OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Tóm tắt các dạng toán quan trọng và cách giải nhanh môn Hóa học 12 năm 2021

10/05/2021 1.09 MB 349 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210510/141291442529_20210510_162609.pdf?r=4754
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 xin chia sẻ với các em học sinh nội dung Tóm tắt các dạng toán quan trọng và cách giải nhanh môn Hóa học 12 năm 2021. Với nội dung đầy đủ các bài tập đi kèm đó là phương pháp và hướng dẫn giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các em học tập tốt hơn.

 

 
 

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. Dạng 1.  Kim loại (R) tác dụng với HCl, H2SO4 tạo muối và giải phóng H2

a.  Độ tăng (giảm) khối lượng dung dịch phản ứng (D m) sẽ là:

\(\Delta \) m = mR phản ứng – mkhí sinh ra

b.  Kim loại + HCl Muối clorua + H2

\({m_{muoi}}_{\,clorua} = {m_{KLpu}} + 71.{n_{{H_2}}}\)

c.  Kim loại + H2SO4 loãng Muối sunfat + H2

\({m_{muoi}}_{sunfat} = {m_{KLpu}} + 96.{n_{{H_2}}}\)

d.  Theo phương pháp tăng giảm khối lượng:

+ Cứ 1 mol kim loại R phản ứng với dung dịch HCl tạo muối clorua tăng 35,5n gam

+ Cứ 1 mol kim loại R phản ứng với dung dịch H2SO4 tạo muối sunfat tăng 48n gam

2. Dạng 2. Muối tác dụng với axit

a.  Muối cacbonat + ddHCl → Muối clorua + CO2 + H2O

\({m_{muoi clorua}} = {m_{muoi cacbonat}} + 11.{n_{C{O_2}}}\)

b.  Muối cacbonat + H2SO4 loãng  Muối sunfat + CO2 + H2O

\({m_{muoi sunfat}} = {m_{muoi cacbonat}} + 36.{n_{C{O_2}}}\)

c.  Muối sunfit + ddHCl → Muối clorua + SO2 + H2O

\({m_{muoi clorua}} = {m_{muoi sunfit}} - 9.{n_{S{O_2}}}\)

d.  Muối sunfit + H2SO4 loãng → Muối sunfat + SO2 + H2O

\({m_{muoi sunfat}} = {m_{muoi sunfit}} + 16.{n_{S{O_2}}}\)

3. Dạng 3. Oxit tác dụng với axit   muối + H2O

Ta có thể xem phản ứng như sau: O2-  + 2H+  →   H2O           

 \({n_{O/oxit}} = {n_{O/{H_2}O}} = \frac{1}{2}{n_{{H^ + }}}\)

a.  Oxit + dd H2SO4 loãng → Muối sunfat + H2O

\({m_{muoi sunfat}} = {m_{oxit}} + 80.{n_{{H_2}S{O_4}}}\)

b.  Oxit + dd HCl → Muối clorua + H2O

\({m_{muoi clorua}} = {m_{oxit}} + 27,5.{n_{HCl}}\)

4. Dạng 4. Oxit tác dụng với chất khử

MxOy  +  yCO  → xM  +  yCO2

MxOy  +  yH2 →  xM  +  yH2O

Trong đó M là kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa. Theo ĐLBTKL ta có:

m(oxit)  +  mCO  =  m(rắn)  +  mCO2

m(oxit)  +  mH2(pư)  =  m(rắn)  +  mH2O

Theo định luật bảo toàn nguyên tố thì:

CO  +  [O]  →  CO2  và  H2  + [O]  →  H2O

Từ đó ta suy ra những kết quả quan trọng sau:

- Số mol CO pư  =  số mol CO2 sinh ra  =  số mol O(trong oxit)

- Số mol H2 pư  =  số mol H2O sinh ra  =  số mol O(trong oxit)

- Số mol (CO +  H2)pư  =  số mol (CO2 + H2O)  sinh ra  =  số mol O(trong oxit)

- Khối lượng oxit ban đầu  =  khối lượng KL  +  khối lượng O(trong oxit)

Chú ý: \({\text{Oxit KL ( + }}{{\text{H}}_{\text{2}}}/{\text{CO}}) \to {\text{KL( + HCl/}}{{\text{H}}_{\text{2}}}{\text{S}}{{\text{O}}_{\text{4}}}) \to {\text{H}}_{\text{2}}^{}\)

Nhận xét: Đây là dạng BT quen thuộc trong các kỳ thi nên chúng ta cần chú ý:

+ Oxit KL  bị khử bởi H2.CO phải là oxit của KL đứng sau Al

+ KL tác dụng với dung dịch HCl.H2SO4 → H2 phải đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học

+ Số mol H2 (hoặc CO) (1) # Số mol H2(2)  →  Oxit của KL đa hóa trị.

5. Dạng 5. Xét hợp chất FexOy thì ta luôn có:

\(\frac{{{{\text{m}}_{{\text{Fe}}}}}}{{{{\text{m}}_{\text{O}}}}} = \frac{{56x}}{{16y}}\) và \(\frac{{\text{x}}}{{\text{y}}} = \frac{{{{\text{n}}_{{\text{Fe}}}}}}{{{{\text{n}}_{\text{O}}}}}\)

6. Dạng 6:  Một số bài toán về hiện tượng

a. Thổi từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch chứa a mol Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2. Sau phản ứng thu được b mol kết tủa.

Nếu b < a thì: Số mol CO2 đã phản ứng là: x = b và y = 2a – b     

b. Rót từ từ dung dịch kiềm đến dư vào dung dịch chứa a mol muối Al3+. Sau phản ứng thu được b mol kết tủa.

Nếu b < a thì : Số mol OH- đã phản ứng là: x = 3b và y = 4a - b

c. Rót từ từ dung dịch axit đến dư vào dung dịch chứa a mol muối AlO2-. Sau phản ứng thu được b mol kết tủa.

Nếu b < a thì  Số mol H+ đã phản ứng là: x = b và y = 4a - 3b

7. Dạng 7:  Kim loại tác dụng với dd H2SO4 đặc

R + H2SO4  → R2(SO4)n + sản phẩm khử  (S, SO2, H2S) + H2O

a. Tính khối lượng muối sunfat:

m muối = mKL + \({{\text{m}}_{{\text{S}}{{\text{O}}_{\text{4}}}^{{\text{2 - }}}(tm)}}\) = mKL + 96. \(\frac{{6 - x}}{2}*{{\text{n}}_{\mathop {\text{S}}\limits^{\text{x}} }}\)

b. Tính số mol axit tham gia pư:

\({{\text{n}}_{{\text{S}}{{\text{O}}_{\text{4}}}^{{\text{2 - }}}}}_{{\text{(muoi) }}}{\text{ =  }}\frac{{\text{1}}}{{\text{2}}}{{\text{n}}_{\text{e}}}{\text{(cho - nhan)}}\)

\(\sum\nolimits_{{{\text{n}}_{{{\text{H}}_{\text{2}}}{\text{S}}{{\text{O}}_{\text{4}}}}}} {}  = {{\text{n}}_{{\text{S}}{{\text{O}}_{\text{4}}}^{{\text{2 - }}}}}_{{\text{(muoi)}}} + {\text{ }}{{\text{n}}_{{\text{S}}{{\text{O}}_{\text{4}}}^{{\text{2 - }}}}}_{{\text{(san pham khi)}}} = {{\text{n}}_{\text{e}}}{\text{.}}\frac{{{\text{8 - x}}}}{{{\text{2(6 - x)}}}}\)

8. Dạng 8:  Kim loại tác dụng với dd HNO3

R + HNO3 →  R(NO3)n + sản phẩm khử \(\mathop N\limits^x \) (NO2,NO,N2O,N2,NH4NO3 )+ H2O

a. Tính khối lượng muối nitrat: 

m muối = mKL +  \({{\text{m}}_{{\text{N}}{{\text{O}}_{\text{3}}}^{\text{ - }}(tm)}}\) = mKL + 62(5-x).\(\mathop {{{\text{n}}_{\mathop {\text{N}}\limits^{\text{x}} }}}\limits^{} \)

b. Tính số mol axit tham gia pu:

\(\sum\nolimits_{{{\text{n}}_{{\text{HN}}{{\text{O}}_{\text{3}}}}}} {}  = {{\text{n}}_{{\text{N}}{{\text{O}}_{\text{3}}}^{\text{ - }}}}_{{\text{(muoi)}}} + {\text{ }}{{\text{n}}_{{\text{N}}{{\text{O}}_{\text{3}}}^{\text{ - }}}}_{{\text{(san pham khi)}}} = {{\text{n}}_{\text{e}}}{\text{.}}\frac{{{\text{6 - x}}}}{{{\text{5 - x}}}}\)

Chú ý: Ta có thể dựa vào bán phương trình ion để tính số mol HNO3

9. Dạng 9:  Xác định sản phẩm khử trong phản ứng KL tác dụng với HNO3.H2SO4 đặc

Trong phản ứng oxi hóa khử thì ta sử dụng phương pháp bảo toàn electron

\(\sum\nolimits_{{\text{e cho}}} {}  = \sum\nolimits_{{\text{e nhan}}} {} \)

10. Dạng 10:  Tính nhanh bài toán “Siêu kinh điển vô cơ”

\({\text{Fe}} \to hh(Fe{\text{  +  oxit)}} \to sp\) khử

Ta có:  mFe = 0,7mhh + 5,6ne

*Đối với trường hợp:  \({\text{Cu}} \to hh(Cu{\text{  +  oxit)}} \to sp\) khử thì sao ?

11. Dạng 11:  Bài toán tăng giảm khối lượng

Khi cho sản phẩm cháy(CO2 và H2O) qua bình nước vôi trong tạo ra m gam kết tủa. Xét khối lượng dung dịch sau phản ứng có 2 trường hợp:

Khối lượng dung dịch giảm = m↓ - (mCO2 + mH2O)

Khối lượng dung dịch tăng =  (mCO2 + mH2O) - m↓

12. Dạng 12: Kim loại Kiềm.kiềm thổ tác dụng với H2O →  M(OH)n + H2

\({{\text{n}}_{{\text{OH}}}}{\text{ -   =  2}}{{\text{n}}_{{{\text{H}}_{\text{2}}}}}\)

II. BÀI TẬP MINH HỌA

Bài 1: Sục V lít CO2 (đktc) vào 150 ml dung dịch Ba(OH)2 1M sau phản ứng thu được 19,7 gam kết tủa. Tính V?

A. 2,24l        

B. 3,36l        

C. 4,48l        

D. Cả A và C

Hướng dẫn giải

Đáp án: D

Phản ứng có thể xảy ra là:

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O        (1)

2CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2        (2)

Khi sục CO2 vào dung dịch Ba(OH)2, kết tủa thu được là BaCO3

Ta có: nBaCO3 = 19,7.197 = 0,1(mol) và nBa(OH)2 = 1.150.1000 = 0,15(mol)

So sánh thấy: nBaCO3 ≠ nBa(OH)2 nên có hai trường hợp:

Trường hợp 1: xảy ra phản ứng (1), tạo muối BaCO3, Ba(OH)2 còn dư:

Lúc đó: nCO2 = nBaCO3 = 0,1(mol)

Vậy : VCO2 = 0,1.22,4 = 2,24(lít)

 Trường hợp 2: Xảy ra hai phản ứng, tạo muối (CO2 và Ba(OH)2 đều hết).

ở phản ứng (1) : nCO2 pư(1) = nBa(OH)2 pư (1) = nBaCO3 = 0,1(mol)

⇒ nBa(OH)2 pư (2) = 0,15 - 0,1 = 0,05 (mol)

⇒ nCO2 pư (2) = 2.0,05 = 0,1(mol)

Suy ra tổng số mol CO2: nCO2 = nCO2 pư(1) + nCO2 pư(2) = 0,1 + 0,1 = 0,2(mol)

⇒ VCO2 = 0,2.22,4 = 4,48 (lít)

Bài 2: Cho V lít dung dịch NaOH 0,4M tác dụng với 58,14g Al2(SO4)3 thu được 23,4g kết tủa. Tìm giá trị lớn nhất của V?

A. 2,65l        

B. 2,24l        

C. 1,12l        

D. 3,2 l

Hướng dẫn giải

Đáp án: A

Số mol Al3+ = 0,34 mol.

Số mol Al(OH)3 = 0,3 mol < số mol Al3+ nên có 2 trường hợp xảy ra.

+ TH1: Al3+ dư → Chỉ tạo Al(OH)3 nên số mol OH- = 3 . 0,3 = 0,9 mol.

→ V(dd NaOH) = 2,25 lít = Vmin

+ TH2: Al3+ hết → tạo Al(OH)3 : 0,3 mol và [Al(OH)4]- : 0,34 - 0,3 = 0,04 mol

→ Số mol OH- = 3 . 0,3 + 4 . 0,04 = 1,06 mol

 → V(dd NaOH) = 2,65 lít = Vmax.

Bài 3: Cho m(g) Fe vào dung dịch chứa 1,38 mol HNO3, đun nóng đến kết thúc phản ứng còn 0,75m (g) chất rắn không tan và có 0,38 mol hỗn hợp khí NO, NO2 thoát ra ở (dktc). Giá trị của m là:

A. 70        

B. 56        

C. 84        

D. 112

Hướng dẫn giải

Sau phản ứng Fe dư nên chỉ tạo muồi Fe(NO3)2.

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3 )3 + NO + 2H2O

Fe + 2Fe(NO3 )3 → 3Fe(NO3 )2

Áp dụng sự bảo toàn khối lượng (số mol) N ta có:

nN(trong HNO3) = nN trong Fe(NO3)2 + nN trong NO,NO2

Hay: 1,28 = 2. nFe(NO3)2 + 0,38

nFe(NO3)2 = 0,5 mol = nFe phản ứng

Vậy: mFe = 0,5.56 = m - 0,75m ⇒ m = 112 (g)

Bài 4: Cho 20 gam bột Fe vào dung dịch HNO3 và khuấy đến khi phản ứng xong thu V lít khí NO (đkc) và còn 3,2 gam kim loại. Giá trị của V là

A. 2,24 lít

B. 4,48 lít

C. 6,72 lít

D. 5,6 lít

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Fe còn dư nên dung dịch chỉ gồm Fe2+

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3 )3 + NO + 2H2O

Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2

mFe (pu) = 20 – 3,2 =16,8g ⇒ nFe = 0,3 mol

Fe - 2e → Fe2+

N+5 + 3e → N+2 (NO)

BT e ⇒ 3nNO = 2nFe =2.0,3 = 0,6 mol ⇒ nNO 0,2 mol ⇒ V = 4,48l

Bài 5: Hòa tan hết a gam hỗn hợp X gồm Fe và một oxit sắt trong b gam dung dịch H2SO4 9,8% (lượng vừa đủ), sau phản ứng thu được dung dịch chứa 51,76 gam hỗn hợp hai muối khan. Mặt khác nếu hòa tan hết a gam X bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thì thu được duy nhất 58 gam muối Fe (III). Giá trị của b là

A. 370.

B. 220.

C. 500.

D. 420.

Hướng dẫn giải

Đáp án: A

nFe = 2. 58.400 = 0,29 mol

nFeSO4 = x , n = yFe2(SO4)3

→ mdd = 152 x + 400y = 51,76

nFe = nFeSO4 + 2. nFe2(SO4)3 = x + 2y = 0,29

→ x = 0,13 mol , y = 0,08 mol

BT S: nH2SO4 = nFeSO4 + 3Fe2(SO4)3 = 0,13 + 3.0,08 = 0,37

→ b = 0,37.98.9,8% = 370g

Bài 6: Cho 0,774 gam hỗn hợp Zn và Cu vào 500 ml dung dịch AgNO3 nồng độ 0,04M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn được chất rắn X nặng 2,288 gam chất rắn. Hãy xác định thành phần của ?

Hướng dẫn giải

Ta có: nAgNO3 = 0,5.0,04 = 0,02(mol)

Thứ tự phản ứng:

Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3 )2 + 2Ag (1)

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3 )2 + 2Ag (2)

Nếu Zn, Cu phản ứng hết thì khối lượng kim loại thu được tối đa nặng:

108 . 0,02 = 2,16 (gam) < mX ⇒ kim loại còn dư ⇒ AgNO3 phản ứng hết.

Nếu Cu chưa phản ứng thì phản ứng (1) làm tăng một lượng:

108.0,02 - 65.0,02.2 = 1,51 (gam) tức khối lượng chất rắn lúc đó nặng:

0,774 + 1,51 = 2,284 (gam) < mX ⇒ Cu có phản ứng nhưng còn dư.

Vậy X gồm Ag và Cu.

Bài 7: Cho ba dung dịch đựng trong ba lọ riêng biệt: CuSO4, Cr2(SO4)3 và FeSO4. Thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được cả ba lọ hóa chất trên?

A. HCl        

B. H2SO4        

C.NaOH        

D. Ba(OH)2

Hướng dẫn giải

Trích mẩu thử cho mỗi lần thí nghiệm. Cho dung dịch NaOH lần lượt vào các mẩu thử.

- Mẩu thử tạo kết tủa màu xanh là CuSO4.

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4

- Mẩu thử tạo kết tủa trắng xanh, sau đó hóa nâu đỏ là FeSO4.

FeSO4 + 2NaOH →Fe(OH)2 + Na2SO4

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3

- Mẩu thử tạo kết tủa xanh rêu, sau đó tan trong kiềm dư là Cr2(SO4)3.

Cr2(SO4)3 + 6NaOH → 2Cr(OH)3 + 3Na2SO4

Cr(OH)3 + NaOH → Na[Cr(OH)4]

Bài 8: Cho A gam hỗn hợp sắt và đồng tác dụng với clo (đun nóng) thu được 18,9375 gam hỗn hợp sản phẩm. Hòa tan sản phẩm vào nước rồi cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 12,925 gam kết tủa. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu?

Hướng dẫn giải

2Fe + 3Cl →    2FeCl3

a                          a

Cu + Cl2 → CuCl2

b                       b

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl

a                                 a

CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaCl

b                                 b

mmuối = 162,5a + 135b = 18,9375 gam

mtủa = 107a + 98b = 12,925 gam

→ a = 0,75 mol; b= 0,05 mol

Khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp là:

mFe = 56.0,75 = 4,2 gam

mCu = 64.0,05 = 3,2 gam

III. LUYỆN TẬP

Câu 1. Cho 0,8 mol nhôm tác dụng với dung dịch HNO3 thu được 0,3 mol khí X ( không có sản phẩm nào khác ). Khí X là :

A. NO­2                     

B. NO            

C. N2O           

D. N2

Câu 2. Hòa tan 16,4g hỗn hợp Fe và FeO trong lượng dư dung dịch HNO3 chỉ tạo sản phẫm khữ là 0,15 mol NO. Số mol mỗi chất trong hỗn hợp lần lượt bằng:

A. 0,1 mol và 0,15mol

B. 0,15 mol và 0,11mol

C. 0,225mol và 0,053mol

D. 0,02mol và 0,03mol

Câu 3. Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 672ml (đktc) khí N2 (không có sản phẫm khử nào khác ). Giá trị m bằng:

A. 0,27g                    

B. 0,81g                     

C. 1,35g                     

D. 2,7g

Câu 4. Hòa tan 9,4g đồng bạch (hợp kim Cu – Ni, giả thiết không có tạp chất khác ) và dung dịch HNO3 loãng dư. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,09mol NO và 0,003mol N2. Phần trăm khối lượng Cu trong hợp kim bằng:

