OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Phương pháp và bài tập tổng hợp về Cách đo thể tích chất lỏng – Đơn vị đo thể tích môn Vật Lý 6

06/07/2021 521.4 KB 240 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210706/583381372112_20210706_144521.pdf?r=9781
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời các em học sinh lớp 6 cùng tham khảo:

Nội dung tài liệu Phương pháp và bài tập tổng hợp về Cách đo thể tích chất lỏng – Đơn vị đo thể tích môn Vật Lý 6 năm 2021 do Hoc247 tổng hợp và biên soạn với phần phương pháp, ví dụ và bài tập để có thể ôn tập và củng cố các kiến thức. Chúc các em học tập tốt và đạt kết quả cao.

 

 
 

PHƯƠNG PHÁP VÀ BÀI TẬP TỔNG HỢP VỀ

CÁCH ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG – ĐƠN VỊ ĐO THỂ TÍCH

 

1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

a. Cách đo thể tích chất lỏng

- Ước lượng thể tích cần đo và chọn bình chia phù hợp

- Xác định giới hạn đo: Là giá trị lớn nhất ghi trên bình hay can.

- Xác định độ chia nhỏ nhất ta theo các bước sau:

      + Xác định đơn vị đo của bình.

      + Xác định n là số khoảng cách chia giữa hai số ghi liên tiếp (số bé và số lớn).

      + ĐCNN = (số lớn – số bé)/n (có đơn vị như đơn vị ghi trên bình)

- Đặt bình chia độ đúng quy cách và đặt mắt đúng quy định để đọc kết quả đo thể tích

b. Đơn vị đo thể tích

Trong Hệ đo lường quốc tế, đơn vị tiêu chuẩn của thể tích là mét khối (m³).

1 lít = 1 dm³ = 1000 cm³ = 0.001 m³

Vậy nên 1 m³ = 1000 lít.

dm³

cm³

1m³ = 1000dm³

1dm³ = 1000cm³ = 1/1000m³

1cm³ = 1/1000dm³

 

Nhận xét:

Mỗi đơn vị đo thể tích gấp 1000 lần đơn vị bé hơn tiếp theo.

Mỗi đơn vị đo thể tích bằng 1/1000 đơn vị lớn hơn tiếp theo.

2. BÀI TẬP VÍ DỤ

Bài 1: Cho một bình sữa như hình vẽ. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của bình lần lượt là:

A. GHĐ 150 ml, ĐCNN 30 ml                                    B. GHĐ 150 ml, ĐCNN 15 ml

C. GHĐ 150 ml, ĐCNN 20 ml                                    D. GHĐ 150 ml, ĐCNN 10 ml

Hướng dẫn giải:

GHĐ của bình là 150 ml

Giữa số 30 và 60 có 3 khoảng chia nên ĐCNN của bình là:

\(\frac{{60 - 30}}{3} = 10ml\)

Đáp án D

Bài 2: Thể tích mực chất lỏng trong bình là:

A. 38 cm3                           B. 39 cm3                                  

C. 36 cm3                           D. 35 cm3

Hướng dẫn giải:

n = 5 ; ĐCNN = (40-30)/5 = 2 cm3

N = 30 ; n’ = 4

Vậy thể tích mực chất lỏng trong bình là:

V = N + (n’.ĐCNN) = 30 + (4.2) = 38 cm3 

⇒ Đáp án A

Bài 3: Viết các số thích hợp vào chỗ chấm:

1m³= …dm³

7,268m³ = …dm³

0,5m³ = …dm³

3m³ 2dm³ = …dm³

1dm³ = …cm³

4,351dm³ = ….cm³

0,2dm³ = …cm³

1dm³ 9cm³ = …cm³

Hướng dẫn giải:

1m³ = 1000dm³

7,268m³ = 7268dm³

0,5m³ = 500dm³

3m³ 2dm³ = 3002dm³

1dm³ = 1000cm³

4,351dm³ = 4351cm³

0,2dm³ = 200cm³

1dm³ 9cm³ = 1009cm³

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Câu nào sau đây là đúng nhất? Nếu trên can nhựa chỉ thấy ghi 3 lít, thì có nghĩa là

A. Can chỉ nên dùng đựng tối đa 3 lít.    

B. ĐCNN của can là 3 lít.

C. GHĐ của can là 3 lít.    

D. Cả ba phương án A, B, C đều đúng.

Câu 2: Để đo thể tích chất lỏng, người ta dùng dụng cụ:

