OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài tập 2.17 trang 8 SBT Vật lý 12

Giải bài 2.17 tr 8 sách BT Lý lớp 12

Một con lắc lò xo dao động điều hoà.

a) Tại li độ x bằng một nửa biên độ thì bao nhiêu phần của cơ năng là thế năng ? là động năng ?

b) Tại li độ nào (tính theo biên độ) thì động năng bằng thế năng ?

ADMICRO/lession_isads=0

Hướng dẫn giải chi tiết

a) Tại li độ x bằng một nửa biên độ ta có:

\(\begin{array}{*{20}{c}} {}&{W = \frac{1}{2}k{A^2}{\mkern 1mu} }\\ {}&{{W_t} = \frac{1}{2}k{x^2} = \frac{1}{4}{\mkern 1mu} .\frac{1}{2}k{A^2}{\mkern 1mu} = \frac{1}{4}{\rm{W}}}\\ {}&{{{\rm{W}}_d} = {\rm{W}} - {{\rm{W}}_t} = \frac{3}{4}{\rm{W}}} \end{array}\)

b) Vị trí động năng bằng thế năng ta có :

\(\begin{array}{*{20}{c}} {}&{{{\rm{W}}_d} = {{\rm{W}}_t}}\\ {}&{ \Rightarrow {{\rm{W}}_d} + {{\rm{W}}_t} = 2{{\rm{W}}_t} = {\rm{W}}}\\ {}&\begin{array}{l} \Rightarrow \frac{1}{2}k{x^2} = \frac{1}{2}.\frac{1}{2}k{A^2}\\ \Rightarrow x = \pm \frac{A}{{\sqrt 2 }} \end{array} \end{array}\)

-- Mod Vật Lý 12 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 2.17 trang 8 SBT Vật lý 12 HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

  • thanh hằng

    Một con lắc lò xo treo thẳng đứng được kích thích cho dao động điều hòa. Thời gian quả cầu đi từ vị trí cao nhất đến vị trí thấp nhất là 0,2 s và tỉ số giữa độ lớn của lực đàn hồi lò xo và trọng lượng của vật nặng khi nó ở vị trí thấp nhất là 7/4. Lấy \(g = \pi^2\:m/s^2\). Biên độ dao động của con lắc là

    A.5 cm. 

    B.4 cm. 

    C.3 cm.

    D.2 cm. 

    Theo dõi (0) 40 Trả lời
  • Suong dem

    Lần lượt treo vật m1, m2 vào 1 CLLX có k=40N/m và kích thích chúng dao động trong khoảng thời gian nhất định, m1 thực hiện được 20 dao động, m2 thực hiện được 10 dao động. Nếu cùng treo cả hai vật đó vào lò xo thì chu kỳ dao động của hệ là \(\frac{\pi}{2}\). tìm m1, m2 ?

    Theo dõi (0) 39 Trả lời
  • VIDEO
    YOMEDIA
    Trắc nghiệm hay với App HOC247
    YOMEDIA
    Chai Chai

    Một con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hòa với chiều dài lò xo biến thiên từ 52 cm đến 64 cm. Thời gian ngắn nhất chiều dài lò xo giảm từ 64 cm đến 61 cm là 0,3 s. Thời gian ngắn nhất chiều dài lò xo tăng từ 55 cm đến 58 cm là

    A. 0,6 s.

    B. 0,15 s.

    C. 0,3 s.

    D. 0,45 s.

    Theo dõi (0) 29 Trả lời
  • thùy trang

    Một vật có khối lượng m= 100g rơi từ độc cao h= 100cm lên một đĩa khối lượng ko đáng kể, gắn ở đầu một lò xo đặt thẳng đứng trên mặt sàn nằm ngang ( h so với đĩa), độ cứng k = 10 N/m. lấy g= 10 m/s2. Lực kéo cực đại của lò xo tác dụng lên tác dụng lên điểm gắn cố định lên sàn là:
    A. 2,6N
    B. 4,6N
    C. 3,6N
    D. 5,6N

    Theo dõi (0) 3 Trả lời
  • ADMICRO
    Van Tho

    để khắc phục tình trạng đua xe mo tô trên đường phố ở gần các khu dân cư, người ta thường làm các dãy song song để tạo thành các gờ làm giảm tốc độ của xe khi đi qua và gọi là gờ giảm tốc. khi xe moto đi qua với vận tốc 45km/h thì xe bị xóc mạnh nhất và lò xo giảm xóc của xe lúc đó dao động với tần số 50Hz. khoảng cách giữa hai gờ song song liên tiếp bằng

    A.20cm                                 B.25cm                                            C.50cm                                              D.45cm

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Bùi Thương

    Tại một địa điểm xác định, một con lắc đơn có chiều dài l dao động nhỏ với chu kỳ 2s. Nếu giảm chiều dài dây treo của con lắc đi 10% thì chu kỳ dao động của nó bằng bao nhiêu?

    Theo dõi (0) 0 Trả lời
  • Ý Như NT

    Ba con lắc lò xo, có độ cứng lần lượt là k; 2k; 3k. Được đặt trên mặt phẳng ngang và song song với nhau. con lắc 1 gắn vào điểm A; Con lắc 2 gắn vào điểm B; Con lắc 3 gắn vào điểm C. Biết AB = BC, Lò xo 1 gắn vật m1 = m; LX2 gắn vật m2 = 2m, LX 3 gắn vật vật m3. Ban đầu kéo LX1 một đoạn là a; lò xo 2 một đoạn là 2a; lò xo 3 một đoạn là A3, rồi buông tay cùng một lúc. Hỏi ban đầu phải kéo vật 3 ra một đoạn là bao nhiêu; và khối lượng m3 là bao nhiêu để trong quá trình dao động thì 3 vật luôn thẳng hàng.

    Theo dõi (0) 0 Trả lời
  • Nguyễn Phong

    Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm vật nặng khối lượng m= 100g lò xo có độ cứng k= 10N/m. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nằm ngang là 0,4. Lấy g=10 pi= 3,14. Ban đầu vật nặng được đưa đến vị trí lò xo dãn 9,5cm ròi truyền cho nó vận tốc v=75√3 cm/s hướng về vị trí lò xo tự nhiên. Tốc độ trung bình của vật nặng trong thời gian kể từ tời điểm thả đến thời điểm vật dừng lại 

    Theo dõi (1) 2 Trả lời
  • Vũ Duy

    Một CLLX nhẹ có chiều dài tự nhiên lo=40cm, treo thẳng đứng ,có k=100N/m, quả nặng có khối lượng m=100g. chọn õ trùng với trúc của lò xo, chiều dương hướng xuống, gốc tọa độ O tại VTCB của vật. Kích thích cho vật dao động điều hòa với biên độ A=2căn2 cm. lúc vật đang qua vị trí có tọa độ x=-1, người ta giữ cố định lò xo tại điểm B cách điểm treo cố định 20cm. Độ lớn lực đàn hồi cực đại tác dụng lên vật sau khi lò xo bị giữ bao nhiêu

    Theo dõi (1) 0 Trả lời
  • Naru to

    Trên mặt phẳng nằm ngang nhẵn có một điểm sáng S chuyển động tròn đều trên đường tròn tâm O bán kính 5cm với tốc độ góc 10π (rad/s). Cũng trên mặt phẳng đó, một con lắc lò xo dao động điều hoà theo phương ngang sao cho trục của lò xo trùng với một đường kính của đường tròn tâm O. Vị trí cân bằng của vật nhỏ của con lắc trùng với tâm O của đường tròn. Biết lò xo có độ cứng k = 100 N/m, vật nhỏ có khối lượng m = 100g. Tại một thời điểm nào đó, điểm sáng S đang đi qua vị trí như trên hình vẽ, còn vật nhỏ m đang có tốc độ cực đại Vmax = 50π (cm/s). Khoảng cách lớn nhất giữa điểm sáng S và vật nhỏ m trong quá trình chuyển động xấp xỉ bằng

     

    Theo dõi (0) 3 Trả lời
  • Nguyễn Thủy

    Một con lắc lò xo gồm vật nặng và lò xo có độ cứng k dao động điều hòa. Chọn gốc tọa độ O tại vị trí cân bằng, trục Ox song song với trục lò xo. Thế năng của con lắc lò xo khi vật có li độ x là

    Theo dõi (0) 2 Trả lời
  • Mỹ Hạnh
    1. Một con lắc lo xo gồm lò xo nhẹ và vật nhỏ khối lượng 100g đang dao động điều hoà theo phương ngang, mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Từ thời điểm t1 = 0 đến t= pi/48, động năng của con lắc tăng từ 0,096J đến giá trị cực đại rồi giảm về 0,064J. Ở thời điểm t2 thế năng của con lắc bằng 0,064J. Biên độ dao động của con lắc là ?
    Theo dõi (0) 0 Trả lời
  • Đinh Lực

    BT: Một con lắc lò xo có độ cứng k=100 N/m,m=100g treo thẳng đứng,gốc toạ độ tại ví trí cân bằng chiều dương hướng xuống.Ban đầu đưa vật lò xo không biến dạng rồi chuyền cho nó vận tốc 10​pi 

    a, viết phương trình dao động 

    Theo dõi (0) 0 Trả lời
  • Math MATH

    Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm lò xo treo vào vật có khối lượng 1 m. Khi vật nặng ở vị trí cân bằng thi lò xo giãn 10 cm. Đưa vật nặng đến vị trí lò xo giãn 20 cm rồi gắn thêm vào vật 1 m một vật nặng có khối lượng m2 =3m1 bằng một sợi dây dài 10 cm (như hình vẽ), thả nhẹ cho hệ chuyển động. Bỏ qua ma sát và lấy g2 =10 m/s2. Khi hệ vật đến vị trí thấp nhất thì bất ngờ sợi dây bị đứt, vật 2 m rơi tự do còn vật 1 m tiếp tục dao động. Khi 1 m lên đến vị trí cao nhất lần đầu tiên sau khi dây bị đứt thì vật 2 m vẫn chưa chạm đất. Khoảng cách giữa hai vật lúc đó là

     

    Theo dõi (0) 0 Trả lời
  • đỗ văn hào

    Hai con lắc lò xo giống hệt nhau, treo thẳng đứng, đang dao động điều hòa. Lực đàn hồi tác dụng vào điểm treo các lò xo phụ thuộc thời gian theo quy luật được mô tả bởi đồ thị hình vẽ. (con lắc (I) là đường nét liền, con lắc (II) là đường nét đứt). Chọn mốc thế năng đàn hồi tại vị trí cân bằng của vật nặng các con lắc. Tại thời điểm t0 động năng của con lắc (I) bằng 4 mJ thì thế năng đàn hồi của con lắc (II) bằng

          A. 16 mJ                             B. 4 mJ             

          C. 8 mJ                               D. 12 mJ

     

     

     

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Trần Thị Thu Vân

    Khi gắn quả nặng m1 vào một lò xo, thấy nó dao động với chu kì 6s. Khi gắn quả nặng có khối lượng m2 vào lò xo đó, nó dao động với chu kì 8s. Nếu gắn đồng thời m1 và m2 vào lò xo đó thì hệ dao động với chu kì bằng
    A. 10s B. 4,8s C. 7s D. 14s

    Theo dõi (0) 0 Trả lời
  • Trần Thị Thu Vân

    Một con lắc lò xo gồm vật nặng có khối lượng m = 400g lò xo có độ cứng k = 80N/m, chiều dài tự nhiên l0 = 25cm được đặt trên một mặt phẳng nghiêng có góc α = 30° so với mặt phẳng nằm ngang. Đầu trên của lò xo gắn vào một điểm cố định đầu dưới gắn vào vật nặng. Lấy g = 10m/s2 Chiều dài của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng là
    A. 21cm
    B. 22,5cm
    C. 27,5cm
    D. 29,5cm

