OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Phương pháp và bài tập tổng hợp về Cách đo độ dài – Đơn vị đo độ dài môn Vật Lý 6

06/07/2021 588.18 KB 239 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210706/364528433846_20210706_140622.pdf?r=2674
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Với mong muốn có thêm tài liệu giúp các em học sinh ôn tập và củng cố kiến thức, HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Phương pháp và bài tập tổng hợp về Cách đo độ dài – Đơn vị đo độ dài môn Vật Lý 6 năm 2021, được HOC247 biên tập và tổng hợp nhằm giúp các em tự luyện tập. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

 

 
 

PHƯƠNG PHÁP VÀ BÀI TẬP TỔNG HỢP VỀ CÁCH ĐO ĐỘ DÀI – ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI

 

1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

a. Cách đo độ dài

- Ước lượng độ dài cần đo và chọn thước đo phù hợp

- Xác định giới hạn đo: Là giá trị lớn nhất ghi trên thước.

- Xác định độ chia nhỏ nhất ta theo các bước sau:

         + Xác định đơn vị đo của thước.

         + Xác định n là số khoảng cách chia giữa hai số ghi liên tiếp (số bé và số lớn).

         + ĐCNN = (số lớn – số bé)/n (có đơn vị như đơn vị ghi trên thước)

- Đặt thước đúng quy cách và đặt mắt đúng quy định để đọc kết quả đo dộ dài

b. Đơn vị đo độ dài

Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của nước là là mét (kí hiệu: m).

Ngoài ra còn dùng:

- Đơn vị đo độ dài lớn hơn mét (m) là: Kilômét (km), héctômét (hm), đềcamét (dam).

         1 km = 1000 m; 1 dam = 10 m; 1 hm = 100 m

- Đơn vị đo độ dài nhỏ hơn mét (m) là: đềximét (dm), xentimét (cm), milimét (mm).

         1 dm = 0,1 m; 1 cm = 0,01 m; 1 mm = 0,001 m

- Đơn vị đo độ dài thường dùng của nước Anh và các nước sử dụng tiếng Anh là inh (inch) và dặm (mile)

         1 inh = 2,54 cm; 1 dặm = 1609 m

- Để đo những khoảng cách rất lớn trong vũ trụ người ta dùng đơn vị năm ánh sáng: 1 năm ánh sáng = 9461 tỉ km = 9461000000000 km.

2. BÀI TẬP VÍ DỤ

Bài 1: Một bạn dùng thước đo diện tích tờ giấy hình vuông và ghi kết quả: 106 cm2. Bạn ấy đã dùng thước đo có ĐCNN là

A. 1 cm                              B. 5 mm                            

C. lớn hơn 1 cm                D. nhỏ hơn 1 cm

Hướng dẫn giải:

Diện tích hình vuông: S = a2 = 106 cm2

Vậy cạnh a > 10 cm và a < 11 cm nên bạn đó đã dùng thước có ĐCNN nhỏ hơn 1 cm

⇒ Đáp án D

Bài 2: Để đo số đo cơ thể của khách may quần áo, người thợ may nên dùng thước đo nào dưới đây để có độ chính xác nhất?

A. Thước thẳng có GHĐ 1 m, ĐCNN 1 cm.               

B. Thước thẳng có GHĐ 1 m, ĐCNN 1 mm.

C. Thước dây có GHĐ 1 m, ĐCNN 1 cm.                  

D. Thước dây có GHĐ 1 m, ĐCNN 1 mm.

Hướng dẫn giải:

- Số đo cơ thể của khách may quần áo có nhiều phần như vai, bụng, hông… là những độ dài cong nên không thể dung thước thẳng được mà phải dùng thước dây.

- Có hai thước dây có GHĐ 1m, chọn thước dây có ĐCNN càng nhỏ thì sai số càng ít.

⇒ Đáp án D.

Bài 3: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

a) 2m = ...dm

b) 5km = ...dam

c)2000m = ...km

d)7dm = ...hm

e)7m15cm = ...cm

g)1234m = ...km...m

Hướng dẫn giải:

a) 1m = 10dm nên 2m = 10dm x 2 = 20dm. Vậy 2m = 20dm

b) 1km = 10hm = 100dam nên 5km = 100dam x 5 = 500dam. Vậy 5km = 500dam

c) 1km = 10hm = 100dam = 1000m

1m = 1/1000km

2000m = 2000 x km = 2km

Vậy 2000m = 2km

d) 1hm = 10dam = 100m = 1000dm

1dm = hm

7dm = 7 x hm =  hm

Vậy 7dm = hm

e) 7m = 700cm nên 7m 15cm = 700cm + 15cm = 715cm.

Vậy 7m15cm = 715cm

f) Ta có: 1234m = 1000m + 234m = 1km + 234m = 1km 234m.

Vậy 1234m = 1km 234m

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Chọn thước đo thích hợp để đo chu vi miệng cốc

A. Thước thẳng có GHĐ 1,5m và ĐCNN 1cm  

B. Thước dây có GHĐ 1m và ĐCNN 0,5cm

C. Thựớc kẻ có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm     

D. Thựớc kẻ có GHĐ 2m và ĐCNN 1cm

Câu 2: Hãy xác định GHĐ và ĐCNN của thước trong hình

A. GHĐ là 10cm và ĐCNN 1mm  

B. GHĐ là 20cm và ĐCNN 1cm

C. GHĐ là 100cm và ĐCNN 1cm 

D. GHĐ là 10cm và ĐCNN 0,5cm

Câu 3: Đơn vị đo độ dài hợp pháp thường dùng ở nước ta là:

A. Đềximét (dm)     

B. Mét (m)    

C. Xentimét (cm)    

D. Milimét (mm)

Câu 4: Cho thước mét trong hình vẽ dưới đây: Giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là:

A. 1m và 1mm.       

B. 10dm và 0,5cm. 

C. 100cm và 1cm.  

D. 100cm và 0,2cm.

Câu 5: Chọn thước đo thích hợp để đo bề dày cuốn Vật lí 6:

A. Thước thẳng có GHĐ 1,5m và ĐCNN 1cm  

B. Thước dây có GHĐ 1m và ĐCNN 0,5cm

C. Thựớc kẻ có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm     

D. Thước dây có GHĐ 1m và ĐCNN 5cm

Câu 6: Điền số thích hợp: 6,5km = ........ m = ......... dm

A. 6500; 65000       

B. 65000; 650000   

C. 650; 6500

D. 65000; 650

Câu 7: Giới hạn đo (GHĐ) của thước là:

A. độ dài lớn nhất ghi trên thước.

B. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước.

C. độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.

D. độ dài giữa 2 vạch chia nhỏ nhất trên thước.

Câu 8: Một cái bàn có chiều dài lớn hơn 0,5m và nhỏ hơn 1m . Dùng thước nào sau đây để đo chiều dài của bàn là thuận lợi nhất và chính xác nhất?

A. Thước có GHĐ là 1m và ĐCNN là 1mm      

B. Thước có GHĐ là 20cm và ĐCNN là 1mm

C. Thước có GHĐ là 0,5m và ĐCNN là 1cm     

D. Thước có GHĐ là 1m và ĐCNN là 1cm

Câu 9: Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của thước kẻ trong hình sau đây.

A. GHĐ = 30 cm; ĐCNN = 1mm  

B. GHĐ = 20cm; ĐCNN = 10mm

C. GHĐ = 10cm; ĐCNN = 0,1mm

D. GHĐ = 15cm; ĐCNN = 1cm

Câu 10: Chọn phương án SAI. Người ta sử dụng dơn vị đo độ dài là

A. Mét

B. Kilômét    

C. Mét khối  

D. Đềximét

Câu 11: Trước khi đo độ dài của một vật, càn phải ước lượng độ dài cần đo để

A. Chọn dụng cụ đo thích hợp.    

B. Chọn thước đo thích hợp.

C. Đo chiều dài cho chính xác.    

D. Có cách đặt mắt cho đúng cách.

Câu 12: Trong số các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo độ dài sân trường em?

A. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm

B. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm.

C. Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm.

D. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.

Câu 13: Hãy chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống: Khi đo độ dài cần đặt mắt nhìn theo hướng ..... với cạnh thước ở đầu kia của vật.

A. Ngang bằng với 

B. Vuông góc         

C. Gần nhất 

D. Dọc theo

Câu 14: Sách giáo khoa Vật lí 6 dày khoảng 0,5cm. Khi đo chiều dày này, nên chọn

A. thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.     

B. thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm.

C. thước có GHĐ 10cm và ĐCNN 1cm.

D. thước có GHĐ 10cm và ĐCNN 1mm.

Câu 15: Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 2cm để đo chiều dài cuốn sách giáo khoa Vật lí 6. Trong các cách ghi kết quả đo dưới đây, cách ghi nào là đúng?

A. 240mm.    B. 23cm.       C. 24cm.       D. 230mm.

...

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

A

B

B

C

A

A

A

A

C

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

B

B

B

D

C

C

C

B

C

D

21

22

23

 

 

 

 

 

 

 

A

C

B

 

 

 

 

 

 

 

 

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Phương pháp và bài tập tổng hợp về Cách đo độ dài – Đơn vị đo độ dài môn Vật Lý 6 năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE
OFF