A. 74,89%                

B. 69,04%                  

C. 27,23%                  

D. 25,11%

Câu 5. Đun sôi bốn dung dịch mỗi dung dịch chứa một mol mối chất sau: Mg(HCO3)2, Ca(HCO3)2, NaHCO3 và NH4HCO3. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, trường hợp nào khối lượng dung dịch giảm nhiều nhất? (Giả sử nước bay hơi không đáng kể)

A. dung dịch Mg(HCO3)2                            

B. dung dịch Ca(HCO3)2

C. dung dịch NaHCO3                                 

D. dung dịch NH4HCO

Câu 6. Hòa tan hết 35,4g hỗn hợp kim loại Ag và Cu trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được 5,6lit khí duy nhất không màu (hóa nâu trong không khí). Khối lượng Ag trong hỗn hợp bằng :

A. 16,2g                    

B. 19,2g                     

C. 32,4g                     

D. 35,4g

Câu 7. Thổi V lit khí (đktc) khí CO2 vào 300ml dung dịch Ca(OH)2 0,02M thì thu được 0,2g kết tủa. Giá trị của V là:

A. 44,8ml hoặc 89,6ml                                 

B. 224ml                    

C. 44,8ml hoặc 224ml                                  

D. 44,8ml  

Câu 8. Để 28g bột sắt ngoài không khí một thời gian thấy khối lượng tăng lên thành 34,4g. Tính % sắt đã bi oxi hóa, giả thiết sản phẩm oxi hóa chỉ là oxit sắt từ

A. 48,8%                  

B. 60%                       

C. 81,4%                    

D. 99,9%d

Câu 9. hòa tan 11g hỗn hợp Al và Fetrong dung dịch H2SO4 loãng thu được 8,96lit khí (đktc). Nếu hòa tan 5,5g hỗn hợp này trong dung dịch H2SO­4 đặc nóng dư, thì lượng khí thu được (đktc) bằng :

A. 5,04 lit                 

B. 3,584 lit                 

C. 4,368 lit                 

D. 8,376 lit

Câu 10. Khối lượng Cu điều chế được từ 1 tấn pirit đồng (chứa 60% CuFeS2­, hiệu suất quá trình bằng 90%) là :

A. 0,54tấn                 

B. 0,31tấn                   

C. 0,21tấn                  

D. 0,19 tấn

Câu 11. Cho 13,5g Al tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 thấy thoát ra một hỗn hợp khí gồm NO và N2O có tỉ khối hơi so với H2 bằng 19,2g. Số mol NO có trong hỗn hợp khí bằng:

A. 0,05mol                

B. 0,1mol                   

C. 0,15mol                 

D. 0,2mol

Câu 12. Hòa tan Fe trong dung dịch HNO3 dư thấy sinh ra hỗn hợp khí chứa 0,03mol NO và 0,02mol NO. Khối lượng Fe hòa tan bằng:

A. 0,56g                    

B. 1,12g                     

C. 1,68g                     

D. 2,24g

Câu 13. Hòa tan hoàn toàn 14,8g hỗn hợp kim loại Fe và Cu vào lượng dư dung dịch hỗn hợp HNO3 và H2SO4 đậm đặc, nóng. Sau phản ứng thu được 10,08lit khí NO2 và 2,24lit SO2 (đktc). Khối lượng Fe trong hỗn hợp ban đầu bằng:

A.  5,6g                     

B. 8,4g           

C. 18g                        

D. 18,2g

Câu 14. Hòa tan 0,085mol nhôm bằng dung dịch HNO3 dư thu được x mol hỗn hợp khí NO và N2O (tỉ lệ mol bằng 3:1). Số mol x bằng:

A. 0,015mol              

B. 0,037mol               

C. 0,045mol               

D. 0,06mol

Câu 15. Hòa tan hết 1,84g hỗn hợp Fe và Mg trong dung dịch HNO3 dư thấy thoát ra 0,04mol khí NO duy nhất (đktc). Số mol Fe và Mg lần lượt bằng:

A. 0,01mol và 0,01mol                                 

B. 0,02mol và 0,03mol

C. 0,03mol và 0,02mol                                 

D. 0,03mol và 0,03mol

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 15 đến câu 90 của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Câu 90. Trùng hợp hoàn toàn 6,25g vinyclorua được m gam PVC. Số mắt xích CH2 – CHCl- có trong m gam PVC nói trên là:

A. 6,02.1020              

B. 6,02.1021               

C. 6,02.1022               

D. 6,02.1023

Câu 91. Hòa tan hoàn toàn 1,2g một kim loại R có hóa trị không đổi cần vừa đủ 200g dung dịch HCl a% thu được 201,1g dung dịch A.

