HỌC247 xin chia sẻ tài liệu nội dung Phương pháp tích phân tìm điện lượng chuyển qua môn Vật Lý 12 năm 2021-2022 có đáp án đầy đủ trong nội dung bài viết dưới đây. Thông qua nội dung tài liệu, các em sẽ hình dung được nội dung trọng tâm mà mình cần ôn lại và làm quen với những dạng câu hỏi trắc nghiệm có thể xuất hiện trong kỳ thi sắp tới. Mong rằng tài liệu sẽ giúp các em cần ôn tập kiến thức thật chắc để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới.
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
+ Cường độ dòng điện tức thời i =dq/dt → dq = i.dt (c)
Điện lượng qua tiết diện S trong thời gian t là q với: q = i.t
+ Điện lượng qua tiết diện S trong thời gian từ t1 đến t2 là Δq: Δq=i.Δt
dq = i.dt \(\Rightarrow \)\(q=\int_{t1}^{t2}{i.dt}\)
2. VÍ DỤ MINH HỌA
Ví Dụ 1: Dòng điện xoay chiều i=2sin100pt(A) qua một dây dẫn . Điện lượng chạy qua tiết diện dây trong khoảng thời gian từ 0 đến 0,15s là :
A.0
B.4/100p(C)
C.3/100p(C)
D.6/100p(C)
Hướng dẫn giải
\(i=\frac{dq}{dt}\)\(\Rightarrow \)\(q=\int{i.dt=\int\limits_{0}^{0,15}{2.\sin 100\pi t}}\)\(\Rightarrow \)\(q=-\frac{2\cos 100\pi t}{100\pi })_{0}^{0,15}=\frac{4}{100\pi }\)
→ Chọn B
Ví Dụ 2: Dòng điện xoay chiều có biểu thức \(i=2\cos 100\pi t(A)\) chạy qua dây dẫn . điện lượng chạy qua một tiết điện dây trong khoảng thời gian từ 0 đến 0,15s là :
A.0
B.\(\frac{4}{100\pi }(C)\)
C.\(\frac{3}{100\pi }(C)\)
D.\(\frac{6}{100\pi }(C)\)
Hướng dẫn giải
\(i=\frac{dq}{dt}\)\(\Rightarrow \)\(q=\int{i.dt=\int\limits_{0}^{0,15}{2.\cos 100\pi t}}\)\(\Rightarrow \)\(q=\frac{2\sin 100\pi t}{100\pi }\left. {} \right|_{0}^{0,15}=0\)
Chọn A
Ví Dụ 3: Dòng điện xoay chiều hình sin chạy qua một đoạn mạch có biểu thức có biểu thức cường độ là \(i={{I}_{0}}\cos \left( \omega t-\frac{\pi }{2} \right)\), I0 > 0. Tính từ lúc \(t=0(s)\), điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn của đoạn mạch đó trong thời gian bằng nửa chu kì của dòng điện là
A.0
B.\(\frac{2{{I}_{0}}}{\omega }\)
C.\(\frac{\pi \sqrt{2}{{I}_{0}}}{\omega }\)
D.\(\frac{\pi {{I}_{0}}}{\omega \sqrt{2}}\)
Hướng dẫn giải
Ta có :\(0,5T=\frac{\pi }{\omega }\)
\(i=\frac{dq}{dt}\)\(\Rightarrow \)\(q=\int{i.dt=\int\limits_{0}^{\frac{\pi }{\omega }}{{{I}_{0}}.\cos (\omega t}}-\frac{\pi }{2})\)\(\Rightarrow \)\(q=\frac{{{I}_{0}}\sin (\omega t-\frac{\pi }{2})}{\omega }\left. {} \right|_{0}^{\frac{\pi }{\omega }}=\frac{2{{I}_{0}}}{\omega }\).