A. Cốc uống nước.     

B. Bát ăn cơm.           

C. Ấm nấu nước.       

D. Bình chia độ.

Câu 3: Khi đo thể tích chất lỏng cần:

A. Đặt mắt nhìn ngang với độ cao với mực chất lỏng trong bình

B. Đặt bình chia độ nằm ngang

C. Đặt mắt nhìn xiên với độ cao với mực chất lỏng trong bình

D. Đặt mắt nhìn vuông góc với độ cao với mực chất lỏng trong bình

Câu 4: Hãy chọn bình chia độ phù hợp nhất trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích của một lượng chất lỏng còn gần đầy chai 0,5 lít:

A. Bình 1000ml có vạch chia đến 10ml   

B. Bình 500ml có vạch chia đến 2ml

C. Bình 100ml có vạch chia đến 1ml      

D. Bình 500ml có vạch chia đến 5ml

Câu 5: Điền vào chỗ trống: 150ml = ................... m3 = .................... l

A. 0,00015 m3 = 0,15l      

B. 0,00015 m3 = 0,015l

C. 0,000015 m3 = 0,15l      

D. 0,0015 m3 = 0,015l

Câu 6: Điền số thích hợp: 1 m3 = ........lít = ........ml

A. 100 lít; 10000 ml      

B. 100 lít; 1000000 ml

C. 1000 lít; 100000 ml      

D. 1000 lít; 1000000 ml

Câu 7: Trên một can nhựa có ghi “2 lít”. Điều có có nghĩa là gì?

A. Can có thể đựng trên 2 lít.        

B. ĐCNN của can là 2 lít.

C. Giới hạn chứa chất lỏng của can là 2 lít.   

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 8: Người ta muốn chứa 20 lít nước bằng các can nhỏ có ghi 1,5 lít. Phải dùng ít nhất bao nhiêu can?

A. 11                           B. 12                           C. 13                                       D. 14

Câu 9: Một người bán dầu chỉ có một cái ca 0,5 lít và một cái ca 1 lít. Người đó chỉ bán được dầu cho khách hàng nào sau đây?

A. Khách hàng 1 cần mua 1,4 lít.                  

B. Khách hàng 2 cần mua 3,5 lít.

C. Khách hàng 3 cần mua 2,7 lít.                  

D. Khách hàng 4 cần mua 3,2 lít.

Câu 10: Để đo thể tích của một chất lỏng còn gần đầy chai 1 lít, trong các bình chia độ đã cho sau đây, chọn bình bình chia độ nào phù hợp nhất?

1. Bình 100ml và có vạch chia tới 1ml.

2. Bình 500ml và có vạch chia tới 5ml.

3. Bình 1000ml và có vạch chia tới 5ml.

4. Bình 2000ml và có vạch chia tới 5ml.

A. Bình 1.                   B. Bình 2.                   C. Bình 3.                  D. Bình 4.

Câu 11: Độ chia nhỏ nhất của một bình chia độ là 0,1 cm3. Cách ghi kết quả nào dưới đây là đúng?

A. 20cm3.                   

B. 20,2cm3.                

C. 20,20cm3.        

D. 20.25cm3.

Câu 12: Người ta đã đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,5cm3. Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong những trường hợp dưới đây:

A. V1 = 20,2cm3.        

B. V2 = 20,50cm3.      

C. V3 = 20,5cm3.      

D. V4 = 20cm3.

Câu 13: Đơn vị đo thể tích thường dùng là:

A. mét (m)         

B. kilogam (kg)

C. mét khối (m3) và lít (l).    

D. mét vuông (m2)

Câu 14: Trên một hộp sữa tươi có ghi 200ml. Con số đó cho biết:

A. Thể tích của hộp sữa là 200ml.    

B. Thể tích sữa trong hộp là 200ml.

C. Khối lượng của hộp sữa.      

D. Khối lượng của sữa trong hộp.

ĐÁP ÁN

1

D

4

B

7

C

10

C

13

C

2

D

5

A

8

D

11

B

14

B

3

A

6

D

9

B

12

C

 

 

 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp và bài tập tổng hợp về Cách đo thể tích chất lỏng – Đơn vị đo thể tích môn Vật Lý 6 năm 2021. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE
OFF