A. Zn                        

B. Mg                         

C. Al                          

D. Na

Câu 92. Có hỗn hợp oxi và ozon. Sau một thời gian ozon phân hủy hết, ta được một chất khí duy nhất có thể tích tăng thêm 2%. % thể tích của O3 trong hỗn hợp ban đầu là:

Câu A. 96%                     

B. 4%                         

C. 57%                       

D. 43%

Câu 93. Khi cho 9,6g Mg tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đậm đặc, thấy có 49g H2SO4 tham gia phản ứng, tạo muối MgSO4, và sản phẩm khử X. X là:

A. S                          

B. SO2            

C. H2S                        

D. SO3

Câu 94. Đốt cháy hoàn toàn 5,4g một kim loại R có hóa trị không đổi n thu được 10,2g oxit. Kim loại R là:

A. Al                         

B. Cu                          

C. Zn                          

D. Mg

Câu 95. Đốt cháy hoàn toàn 5,6g bột sắt nung đỏ trong một bình oxi thu được 7,36g hỗn hợp A gồm Fe2O3, Fe3O4 và một phần Fe . Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp A bằng dung dịch HNO3 thu được V lit hỗn hợp khí B gồm NO2 và NO có tỉ khối H2 bằng 19. Thể tích V có giá trị là:

A. 0,448lit                

B. 0,672lit                  

C. 0,896lit                  

D. 1,344lit

Câu 96. Có một hỗn hợp NaCl và NaBr, trong đó NaBr chiếm 10% về khối lượng. Hòa tan hỗn hợp vào nước rồi cho khí clo lội qua dung dịch cho đến dư. Làm bay hơi dung dịch cho tới khi thu được muối khan ( muối không ngậm nước). Khối lượng hỗn hợp đầu thay đổi bao nhiêu phần trăm?

A. 4,32%                  

B. 6,48%                    

C. 3,51%                    

D. 2,86%

Câu 97. Một dung dịch có chứa 0,02 mol Cu2+, 0,03mol K+, x mol Cl- và y mol SO42-. Tổng khối lượng các muối tan có trong dung dịch là:

A. 0,03 và 0,02         

B. 0,05 và 0,01           

C. 0,01 và 0,03          

D. 0,02 và 0,05

Câu 98. Cho 3,9g hỗn hợp 2 ankanol đồng đẵng liên tiếp tác dụng với Na dư thu được 1,12lit H2 (đktc). Công thức phân tử và khối lượng của mỗi ancol trong hỗn hợp:

A. CH3OH: 16g; C2H5OH: 3,2g                  

B. CH3OH: 1,6g; C2H5OH: 2,3g

C. CH3OH: 3,2g; C2H5OH: 1,6g                 

D. C3H7OH: 1,6g; C2H5OH: 3,2g

Câu 99. Đốt cháy hoàn toàn 2 amin no, dơn chức đồng đãng liên tiếp thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol nCO2 : nH2O = 1:2. Công thức phân tử của 2 amin là:

A. CH­5N; C2H7N                                         

B. C2H7N; C3H9N

C. C3H9N; C4H11N                                      

D. C4H11N; C5H13 N

Câu 100. Hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic đồng đẵng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 0,1mol X thu được 6,16g CO2. CTPT của 2 axit là:

A. HCOOH; CH3COOH                             

B. CH3COOH, C2H5COOH

C. C2H5COOH; C3H7COOH           

D. C3H7COOH; C4H9COOH

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Tóm tắt các dạng toán quan trọng và cách giải nhanh môn Hóa học 12 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Chúc các em học tốt! 

ADMICRO
NONE
OFF