3. LUYỆN TẬP
Câu 1: Cho mạch điện gồm hai phần tử gồm điện trở thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Dùng một vôn kế có điện trở rất lớn mắc vào hai đầu điện trở thì vôn kế chỉ 80V, đặt vôn kế vào hai đầu tụ điện chỉ 60V. Khi đặt vôn kế vào hai đầu đoạn mạch vôn kế chỉ
A. 140V.
B. 20V.
C. 70V.
D. 100V.
Câu 2: Cho mạch điện gồm hai phần tử gồm cuộn thuần cảm và tụ điện mắc nối tiếp. Dùng một vôn kế có điện trở rất lớn mắc vào hai đầu cuộn cảm thì vôn kế chỉ 80V, đặt vôn kế vào hai đầu tụ điện chỉ 60V. Khi đặt vôn kế vào hai đầu đoạn mạch vôn kế chỉ
A. 140V.
B. 20V.
C. 70V.
D. 100V.
Câu 3: Nhiệt lượng Q do dòng điện có biểu thức i = 2cos120\(\pi \)t(A) toả ra khi đi qua điện trở R = 10\(\Omega \) trong thời gian t = 0,5 phút là
A. 1000J.
B. 600J.
C. 400J.
D. 200J.
Câu 4: Chọn câu trả lời đúng. Một khung dây dẫn có diện tích S = 50cm2 gồm 250 vòng dây quay đều với vận tốc 3000 vòng/min trong một từ trường đều trục quay \(\Delta \) và có độ lớn B = 0,02T. Từ thông cực đại gửi qua khung là
A. 0,025Wb.
B. 0,15Wb.
C. 1,5Wb.
D. 15Wb.
Câu 5: Cường độ của một dòng điện xoay chiều có biểu thức i = 4cos2100\(\pi \)t(A). Cường độ dòng điện này có giá trị trung bình trong một chu kì bằng bao nhiêu ?
A. 0A.
B. 2A.
C. 2\(\sqrt{2}\)A.
D. 4A.
Câu 6: Một dòng điện xoay chiều có cường độ hiệu dụng 2A, tần số 50Hz chạy trên một dây dẫn. Trong thời gian 1s, số lần cường độ dòng điện có giá trị tuyệt đối bằng 1A là bao nhiêu ?
A. 50.
B. 100.
C. 200.
D. 400.
Câu 7: Cường độ dòng điện tức thời chạy qua một đoạn mạch điện xoay chiều là i = 4cos(20\(\pi t\) - \(\pi \)/2)(A), t đo bằng giây. Tại thời điểm t1(s) nào đó dòng điện đang giảm và có cường độ bằng i1 = -2A. Hỏi đến thời điểm t2 = (t1 + 0,025)(s) cường độ dòng điện bằng bao nhiêu ?
A. 2\(\sqrt{3}\)A.
B. -2\(\sqrt{3}\)A.
C. - A.
D. -2A.
Câu 8: Đặt vào hai đầu một tụ điện một điện áp xoay chiều có biểu thức u = U0cos\(\omega t\). Điện áp và cường độ dòng điện qua tụ ở các thời điểm t1, t2 tương ứng lần lượt là: u1 = 60V; i1 = \(\sqrt{3}\)A; u2 = 60\(\sqrt{2}\)V; i2 = \(\sqrt{2}\)A. Biên độ của điện áp giữa hai bản tụ và của cường độ dòng điện qua tụ lần lượt là
A. 120V; 2A.
B. 120V; \(\sqrt{3}\)A.
C. 120\(\sqrt{2}\); 2A.
D. 120\(\sqrt{2}\)V; 3A.
Câu 9: Đặt vào hai đầu một tụ điện hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng U không đổi và tần số 50Hz thì cường độ hiệu dụng qua tụ là 1A. Để cường độ hiệu dụng qua tụ là 4A thì tần số dòng điện là
A. 400Hz.
B. 200Hz.
C. 100Hz.
D. 50Hz.
Câu 10: Giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều có biểu thức i = 2\(\sqrt{3}\)cos200\)\pi \)t(A) là
A. 2A.
B. 2\(\sqrt{3}\)A.
C. \(\sqrt{6}\)A.
D. 3\(\sqrt{2}\)A.
Câu 11: Giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế xoay chiều có biểu thức u = 220\(\sqrt{5}\)cos100\(\pi \)t(V) là
