Giải bài 6 tr 13 sách GK Lý lớp 12
Một con lắc lò xo gồm một vật có khối lượng m = 0,4 kg và một lò xo có độ cứng k = 80 N/m. con lắc dao động điều hòa với biên độ bằng 0,1 m. hỏi tốc độ của con lắc khi qua vị trí căn bằng?
A. 0 m/s.
B. 1,4 m.s.
C. 2,0 m/s.
D. 3,4 m/s.
Gợi ý trả lời Bài 6
Nhận định và phương pháp:
Bài 6 là dạng bài tập con lắc lò xo dao dộng điều hòa , yêu cầu ta tìm tốc độ của con lắc khi qua vị trí căn bằng.
Cách giải :
-
Đối với dạng bài này, ta sẽ sử dụng công thức của con lắc khi qua VTCB.
-
Theo đó, khi qua VTCB, con lắc có thế năng bằng 0, động năng cực đại (bằng cơ năng).
Tức là: \(\frac{1}{2}mv_{max}^{2}=\frac{1}{2}K.A^2\) .
-
Thay số vào công thức và tính toán \(\Rightarrow v_{max}\)
-
Chọn phương án đúng với kết quả.
Lời giải:
Áp dụng phương pháp trên để giải bài 6 như sau:
-
Ta có: Khi con lắc qua vị trí cân bằng (x = 0) thì thế năng bằng 0, động năng cực đại (bằng cơ năng):
\(\frac{1}{2}mv_{max}^{2}=\frac{1}{2}K.A^2\)
\(\Rightarrow v_{max}\) = A. = 0,1 ≈ 1,4 m/s
⇒ Đáp án B.
-- Mod Vật Lý 12 HỌC247
Video hướng dẫn giải Bài 6 SGK
Bài tập SGK khác
Bài tập 4 trang 13 SGK Vật lý 12
Bài tập 5 trang 13 SGK Vật lý 12
Bài tập 2.1 trang 6 SBT Vật lý 12
Bài tập 2.2 trang 6 SBT Vật lý 12
Bài tập 2.3 trang 6 SBT Vật lý 12
Bài tập 2.4 trang 6 SBT Vật lý 12
Bài tập 2.5 trang 6 SBT Vật lý 12
Bài tập 2.6 trang 6 SBT Vật lý 12
Bài tập 2.7 trang 7 SBT Vật lý 12
Bài tập 2.8 trang 7 SBT Vật lý 12
Bài tập 2.9 trang 7 SBT Vật lý 12
Bài tập 2.10 trang 7 SBT Vật lý 12
Bài tập 2.11 trang 7 SBT Vật lý 12
Bài tập 2.12 trang 7 SBT Vật lý 12
Bài tập 2.13 trang 8 SBT Vật lý 12
Bài tập 2.14 trang 8 SBT Vật lý 12
Bài tập 2.15 trang 8 SBT Vật lý 12
Bài tập 2.16 trang 8 SBT Vật lý 12
-
Một con lắc LX treo thẳng đứng với biên độ A = 10 cm. Khoảng thời gian từ lúc lực đàn hồi cực đại đến lúc lực đàn hồi cực tiểu là \(\frac{T}{3},\) với T là chu kì dao động của con lắc.
bởi Lam Van 19/08/2021
Tốc độ của vật nặng khi nó cách vị trí thấp nhất 4 cm có giá trị là bao nhiêu? Lấy \(g={{\pi }^{2}}=10m/{{s}^{2}}.\)
A. 83,11 cm/s.
B. 113,14 cm/s.
C. 87,66 cm/s.
D. 57,37 cm/s.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một CLLX đang dao động tắt dần với cơ năng ban đầu của nó là 8 J, sau ba chu kỳ đầu tiên biên độ của nó giảm đi 10%.
bởi bach hao 18/08/2021
Phần cơ năng chuyển thành nhiệt sau khoảng thời gian đó là:
A. 6,3J
B. 7,2J
C. 1,52J
D. 2,7J
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tiến hành thí nghiệm với con lắc lò xo treo thẳng đứng:
bởi Song Thu 19/08/2021
Lần 1: Cung cấp cho vật nặng vận tốc từ vị trí cân bằng thì vật dao động với biên độ A1.
Lần 2: Đưa vật đến vị trí cách vị trí cân bằng đoạn x0 rồi buông nhẹ. Lần này vật dao động với biên độ A2 .
Lần 3: Đưa vật đến vị trí cách vị trí cân bằng đoạn x0 rồi cung cấp cho vật nặng vận tốc v0 . Lần này vật dao động với biên độ bằng .
A. \(\sqrt{\frac{A_{1}^{2}+A_{2}^{2}}{2}}.\)
B. \(\frac{{{A}_{1}}+{{A}_{2}}}{2}.\)
C. A1 + A2.
D. \(\sqrt{A_{1}^{2}+A_{2}^{2}}.\)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một CLLX treo thẳng đứng dao động với biên độ 4cm, chu kì 0,5s. Khối lượng quả nặng 400g.
bởi Xuan Xuan 19/08/2021
Lấy pi2 =10, cho g = 10m/s2. Giá trị cực đại của lực đàn hồi tác dụng vào quả nặng là
A. 6,56N
B. 2,56N
C. 256N
D. 656N
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Một con lắc lò xo đang thực hiện dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực cưỡng bức với phương trình: \(F=0,25\cos 4\pi t\,\,(N)\) (t tính bằng s).
bởi Huy Tâm 19/08/2021
Con lắc dao động với tần số góc là
A. 4π rad/s.
B. 0,5 rad/s.
C. 2π rad/s.
D. 0,25 rad/s.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một con lắc lò xo có vật \(m=100\,g\) được treo vào đầu tự do của một lò xo có độ cứng \(k=20\text{ }N/m\).
bởi Nguyễn Minh Minh 18/08/2021
Vật được đặt trên một giá đỡ nằm ngang tại vị trí lò xo không biến dạng. Cho giá đỡ M chuyển động nhanh dần đều xuống phía dưới với gia tốc \(a=2m/{{s}^{2}}\). Lấy \(g=10m/{{s}^{2}}\). Ở thời điểm lò xo dài nhất lần đầu tiên, khoảng cách giữa vật và giá đỡ gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 4 cm.
B. 3,6 cm.
C. 3 cm.
D. 4,2 cm.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một lò xo nhẹ có \(k=100N/m\), một đầu cố định, đầu còn lại gắn vật \(m=0,1\text{ }kg\). Kích thích cho vật dao động điều hòa theo phương ngang.
bởi Anh Hà 18/08/2021
Lấy \({{\pi }^{2}}=10\). Tại thời điểm \(t=1s\), độ lớn lực đàn hồi là 6N, thì tại thời điểm sau đó 2019 s, độ lớn của lực phục hồi là
A. \(3\sqrt{3}\) N.
B. 6N.
C. \(3\sqrt{2}\) N.
D. 3N.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Con lắc lò xo dd theo phương nằm ngang. Khoảng thời gian giữa hai thời điểm liên tiếp động năng bằng thế năng là 0,2 s. Chu kì dao động của con lắc là:
bởi Lam Van 17/08/2021
A. 0,2 s.
B. 0,6 s.
C. 0,4 s.
D. 0,8 s.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Chọn phát biểu đúng? Biên độ dao động của con lắc lò xo không ảnh hưởng đến
bởi Nguyen Nhan 17/08/2021
A. gia tốc cực đại.
B. vận tốc cực đại.
C. tần số dao động.
D. động năng cực đại.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một con lắc lò xo dao động tại nơi có \(g=10\,\,\text{m/}{{\text{s}}^{\text{2}}}\text{.}\) Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của độ lớn lực kéo về \({{F}_{kv}}\) tác dụng lên vật và độ lớn lực đàn hồi \({{F}_{dh}}\) của lò xo theo thời gian \(t.\)
bởi Huong Giang 16/08/2021
Biết \({{t}_{2}}-{{t}_{1}}=\frac{\pi }{20}\,\)s. Gia tốc của vật tại thời điểm \(t={{t}_{3}}\) có độ lớn gần nhất giá trị nào sau đây?
A. 870 cm/s2.
B. 600 cm/s2.
C. 510 cm/s2.
D. 1000 cm/s2.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một con lắc lò xo độ cứng \(k\) và vật nhỏ có khối lượng \(m.\) Trong dao động điều hòa, thời gian giữa hai lần liên tiếp vật đi qua vị trí động năng bằng thế năng là
bởi hai trieu 16/08/2021
A. \(\Delta t=\frac{\pi }{3}\sqrt{\frac{m}{k}}\).
B. \(\Delta t=\frac{\pi }{3}\sqrt{\frac{k}{m}}\).
C. \(\Delta t=\frac{\pi }{4}\sqrt{\frac{m}{k}}\).
D. \(\Delta t=\frac{1}{3}\sqrt{\frac{k}{m}}\).
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một con lắc lò xo k=100N/m treo thẳng đứng với giá treo, đầu dưới gắn với vật nặng m = 250g, kéo vật xuống dưới VTCB một đoạn 2 cm, rồi truyền cho nó một vận tốc bằng \(40\sqrt{3}\) cm/s hướng lên trên. Gốc thời gian là lúc truyền vận tốc.
bởi Lê Chí Thiện 17/08/2021
Lấy g = 10 m/s2. Tìm công của lực đàn hồi con lắc lò xo trong khoảng thời gian từ t1 = \(\pi \)/120 s đến t2 = t1 + T/4.
A. -0,08 J.
B. 0,08 J.
C. 0,1 J.
D. 0,02 J.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một lò xo treo thẳng đứng vào điểm cố định, đầu dưới gắn vật khối lượng 100g. Vật dao động điều hòa với tần số 5Hz và cơ năng bằng 0,08 J.
bởi Mai Rừng 16/08/2021
Lấy \({{\pi }^{2}}\) =10. Tỉ số giữa động năng và thế năng khi vật ở li độ 2cm là
A. 3
B. \(\frac{1}{3}\)
C. 2
D. \(\frac{1}{2}\)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một con lắc lò xo gồm viên bi nhỏ khối lượng m = 250 g và lò xo khối lượng không đáng kể có độ cứng 100 N/m. Con lắc dao động cưỡng bức theo phương trùng với trục của lò xo dưới tác dụng của ngoại lực tuần hoàn \(F={{F}_{0}}\cos \omega t\left( N \right)\).
bởi thuy linh 16/08/2021
Khi thay đổi \(\omega \) thì biên độ dao động của viên bi thay đổi. Khi \(\omega \) lần lượt là 10 rad/s và 15 rad/s thì biên độ dao động của viên bi tương ứng là A1 và A2. So sánh A1 và A2.
A. \({{A}_{1}}=1,5{{A}_{2}}\)
B. \({{A}_{1}}={{A}_{2}}\)
C. \({{A}_{1}}<{{A}_{2}}\)
D. \({{A}_{1}}>{{A}_{2}}\)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Con lắc lò xo với biên độ A dao động điều hoà. Thời gian ngắn nhất để hòn bị đi từ vị trí cân bằng đến vị trí có li độ \(x=A\frac{\sqrt{2}}{2}\) là 0,25s.
bởi hi hi 15/08/2021
Chu kỳ của con lắc
A. 0,5s
B. 0,25s
C. 2s
D. 1s
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một con lắc LX treo thẳng đứng gồm lò xo nhẹ có độ cứng k gắn với vật nhỏ có khối lượng m đang dao động điều hòa dọc theo trục Ox thẳng đứng mà gốc O ở ngang với vị trí cân bằng của vật.
bởi Nguyễn Hạ Lan 16/08/2021
Lực đàn hồi mà lò xo tác dụng lên vật trong quá trình dao động có đồ thị như hình bên. Lấy \({{\pi }^{2}}=10,\(phương trình dao động của vật là:
A. \(x=2\cos \left( 5\pi t+\frac{\pi }{3} \right)\left( cm \right)\) B. \(x=2\cos \left( 5\pi t-\frac{\pi }{3} \right)\left( cm \right)\)
C. \(x=8\cos \left( 5\pi t-\frac{\pi }{2} \right)\left( cm \right)\) D. \(x=8\cos \left( 5\pi t+\frac{\pi }{2} \right)\left( cm \right)\)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một con lắc lò xo có m = 200g dao động điều hoà theo phương đứng. Chiều dài tự nhiên của lò xo là \({{l}_{0}}=30cm.\)
bởi Ho Ngoc Ha 16/08/2021
Lấy g = 10m/s2. Khi lò xo có chiều dài 28cm thì vận tốc bằng không và lúc đó lực đàn hồi có độ lớn 2N. Năng lượng dao động của vật là
A. 0,02J
B. 0,08J
C. 0,1J
D. 1,5J
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hai con lắc lò xo đặt đồng trục trên mặt phẳng ngang không ma sát như hình vẽ. Mỗi lò xo có một đầu cố định và đầu còn lại gắn với vật nặng khối lượng m.
