Nội dung tài liệu Tổng hợp các dạng câu phủ định thường gặp trong Tiếng Anh được HỌC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ hệ thống những dạng câu phủ định cơ bản và phân biệt sự khác nhau giữa Not và No trong việc sử dụng ngôn ngữ. Mời các bạn cùng tham khảo.
TỔNG HỢP CÁC DẠNG CÂU PHỦ ĐỊNH THƯỜNG GẶP TRONG TIẾNG ANH
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Thành lập câu phủ định với “Not”
Đơn giản nhất chỉ cần đặt chữ “not” vào sau trợ động từ hoặc động từ “be”. Đối với các câu không phải động từ “be” hoặc trợ động từ thì phải dùng dạng thức thích hợp của do/ does/ did thay thế.
Bạn sẽ hình dung cách làm dễ dàng hơn qua ví dụ sau:
Brian thầm thương trộm nhớ cô bạn cùng bàn và cuối cùng anh ấy cũng mạnh dạn “tỏ tình” với cô nhưng không ngờ cô bạn là “hoa đã có chủ”, thế là cô ấy dứt khoát buông câu phủ định rằng “I don’t love you” (Tôi không yêu bạn) và “say goodbye” (Nói lời tạm biệt) với Brian từ đây.
1.2. Câu phủ định sử dụng cấu trúc “Any/No”
Nếu “not” chỉ đơn thuần là một câu trần thuật thì cấu trúc đi với “any/no” được dùng để nhấn mạnh sự phủ định đó. “Some” trong câu khẳng định sẽ được chuyển thành:
Brian vừa được sếp thưởng nên có một ít tiền (some money), sau đó anh ấy hớn hở dẫn bạn bè đi ăn uống và lỡ “vung tay quá trán” nên giờ Brian chẳng còn lại một đồng xu dính túi
(Brian doesn’t have any money).
1.3. Câu phủ định song song
“Mình còn không biết tới cấu trúc này chứ đừng nói đến việc dùng nó”
(I don’t know this structure even using it)
– Đây là câu phủ định song song. Thực ra dạng câu này được sử dụng rất thường xuyên trong Tiếng Việt, nhưng chỉ vì giáo viên thường ít đề cập tới nên phần lớn chúng ta chả bao giờ dùng nó.
Một ngày đẹp trời, bạn bè của Brian muốn đến nhà anh ấy tổ chức ăn uống nhưng Brian nghĩ lại “Thôi rồi! Cô ấy đến vo gạo còn không biết chứ đừng nói đến nấu cho tụi nó ăn” (She doesn’t know washing rice much less cooking meal), thế là anh ấy phải viện đủ lý do để đám bạn không tới nhà mình nữa.
1.4. Cách dùng Not … at all; At all để lập câu phủ định
Cấu trúc này thường đứng ở cuối câu phủ định, dùng để nhấn mạnh với nghĩa là “chẳng…chút nào”.
Chẳng hạn, Brian đang cảm thấy quá mệt mỏi vì phải nghe người đối diện liên tục nói những điều vô bổ, thế là anh ấy buông cho họ một câu phủ định lại họ “Tôi chẳng hiểu (bạn đang nói) gì cả” ( I didn’t understand anything at all) để thoát ra khỏi đó ngay.
At all còn được dùng trong câu hỏi, đặc biệt với những từ như if/ever/any …
Ví dụ: Do you play poker at all? (Anh có chơi bài poker được chứ?)
1.5. Phủ định kèm với các trạng từ chỉ sự thường xuyên
Chúng ta có những trạng từ chỉ sự thường xuyên mang ý nghĩa phủ định (negative adverb), khi đã dùng nó thì trong câu không dùng cấu tạo phủ định của động từ nữa. Những trạng từ này là:
Hardly, barely, scarcely = almost nothing/ almost not at all = hầu như không.
Hardly ever, seldom, rarely = almost never = hầu như không bao giờ.
Khi kết hợp những từ này trong câu sẽ tạo ý nghĩa “bạn hầu như không bao giờ/chẳng mấy khi làm việc gì”
Ví dụ: Ở lớp có một cậu bạn mà bác bảo vệ nhìn riết chai mặt vì cậu ta thường xuyên đi trễ, có thể nói “Cậu ấy chẳng được mấy khi đến lớp đúng giờ” (He rarely comes to class ontime).
1.6. Câu phủ định với “No matter…”
Đây là cấu trúc mang nghĩa phủ định với công dụng nhằm để nhấn mạnh một cách quyết đoán.
No matter + who/what/which/where/when/how + Subject + verb in present: Dù có… đi chăng nữa… thì
No matter who = whoever; No matter what = whatever
Ghi chú:
Brian đang trong thời gian thi cử bận rộn mà bạn bè thường xuyên gọi điện rủ đi chơi. Để tránh tình trạng này, cậu ta dặn dò em trai mình rằng “Dù là ai gọi đến đi nữa thì cũng cứ nói là anh đi vắng nhé” (No matter who telephones, say I’m out).
1.7. Phủ định đi kèm với so sánh
Cấu trúc này mang ý nghĩa phủ định tuyệt đối, bày tỏ ý kiến mạnh mẽ.
Anna khá xinh đẹp và luôn tự tin về vẻ ngoài của mình. Khi được anh kia khen mình đẹp, Anna không hề khiêm tốn từ chối và đồng tình “Tôi không thể đồng ý với ý kiến của bạn hơn được nữa. Bạn thật chính xác” (I couldn’t agree with you less. You are correct!!!)
1.8. Sự khác biệt giữa "No" và "Not"
1.8.1. Ba cách sử dụng “No”
- Sử dụng như một tính từ đứng trước danh từ đếm được hoặc không đếm được.
There were no girls at the party. |
Không có cô gái nào trong bữa tiệc cả. |
I have no time to help you. I’m too busy. |
Tớ không có thời gian để giúp cậu đâu. Tớ bận lắm. |
No stars in the sky because it will rain. |
Không có ngôi sao nào trên bầu trời vì trời sắp mưa. |
- Sử dụng như một từ cảm thán, trả lời những câu hỏi Yes/No
Chúng ta đã được biết đến với những câu hỏi Yes/ No trong tiếng Anh rồi. Và đây cũng là một trường hợp mà ta sử dụng “no” như một thán từ trong câu.
A: Can I help you? B: No. Everything is okay |
A: Tớ có thể giúp gì cho cậu không? B: Không. Mọi thứ đều ổn cả. |
Mother: Do you like this soup? Son: No. |
Mẹ: Bạn có thích soup không? Cậu con trai: Không ạ. |
- Được dùng trước các danh động từ (thêm –ing)
Khi vào trong một nơi công cộng như: bệnh viện, trường học,… thường có những biển báo. Trên đó ghi các lệnh cấm như với cấu trúc No + Danh động từ (V-ing).
- No smoking. (Cấm hút thuốc)
- No playing in the street! (Cấm chơi đùa trên đường)
- No texting during school! (Cấm nhắn tin trong trường học)
1.8.2. Ba cách sử dụng “Not”
- Được dùng như một trạng từ để tạo ra sự phủ định trong câu. Và “Not” thường sử dụng với động từ “to be”
John is not at home today |
John không có ở nhà ngày hôm nay |
The exercise wasn’t (= was not) difficult |
Bài tập đó không khó |
My math teacher is not easy-going person |
Giáo viên dạy toán của tôi không phải là một người dễ tính. |
- Sử dụng trước một cụm từ hay mệnh đề để phủ định cho cụm từ, mệnh đề đó
I do not intend to resign |
Tôi không hề có ý định từ chức. |
You can come tomorrow, but not on Friday. |
Bạn có thể đến vào ngày mai, nhưng không được đến vào thứ Sáu. |
Ask James, not his wife. |
Hãy hỏi James, đừng hỏi vợ cậu ấy. |
- Sử dụng trong các câu trả lời rút gọn
A: Was the party good?” “I’m afraid not. B: I’m afraid not. |
A: Buổi tiệc vui chứ? B: Tớ e là không |
A: Is it going to rain tomorrow? B: I hope not. |
A: Ngày mai trời có mưa không? B: Mình hy vọng là không. |
A: Are you going out tonight? B: I think not. |
A: Bạn có đi ra ngoài vào tối nay không? B: Tôi nghĩ là không |
- Hai điểm nhận biết sự khác nhau giữa “No” và “Not” trong cấu trúc ngữ pháp Tiếng Anh
Tuy cả hai từ “No” và “Not” đều được sử dụng để thể hiện sự phủ định của câu nói. Nhưng vẫn còn nhiều người chưa biết cách sử dụng mỗi từ sao cho đúng và phù hợp với ngữ pháp. Nói cách khác là chưa thể nhận biết sự khác nhau giữa “No” và “Not” trong cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh. Những nội dung sau sẽ giúp bạn:
- “No + danh từ” nhấn mạnh sự phủ định hơn “not any”
“No” và “Not any” đều mang ý nghĩa phủ định. Tuy nhiên sử dụng “No + danh từ” sẽ nhấn mạnh sự phủ định nhiều hơn so với “Not any”
He paid no attention to what I was saying. |
Anh không chú ý đến những gì tôi đang nói. |
He didn’t pay any attention to what I was saying. |
Anh ấy không chú ý đến những gì tôi đang nói. |
I’ve decided that I have no alternative. |
Tôi đã quyết định rằng tôi không có sự thay thế. |
I’ve decided that I don’t have any alternative. |
Tôi đã quyết định rằng tôi không có bất kỳ sự thay thế nào. |
- Sử dụng “No” và “Not + a/an”
Đối với danh từ không có tính cấp bậc thì chúng ta không thể sử dụng “no” mà phải dùng “not + a/an”. Chúng ta có một số danh từ không có tính cấp bậc về thực phẩm như:
Ví dụ: A potato is not a fruit. ( Khoai tây không phải là một loại trái cây) |
Không dùng: A potato is no fruit. |
Đối với danh từ có tính cấp bậc thì chúng ta đều sử dụng “No” và “Not a/an” được như nhau:
Một số danh từ có tính cấp bậc như:
- Secret (n/adj): (sự) bí mật
- Romance (n): sự lãng mạn
- Dislike (n): Không thích
- Love (n): Tình yêu
Có thể hiểu tính cấp bậc như bạn có thể yêu thích một người này nhiều hơn một người khác. Hay là buổi tiệc này có sự lãng mạn hơn buổi tiệc kia.
- Ví dụ: It’s no secret that we are interested. (= It’s not a secret…) (Nó không phải là bí mật mà chúng tôi quan tâm) (Secret là danh từ có tính cấp bậc. Một thứ có thể được giữ bí mật nhiều hơn so với thứ khác)
2. Bài tập
Bài tập về cách phân biệt sử dụng “No” và “Not” trong tiếng Anh cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh
1. I like meat but … (no/not) fish.
2. She was … (no/not) surprised.
3. There is … (no/not) sugar left in the cupboard.
4. They repaired the door but … (no/not) properly.
5. Hurry up, we’ve got … (no/not) time to lose!
6. I will come but … (no/not) this evening.
7. My brother did … (no/not) help me.
8. I have … (no/not) money.
9. – ‘Do you smoke? – … (no/not) at work!’
10. – “Music? – OK, but … (no/not) any jazz!’
3. Đáp án
1. Not,
2. Not,
3. No,
4. Not,
5. No
6. Not,
7. Not,
8. No,
9. Not,
10. Not
...
Trên đây là toàn bộ nội dung Tổng hợp các dạng câu phủ định thường gặp trong Tiếng Anh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:
- Lý thuyết và bài tập cách thành lập từ trong Tiếng Anh
- Bài tập về dấu hiệu nhận biết các thì
- Bài tập Unit 7 Tiếng Anh 10 Thí điểm
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Lý thuyết và bài tập về thì quá khứ đơn lớp 9 có đáp án
11/07/2023187 -
Tổng hợp công thức và bài tập câu điều kiện lớp 9 có đáp án
10/07/2023277 -
Chuyên đề Câu ước ôn thi vào lớp 10 môn Tiếng Anh
10/05/2022572 - Xem thêm