A. 220\(\sqrt{5}\)V.
B. 220V.
C. 110\(\sqrt{10}\)V.
D. 110\(\sqrt{5}\)V.
Câu 12: Một dòng điện xoay chiều đi qua điện trở R = 25\(\Omega \) trong thời gian 2 phút thì nhiệt lượng toả ra là Q = 6000J. Cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều là
A. 3A.
B. 2A.
C. \(\sqrt{3}\)A.
D. \(\sqrt{2}\)A.
Câu 13: Dòng điện xoay chiều có tần số f = 60Hz, trong một giây dòng điện đổi chiều
A. 30 lần.
B. 60 lần.
C. 100 lần.
D. 120 lần.
Câu 14: Một khung dây quay đều quanh trục \(\Delta \) trong một từ trường đều trục quay \(\Delta \) với vận tốc góc \(\omega \) = 150 vòng/min. Từ thông cực đại gửi qua khung là 10/\(\pi \)(Wb). Suất điện động hiệu dụng trong khung là
A. 25V.
B. 25\(\sqrt{2}\)V.
C. 50V.
D. 50\(\sqrt{2}\)V.
Câu 15: Biểu thức của cường độ dòng điện xoay chiều trong một đoạn mạch là i = 5\(\sqrt{2}\)cos(100\(\pi \)t + \(\pi \)/6)(A). Ở thời điểm t = 1/300s cường độ trong mạch đạt giá trị
A. cực đại.
B. cực tiểu.
C. bằng không.
D. một giá trị khác.
Câu 16: Một tụ điện có điện dung C = 31,8\(\mu \)F. Hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu bản tụ khi có dòng điện xoay chiều có tần số 50Hz và cường độ dòng điện cực đại 2\(\sqrt{2}\)A chạy qua nó là
A. 200\(\sqrt{2}\)V.
B. 200V.
C. 20V.
D. 20\(\sqrt{2}\)V.
Câu 17: Một cuộn dây có độ tự cảm L và điện trở thuần không đáng kể, mắc vào mạng điện xoay chiều tần số 60Hz thì cường độ dòng điện qua cuộn dây là 12A. Nếu mắc cuộn dây trên vào mạng điện xoay chiều có tần số 1000Hz thì cường độ dòng điện qua cuộn dây là
A. 0,72A.
B. 200A.
C. 1,4A.
D. 0,005A.
Câu 18: Một cuộn dây có lõi thép, độ tự cảm L = 318mH và điện trở thuần 100\(\Omega \). Người ta mắc cuộn dây vào mạng điện không đổi có hiệu điện thế 20V thì cường độ dòng điện qua cuộn dây là
A. 0,2A.
B. 0,14A.
C. 0,1A.
D. 1,4A.
Câu 19: Một cuộn dây có lõi thép, độ tự cảm L = 318mH và điện trở thuần 100\(\Omega \). Người ta mắc cuộn dây vào mạng điện xoay chiều 20V, 50Hz thì cường độ dòng điện qua cuộn dây là
A. 0,2A.
B. 0,14A.
C. 0,1A.
D. 1,4A.
Câu 20: Giữa hai bản tụ điện có hiệu điện thế xoay chiều 220V – 60Hz. Dòng điện qua tụ điện có cường độ 0,5A. Để dòng điện qua tụ điện có cường độ bằng 8A thì tần số của dòng điện là
A. 15Hz.
B. 240Hz.
C. 480Hz.
D. 960Hz.
---(Để xem tiếp nội dung từ câu 21 đến câu 46 của tài liệu các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
1 D |
2B |
3B |
4A |
5B |
6C |
7B |
8A |
9B |
10C |
11 C |
12D |
13D |
14B |
15C |
16B |
17A |
18A |
19B |
20D |
21 C |
22C |
23B |
24D |
25C |
26C |
27B |
28B |
29D |
30C |
31D |
32B |
33C |
34B |
35D |
36B |
37B |
38D |
39A |
40D |
41A |
42 A |
43C |
44A |
45C |
46A |
|
|
|
|
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Phương pháp tích phân tìm điện lượng chuyển qua môn Vật Lý 12 năm 2021-2022. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tốt
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lý 12 năm 2023 - 2024
09/10/20231333 -
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024
09/10/2023924 -
100 bài tập về Dao động điều hoà tự luyện môn Vật lý lớp 11
14/08/2023313 - Xem thêm