    Theo dõi (0) 0 Trả lời
  • Trần Thị Thu Vân

    Một con lắc lò xo dao động điều hòa với phương trình x = 10cos ωt(cm). Tại vị trí có li độ x = 5cm tỉ số giữa động năng và thế năng của con lắc là:
    A. 1 B. 2 C. 3 D.4

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Phạm Giang

    Một con lắc lò xo nằm ngang có chiều dài tự nhiên của lò xo là l0 = 30 cm, độ cứng k = 100 
    N/m, đang dao động điều hoà với năng lượng W = 8*10-2 J . Chiều dài cực đại của lò xo trong quá trình dao động là

    Theo dõi (0) 0 Trả lời
  • Nguyễn Đặng Minh Huy

    Cho mình hỏi trong các công thức cơ năng của lò xo, có một công thức là \(W=\frac{1}{2} mA^2\omega^2\). Nhiều tài liệu đều nói là cơ năng không phụ thuộc vào khối lượng \(m\). Vậy thì giải thích dựa trên công thức thế nào ạ. Mình cảm ơn.

    Theo dõi (0) 0 Trả lời
  • Thanh Thanh

    con lắc lò xo

    một vật có khối lượng m=100g dao động điều hòa trên Ox với  tần số f=2 lấy tại thời điểm t1 có li độ x1=-5cm, sao đó 1,25s thì vật có thế năng là bao nhiêu?

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • thanh hằng

    Cho em hỏi bài ạ

    Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang với năng lượng dao động là 20 mJ và lực đàn hồi cực đại là 2N. Gọi I là điểm cố định của lò xo. Khoảng thời gian ngắn nhất từ khi điểm I chịu tác dụng của lực kéo đến khi chịu tác dụng của lực nén có cùng độ lớn 1N là 0,1s. Quãng đường lớn nhất mà vật đi được trong 0,2s là:

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Nguyễn Ngọc Sơn

    Ai biết làm thì chỉ giúp em bài này ạ, em xin cảm ơn nhiều

    Con lắc lò xo gồm vật 250g và lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m dao động điều hòa dọc theo trục Ox với biên độ 4 cm. Khoảng thời gian ngắn nhất để vận tốc của vật có giá trị từ -40 cm/s đến \(40 \sqrt{3}\) cm/s là

    Theo dõi (0) 3 Trả lời
  • Cam Ngan

    Anh chị nào biết làm bài này cho em nhờ xíu với ạ

    Một con lắc lò xo nằm ngang gồm lò xo có độ cứng k = 40N/m và quả cầu nhỏ A có khối lượng 100g đang đứng yên, lò xo không biến dạng. Dùng quả cầu B giống hệt quả cầu A bắn vào quả cầu A dọc theo trục lò xo với vận tốc có độ lớn 1m/s; va chạm giữa hai quả cầu là đàn hồi xuyên tâm. Hệ số ma sát giữa A và mặt phẳng đỡ là m = 0,1; lấy g = 10m/s2. Sau va chạm thì quả cầu A có biên độ lớn nhất là:

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Phan Dương

    con lắc lò xo

    Một con lắc lò xo thẳng đứng gồm vật có khối lượng 100 gam và lò xo khối lượng không đáng kể, có độ cứng 40 n/m. kéo vật nặng theo phương thẳng đứng cách vị trí cân bằng 1 đoạn 5 cm và thả nhẹ cho vật có dao động điều hòa. Chọn trục ox thẳng đứng, góc o trùng với vtcb, chiều chương là chiều vật bắt đầu chuyển động, gốc thời gian là lúc thả vật. g=10m/s^2. Viết phương trình dao động của vật

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
NONE
OFF