OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA

Phương pháp và bài tập tổng hợp về Đòn bẩy môn Vật Lý 6 năm 2021

12/07/2021 654.34 KB 817 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210712/278785264510_20210712_094601.pdf?r=6192
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Xin giới thiệu với các em tài liệu Phương pháp và bài tập tổng hợp về Đòn bẩy môn Vật Lý 6 năm 2021 do HOC247 biên soạn gồm phần phương pháp, ví dụ và bài tập nhằm ôn tập và củng cố các kiến thức. Mời các em tham khảo tại đây!

 

 
 

PHƯƠNG PHÁP VÀ BÀI TẬP TỔNG HỢP VỀ ĐÒN BẨY

 

1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

a. Cách xác định điểm tựa O, điểm O1 và điểm Ocủa đòn bẩy

- Điểm tựa O là điểm nằm trên đòn bẩy mà tại đó đòn bẩy có thể quay quanh nó.

- Đòn bẩy có hai đầu, đầu nào có vật tác dụng lên nó thì đầu đó có điểm O1. Còn đầu kia tay ta cầm để tác dụng lực lên đòn bẩy là có điểm O2.

b. Cách nhận biết dùng đòn bẩy khi nào được lợi về lực và khi nào được lợi về đường đi

- Xác định vị trí của điểm tựa O.

- Xác định điểm O1.

- Xác định điểm O2.

- So sánh khoảng cách OO2 với OO1. Nếu:

      + OO2 > OO1 thì F2 < F1: Đòn bẩy cho lợi về lực.

      + OO2 < OO1 thì F2 > F1: Đòn bẩy cho lợi về đường đi.

Lưu ý

Khi bỏ qua khối lượng của đòn bẩy thì nếu OO2 nhỏ hơn OO1 bao nhiêu lần thì F2 cũng nhỏ hơn F1 bấy nhiêu lần.

c. Một số hình ảnh khác về đòn bẩy

2. BÀI TẬP VÍ DỤ

Bài 1: Nêu 1 số ứng dụng của đòn bẩy trong đời sống thực tế ?

Hướng dẫn giải:

- Các dụng cụ hoạt động dựa trên nguyên tắc của đòn bẩy có tác dụng cho ta lợi về lực nhưng lại thiệt về đường đi: dùng búa để nhổ đinh, kéo cắt kim loại, xà beng để di chuyển vật nặng.

- Các dụng cụ hoạt động dựa trên nguyên tắc của đòn bẩy có tác dụng cho ta lợi về đường đi nhưng lại thiệt về lực: dùng kéo cắt giấy, tay chèo thuyền.

- Bập bênh, cân đòn hay cân Rôbecvan hoạt động dựa trên nguyên tắc của đòn bẩy không phải để lợi về lực hay lợi về đường đi mà có tác dụng tạo ra sự cân bằng

Bài 2: Hãy chi ra cách cải tiến việc sử dụng đòn bẩy ở hình 15.1 để làm giảm lực kéo hơn.


Hướng dẫn giải:

Để làm giảm lực kéo ở hình 15.1 ta có thể dời giá đỡ đặt điểm tựa O gần ống bê-tông hơn hoặc dùng đòn bẩy dài hơn hoặc buộc thêm gạch, khúc gỗ hoặc các vật nặng khác vào phía cuối đòn bẩy.
Bài 3: Một người gánh một gánh nước. Thùng thứ nhất nặng 20 kg, thùng thứ hai nặng 30 kg. Gọi điểm tiếp xúc giữa vai với đòn gánh là O, điểm treo thùng thứ nhất vào đòn gánh là O1, điểm treo thùng thứ hai vào đòn gánh là O2. Hỏi OO1 và OO2 có giá trị nào sau đây thì gánh nước cân bằng?

A. OO1 = 90 cm, OO2 = 90 cm

B. OO1 = 90 cm, OO2 = 60 cm

C. OO1 = 60 cm, OO2 = 90 cm

D. OO1 = 60 cm, OO2 = 120 cm

Hướng dẫn giải:

Trọng lượng của thùng thứ nhất là:

P1 = 10.m1 = 10.20 = 200N

Trọng lượng của thùng thứ hai là:

P2 = 10.m2 = 10.30 = 300N

Để gánh nước cân bằng thì:

P1d1 = P2d2 

⇒ d1/d2 = P2/P1 = 3/2

Vậy OO1 và OO2 có giá trị OO1 = 90cm, OO2 = 60cm.

⇒ Đáp án B

Bài 4: Một chiếc xà không đồng chất dài l = 8 m, khối lượng 120 kg được tì hai đầu A, B lên hai bức tường. Trọng tâm của xà cách đầu A một khoảng GA = 3 m. Hãy xác định lực đỡ của tường lên các đầu xà.

Giải

- Trọng lượng của xà bằng:

P = 10.m = 10.120 = 1200 N

- Vì GA + GB = AB

⇒ GB = AB – GA = 8 – 3 = 5 m

- Xà chịu tác dụng của 3 lực FA, FB, P

- Để tính FA ta coi xà là một đòn bẩy có điểm tựa tại B. Để xà đứng yên ta có:

FA.AB = P.GB

\(\Rightarrow {{F}_{A}}=P.\frac{GB}{AB}=1200.\frac{5}{8}=750N\)

- Để tính FB ta coi xà là một đòn bẩy có điểm tựa tại A. Để xà đứng yên ta có:

FB.AB = P.GA

\(\Rightarrow {{F}_{B}}=P.\frac{GA}{AB}=1200.\frac{3}{8}=450N\)

Vậy lực đỡ của bức tường đầu A là 750 N, của bức tường đầu B là 450 N.

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1:  Một người gánh một gánh nước. Thùng thứ nhất nặng 20 kg, thùng thứ hai nặng 30 kg. Gọi điểm tiếp xúc giữa vai với đòn gánh là O, điểm treo thùng thứ nhất vào đòn gánh là O1, điểm treo thùng thứ hai vào đòn gánh là O2. Hỏi OO1 và OO2 có giá trị nào sau đây thì gánh nước cân bằng?

A. OO1 = 90 cm, OO2 = 90 cm                      

B. OO1 = 90 cm, OO2 = 60 cm

C. OO1 = 60 cm, OO2 = 90 cm                      

D. OO1 = 60 cm, OO2 = 120 cm

Câu 2:  Máy cơ đơn giản nào sau đây không cho lợi về lực?

A. Mặt phẳng nghiêng.                                  

B. Ròng rọc cố định    

C. Đòn bẩy.                

D. Ròng rọc động.

Câu 3:  Chọn phát biểu sai khi nói về tác dụng của đòn bẩy?

A. Tác dụng của đòn bẩy là tăng lực kéo hoặc đẩy vật.

B. Đòn bẩy có tác dụng làm thay đổi hướng của lực vào vật.

C. Dùng đòn bẩy có thể được lợi về lực.

D. Tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật.

Câu 4:  Trong các dụng cụ sau đây, dụng cụ nào là đòn bẩy?

A. Cái cầu thang gác                                    

B. Quyển sách nằm trên bàn

C. Thùng đựng nước                                    

D. Mái chèo

Câu 5:  Điều kiện nào sau đây giúp người sử dụng đòn bẩy để nâng vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật?

A. Khi OO2 < OO1 thì F2 < F1                         

B. Khi OO2 = OO1 thì F2 = F1

C. Khi OO2 > OO1 thì F2 < F1                         

D. Khi OO2 > OO1 thì F2 > F1

Câu 6:  Cân nào sau đây không phải là một ứng dụng của đòn bẩy?

A. Cân Robecvan       

B. Cân đồng hồ          

C. Cần đòn                 

D. Cân tạ

Câu 7:  Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Muốn lực nâng vật……… trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng……khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.

A. lớn hơn, lớn hơn    

B. nhỏ hơn, lớn hơn   

C. nhỏ hơn, nhỏ hơn  

D. lớn hơn, nhỏ hơn

Câu 8:  Khi đưa một hòn đá nặng dời chỗ sang bên cạnh, người ta thường sử dụng

A. Đòn bảy                                                   

B. Mặt phẳng nghiêng và đòn bẩy

C. Mặt phẳng nghiêng                                   

D. Ròng rọc cố định

Câu 9: Dụng cụ nào sau đây không phải một ứng dụng của đòn bẩy khi sử dụng nó

A. Cái kéo                  

B. Cái cắt móng tay    

C. Cái cưa                 

D. Cái búa đinh nhỏ

Câu 10:  Vật nào sau đây là ứng dụng của đòn bẩy ?

A. Cầu trượt.                                                

B. Đẩy xe lên nhà bằng tấm ván.

C. Bánh xe ở đỉnh cột cờ.                             

D. Cây bấm giấy.

Câu 11:  Nếu đòn bẩy quay quanh điểm tựa O, trọng lượng của vật cần nâng tác dụng vào điểm O1 của đòn bẩy, lực nâng vật tác dụng vào điểm O2 của đòn bẩy thì dùng đòn bẩy được lợi về lực trong trường hợp nào dưới đây?

A. Khoảng cách OO1 > OO2                          

B. Khoảng cách OO1 = 2OO2

C. Khoảng cách OO1 = OO2                          

D. Khoảng cách OO1 < OO2

Câu 12:  Dùng đòn bẩy được lợi về lực khi

A.  Khoảng cách OO1=OO2                           

B.  Khoảng cách OO1>OO2

C.  Khoảng cách OO< OO2                         

D. Tất cả đều sai

Câu 13:  Dụng cụ nào sau đây không phải là ứng dụng của đòn bẩy?

A. Cái cưa                 

B. Cái kìm                  

C. Cái kéo                  

D. Cái mở nút chai

Câu 14:  Muốn bẩy một vật nặng 2000N bằng một lực 500N thì phải dùng đòn bẩy có :

A.  O2O > 4O1O                                            

B.  4O1O > O2O > 2O1O .

C.  O1O > 4O2O .                                          

D.  O2O = O1O

ĐÁP ÁN

1

B

3

A

5

C

7

B

9

C

11

D

13

A

2

B

4

D

6

B

8

A

10

D

12

C

14

A

 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp và bài tập tổng hợp về Mặt phẳng nghiêng môn Vật Lý 6 năm 2021. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE
OFF