OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Vận dụng 2 trang 37 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Vận dụng 2 trang 37 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Em hãy cùng các bạn trong nhóm xây dựng và biểu diễn một vở kịch ngắn về tâm lí căng thẳng của học sinh và cách ứng phó tích cực với tâm lí căng thẳng.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết Vận dụng 2 trang 37

Phương pháp giải:

- Lên ý tưởng

- Cùng các bạn trong nhóm xây dựng một vở kịch ngắn về tâm lí căng thẳng của học sinh và cách ứng phó tích cực với tâm lí căng thẳng

- Biểu diễn trước lớp

Lời giải chi tiết:

Gợi ý tham khảo kịch bản dưới đây:

Người dẫn truyện (đọc): Mới chuyển về ngôi trường mới, Diệu Nhi đối mặt với "deadline bài tập này nối tiếp deadline kia". Đảm nhận cương vị lớp trưởng, bên cạnh việc học, Nhi còn làm thêm nhiều dự án, hoạt động xã hội khác, có những ngày thức đến tận 3h sáng cho hoàn thành kịp tiến độ.

Mới đầu Nhi chọn cách im lặng, không thích phân bua, giải thích với ai, trong khi đó mọi người thì luôn đưa ra yêu cầu, đòi hỏi cho Nhi:

- Cô giáo: Em đã hoàn thành bài tập chưa?

- Các bạn: Phần làm bài nhóm, cậu làm giúp tớ nhé!

- Bố: Sao con suốt ngày dùng điện thoại, máy tính thế! Con mà không đạt học sinh giỏi, bố sẽ tịch thu điện thoại.

Tình hình không được giải quyết mà thậm chí gay gắt hơn. Nhi cảm thấy rất mệt mỏi, bất an, bồn chồn và cảm thấy bản thân thật vô dụng.

Thấy Nhi có những biểu hiện mệt mỏi, lo lắng, mẹ đã hỏi Nhi:

- Mẹ: Có vấn đề gì à con?

Người dẫn truyện (đọc) Nhi quyết định ngồi xuống giãi bày, tâm sự với mẹ, trút bỏ hết mọi tâm tư đè nặng bấy lâu nay.

- Nhi: Thời gian học online môn học chồng lên môn học, lượng bài tập rất nhiều. Là lớp trưởng nên công việc của con càng nhiều hơn, kéo dài từ sáng đến đêm mà vẫn không xong việc.

Người dẫn truyện (đọc) May mắn mẹ là một người biết thấu hiểu và thông cảm, sau lần đó mẹ không còn trách mắng nữa mà thường xuyên tẩm bổ cho con gái sau những giờ học căng thẳng.

Nhi còn tạo nhóm kết nối với các thành viên trong lớp để học cách chia sẻ, trò chuyện gắn kết với nhau sau mỗi giờ học. Để giải tỏa áp lực, các bạn trẻ dành thời gian nghe nhạc, xem một phim hay bình luận về một video tích cực nào đó trên TikTok, Facebook.

-- Mod GDCD 7 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Vận dụng 2 trang 37 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.

NONE
OFF