bởi Thúy Vân 15/08/2021
Ban đầu, hai vật nặng ở các vị trí cân bằng O1, O2 cách nhau 10 cm. Độ cứng các lò xo lần lượt là k1 = 100 N/m và k2 = 400 N/m. Kích thích cho hai vật dao động điều hòa bằng cách: vật thứ nhất bị đẩy về bên trái còn vật thứ hai bị đẩy về bên phải rồi đồng thời buông nhẹ. Biết động năng cực đại của hai vật bằng nhau và bằng 0,125 J. Kể từ lúc thả các vật, khoảng cách nhỏ nhất giữa hai vật có giá trị là
A. 6,25 cm.
B. 5,62 cm.
C. 7,50 cm.
D. 2,50 cm.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một con lắc lò xo có k= 20 N/m, dao động điều hòa với biên độ 5 cm. Gốc thế năng tại vị trí cân bằng. Khi vật nặng qua vị trí có li độ 2 cm thì động năng của nó bằng
bởi can chu 16/08/2021
A. 0,021 J.
B. 0,029 J.
C. 0,042 J.
D. 210 J.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Con lắc lò xo gồm vật khối lượng m, lò xo có độ cứng k. Công thức tính tần số dao động của con lắc là
bởi Huong Duong 15/08/2021
A. \(2\pi \sqrt{\frac{m}{k}}.\)
B. \(\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{k}{m}}.\)
C. \(\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{m}{k}}.\)
D. \(2\pi \sqrt{\frac{k}{m}}.\)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Giải bài tập trong hình vẽ sau:
bởi Lâm Lâm 12/08/2021
Help me !Theo dõi (0) 0 Trả lời -
Một con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hòa dọc theo trục tọa độ Ox, gốc O ở vị trí cân bằng, chiều dương hướng ra xa đầu cố định của lò xo, với phương trình: x = 5cos(10t /3) cm. Chiều dài tự nhiên của lò xo là 20 cm. Chiều dài của con lắc ở vị trí vật có li độ x = 2 cm
bởi Phước Đức 27/07/2021
Giúp em câu nàyTheo dõi (0) 0 Trả lời -
Con lắc lò xo treo thẳng có độ cứng k = 100 N/m, vật nhỏ khối lượng m = 100 g. Nâng vật lên theo phương thẳng đứng để lò xo nén 3 cm rồi truyền cho vật vận tốc đầu 30\(\pi \) cm/s hướng thẳng đứng xuống dưới.
bởi Hồng Hạnh 11/07/2021
Trong một chu kì, khoảng thời gian lực đàn hồi của lò xo có độ lớn nhỏ hơn 2 N gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 0,02 s.
B. 0,06 s.
C. 0,05 s
D. 0,04 s.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Chọn gốc tọa độ O của dao động con lắc lò xo tại vị trí cân bằng, trục Ox song song với trục của lò xo.
bởi Bảo khanh 11/07/2021
Thế năng của con lắc lò xo khi vật có li độ x là
A. \({{\text{W}}_{t}}=k{{x}^{2}}\)
B. \({{\text{W}}_{t}}=\frac{kx}{2}\)
C. \({{\text{W}}_{t}}=\frac{k{{x}^{2}}}{2}\)
D. \({{\text{W}}_{t}}=\frac{{{k}^{2}}x}{2}\)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Con lắc lò xo có độ cứng 200N/m , quả cầu M có khối lượng 1kg đang dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ 12,5cm.
bởi Hoai Hoai 12/07/2021
Ngay khi quả cầu xuống đến vị trí thấp nhất thì có một vật nhỏ khối lượng 500g bay theo phương trục lò xo, từ dưới lên với tốc độ 6m/s tới dính chặt vào M. Lấy g=10m/s2. Sau va chạm, hai vật dao động điều hòa. Biên độ dao động của hệ hai vật sau va chạm là:
A. 10cm
B. 20cm
C. 17,3cm
D. 21cm
Theo dõi (0) 1 Trả lời