OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Sử dụng tính chất trong tam giác lực để giải Bài toán cân bằng của ba lực không song song

28/11/2019 857.12 KB 2715 lượt xem 11 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20191128/66284016303_20191128_091507.pdf?r=4709
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Chuyên đề Sử dụng tính chất trong tam giác lực để giải Bài toán cân bằng của ba lực không song song năm 2019 dưới đây gồm các bài tập trắc nghiệm có đáp án rất hay nằm trong chương 3 Tĩnh học vật rắn. Bên cạnh đó, tài liệu còn cung cấp đáp án chi tiết, giúp các em thuận tiện hơn khi đối chiếu với kết quả bài làm của mình. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em ôn tập hiệu quả. Mời các em cùng tham khảo.

 

 
 

SỬ DỤNG TÍNH CHẤT TRONG TAM GIÁC LỰC ĐỂ GIẢI BÀI TOÁN CÂN BẰNG CỦA BA LỰC KHÔNG SONG SONG

 

Câu 1.

(KSCL Yên Lạc – Vĩnh Phúc). Một vật khối lượng 20kg nằm yên trên mặt sàn nhẵn nằm ngang và được giữ bởi một sợi dây nằm ngang nối vào tường.tác dụng vào vật lực kéo F= 100N hướng chếch lên một góc 600 so với phương ngang thì vật vẫn nằm yên. Tính lực căng dây khi đó.

A. 71N.                              B. 110N

C. 100N                             D. 50N.

Câu 2.  Một vật được treo như hình vẽ: Biết vật có P = 80 N, α = 30˚. Lực căng của dây là bao nhiêu?

A. 40N.                              B. 40 \(\sqrt[]{3}\) N.

C. 80N.                              D. 80\(\sqrt[]{3}\)N.

Câu 3. Một vật có khối lượng 1 kg được giữ yên trên một mặt phẳng nghiêng bởi một sợi dây song song với đường dốc chính. Biết α = 600. Cho g = 9,8 m/s2. Lực ép của vật lên mặt phẳng nghiêng là

A. 9,8 N.                            B. 4,9 N.

C. 19,6 N.                          D. 8,5 N.

Câu 4.

Một vật có khối lượng m= 2kg được giữ yên trên một mặt phẳng nghiêng bởi một sợi dây song song với đường dốc chính( hình vẽ 1). Biết a = 300, g= 10m/s2 và ma sát không đáng kể.Phản lực của mặt phẳng nghiêng tác dụng lên vật có giá trị

A. 10\(\sqrt[]{2}\) N.                       B. 20\(\sqrt[]{2}\) N.

C. 20\(\sqrt[]{3}\) N.                        D. 10\(\sqrt[]{3}\)N.

Câu 5.   Một vật khối lượng m = 5,0 kg đứng yên trên một mặt phẳng nghiêng nhờ một sợi dây song song với mặt phẳng nghiêng. Góc nghiêng a = 300. Bỏ qua ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng; lấy g = 10m/s2 Xác định lực căng của dây và phản lực của mặt phẳng nghiêng.

A.T = 25 (N), N = 43 (N).  

B. T = 50 (N), N = 25 (N).

C. T = 43 (N), N = 43 (N).

D. T = 25 (N), N = 50 (N).

Câu 6.  Một vật có khối lượng M được gắn vào một đầu của lò xo có độ cứng k đặt trên mặt phẳng nghiêng một góc a, không ma sát vật ở trạng thái đứng yên. Độ dãn x của lò xo là:

A.   \(x = 2Mg\sin \theta /k\)       

B. \(x = Mg\sin \theta /k\)

C.   \(x = Mg/k\)                 

D. \(x = \sqrt {2Mg} \)

Câu 7. Một quả cầu có khối lượng 1,5kg được treo vào tường nhờ một sợi dây. Dây hợp với tường góc α = 450. Cho g = 9,8 m/s2. Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc giữa quả cầu và tường. Lực ép của quả cầu lên tường là

A. 20 N.                             B. 10,4 N.                         

C. 14,7 N.                          D. 17 N.

Câu 8.   Một quả cầu có khối lượng 2,5kg được treo vào tường nhờ một sợi dây. Dây hợp với tường góc α = 600. Cho g = 9,8 m/s2.Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc giữa quả cầu và tường. Lực căng T của dây treo là

A. 49 N.                             B. 12,25 N.

C. 24,5 N.                          D. 30 N.

Câu 9.  Quả cầu có khối lượng m= 1kg được treo vào điểm cố định A nhờ dây AB nằm trên mặt cầu tâm O bán kính r = 15cm. Khoảng cách từ A đến mặt cầu AC = d = 25cm, chiều dài dây AB = l = 30cm, đoạn AO thẳng đứng.

Lực căng của dây và lực do quả cầu nén lên mặt cầu có độ lớn lần lượt là

A. 8,6N và 4,35N.              C. 7,5N và 3,75N.

C. 10,5N và 5,25N.           D. 7,25N và 4,75N.

Câu 10.

 Treo vật P có trọng lượng 40N như hình vẽ. Biết thanh AB nhẹ và có chiều dài 45cm; a = 450. Lực nén của thanh AB và lực căng dây của dây BC lần lượt là

A. \({T_1} = 20\sqrt 2 N;{T_2} = 40N\)

B.  \({T_1} = 40N;{T_2} = 40N\)

C. \({T_1} = 40N;{T_2} = 40\sqrt 2 N\)

D.  \({T_1} = 40\sqrt 2 N;{T_2} = 40N\)

Câu 11. (KT HK I. Lương Thế Vinh – Đồng Nai). Hai mặt phẳng đỡ tạo với mặt phẳng nằm ngang các góc 45o. Trên hai mặt phẳng đó người ta đặt một quả cầu đồng chất có khối lượng 3 kg như hình. Bỏ qua ma sát và lấy g = 10 m/s2. Áp lực của quả cầu lên mỗi mặt phẳng đỡ có độ lớn gần bằng

A. 28 N                              B. 20 N.

C. 21,2 N.                          D. 1,4 N.

...

---Để xem nội dung bài tập và đáp án hướng dẫn, các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem online hoặc tải về máy tính---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Sử dụng tính chất trong tam giác lực để giải Bài toán cân bằng của ba lực không song song môn Vật lý 10 năm 2019. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF