OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Tổng hợp Lý thuyết và bài tập về Phản ứng phân hạch - Phản ứng nhiệt hạch môn Vật Lý 12

26/11/2020 456.3 KB 154 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201126/385185236087_20201126_090913.pdf?r=1139
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 xin giới thiệu đến các em Tổng hợp Lý thuyết và bài tập về Phản ứng phân hạch - Phản ứng nhiệt hạch môn Vật Lý 12 được biên tập và tổng hợp đầy đủ. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích cho các em tham khảo và chuẩn bị tốt cho kì thi học sinh giỏi sắp tới. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

 

 
 

PHẢN ỨNG PHÂN HẠCH VÀ PHẢN ỨNG NHIỆT HẠCH

I. LÝ THUYẾT

1. Phản ứng phân hạch

- Khái niệm: Là phản ứng trong đó một hạt nhân nặng vỡ thành hai mảnh nhẹ hơn

- Điều kiện xảy ra:

Phải truyền cho x một năng lượng đủ lớn (năng lượng kích hoạt) vào cỡ vài meV để x chuyển sang trạng thái kích thích x*, trạng thái này không bền vững và x sẽ phân hạch

- Ví dụ:

\({}_0^1n + {}_{92}^{235}U \to {}_{92}^{236}U \to {}_{39}^{95}Y + {}_{53}^{138}I + 3{}_0^1n\)

- Năng lượng: Là phản ứng tỏa năng lượng

- Phản ứng phân hạch có điều khiển:

+ Phản ứng dây chuyển là phản ứng chất sản phẩm là tác nhân kích thích để phản ứng xảy ra, như vậy các phản ứng cứ nối tiếp nhau.

+ Gọi k là số hạt nhân được giải phóng sau 1 lần phân hạch

Nếu k > 1 phản ứng dây chuyền tắt dần

k = 1 phản ứng dây chuyển có điều khiển, để phản ứng tự duy trì ổn định. Được dùng trong lò phản ứng hạt nhân

k > 1 phản ứng tự duy trì tăng nhanh có thể gây cháy nổ. Được dùng trong bom

2. Phản ứng nhiệt hạch

- Khái niệm: Là phản ứng trong đó hai hạt nhân nhẹ tổng hợp lại thành một hạt nhân nặng hơn

- Điều kiện xảy ra:

+ Nhiệt độ cao cỡ 108 ℃.

+ Mật độ hạt nhân lớn.

+ Thời gian duy trì nhiệt độ lâu.

- Ví dụ:

\({}_1^2H + {}_1^2H \to {}_2^4He + {}_0^1n\)

- Năng lượng: Là phản ứng tỏa năng lượng

- Phản ứng phân hạch có điều khiển:

+ Chỉ thực hiện được ở dạng không kiểm soát (bom)

+ Hiện này chưa kiểm soát được

II. TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của phản ứng phân hạch?

A. Là phản ứng trong đó một hạt nhân bền vỡ thành hai mảnh nhẹ hơn

B. Là phản ứng trong đó một hạt nhân nặng vỡ thành hai mảnh nhẹ hơn

C. Là phản ứng tỏa năng lượng

D. Một hạt nhân nặng vỡ thành hai mảnh nhẹ hơn

Câu 2: Phản ứng phân hạch là

A. Phản ứng trong đó một hạt nhân nặng vỡ thành hai mảnh nhẹ hơn

B. Phản ứng trong đó hai hạt nhân nhẹ tổng hợp lại thành một hạt nhân nặng hơn

C. Phản ứng trong đó các hạt nhân nhẹ tổng hợp lại thành một hạt nhân nặng hơn

D. Phản ứng trong đó hạt nhân bền vỡ thành các hạt nhân kém bền vững

Câu 3: Phản ứng dây chuyền phân hạch tắt dần khi

A. K=1

B. K>1

C. K=0

D. K<1

Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của phản ứng nhiệt hạch?

A. Là phản ứng trong đó hai hạt nhân nhẹ tổng hợp lại thành một hạt nhân nặng hơn

B. Là phản ứng trong đó một hạt nhân nặng vỡ thành hai mảnh nhẹ hơn

C. Là phản ứng tỏa năng lượng

D. Các hạt nhân nhẹ tổng hợp lại thành một hạt nhân nặng

Câu 5: Phản ứng nhiệt hạch là:

A. Phản ứng trong đó hai hạt nhân nhẹ tổng hợp lại thành một hạt nhân nặng hơn

B. Phản ứng trong đó một hạt nhân nặng vỡ thành hai mảnh nhẹ hơn

C. Phản ứng trong đó một hạt nhân bền vỡ thành hai mảnh nhẹ hơn

D. Phản ứng trong đó hạt nhân bền vỡ thành các hạt nhân kém bền vững

...

---(Để xem tiếp nội dung phân Trắc nghiệm vận dụng, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)---

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Tổng hợp lý thuyết và bài tập về Phản ứng phân hạch - Phản ứng nhiệt hạch môn Lý lớp 12 năm học 2020-2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF