phòng, chống ma tuý năm 2021,... Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm tham gia dưới mọi hình thức vào các tệ nạn xã hội ma tuý, mại dâm, cờ bạc, mê tín dị đoan,... Hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội sẽ bị xử theo nhiều hình thức như: cảnh cáo, xử phạt hành chính, phạt tù, tử hình,... tuỳ thuộc vào mức độ và tính chất vi phạm.

  3. Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống tệ nạn xã hội:

  - Chăm chỉ học tập, rèn luyện, nâng cao nhận thức, bổ sung kĩ năng, xây dựng lối sống giản dị, lành mạnh.

  - Tuân thủ và tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

  - Phê phán, tố cáo các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

  - Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội ở nhà trường và địa phương.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập: Em sẽ ứng xử như thế nào trong trường hợp bạn mời hút heroin hoặc có người lạ rủ đi chơi?

Hướng dẫn giải:

Dựa vào nội dung bài học và hiểu biết cá nhân để phân tích, xử lí tình huống:

- Nếu bạn mời hút heroin em sẽ từ chối và báo cho người lớn biết

- Nếu có người lạ rủ đi chơi em cũng từ chối và báo cho người lớn biết

Lời giải chi tiết:

Trong các trường hợp trên, em sẽ ngay lập tức từ chối, bởi vì hút heroin là hành vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội, còn việc đi chơi với người lạ sẽ có nguy cơ cao bị rơi vào ổ mua bán mại dâm và vận chuyên đồ lạ hộ người khác có nguy cơ trở thành người vận chuyện ma túy. Sau đó em sẽ báo lại cho người thân để có những góp ý, lời khuyên đúng đắn hơn.

ADMICRO

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội, các em cần:

- Nêu được khái niệm và các loại tệ nạn xã hội phổ biến

- Giải thích được nguyên nhân và hậu quả của tệ nạn xã hội

- Biết một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội

- Nâng cao trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống tệ nạn xã hội

3.1. Trắc nghiệm Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội - Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 9 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 9 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1 trang 55 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Luyện tập 2 trang 55 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Luyện tập 3 trang 55 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Luyện tập 4 trang 55 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Vận dụng 1 trang 55 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Vận dụng 2 trang 55 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Giải Bài tập 1 trang 31 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải Bài tập 2 trang 32 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải Bài tập 3 trang 32 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải Bài tập 4 trang 33 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải Bài tập 5 trang 35 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT

4. Hỏi đáp Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội - Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HỌC247.

NONE
OFF