OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Phương pháp giải dạng bài tập về cơ học môn Vật Lý 8 năm 2021-2022

31/03/2022 856.64 KB 279 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20220331/52520213477_20220331_135748.pdf?r=1255
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Tài liệu Phương pháp giải dạng bài tập về cơ học môn Vật Lý 8 năm 2021-2022 do ban biên tập HOC247 tổng hợp để giúp các em ôn tập và rèn luyện kỹ năng trong chương trình Vật lý 9 để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

1. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

a. Khối lượng

- Khối lượng: chỉ lượng chất tạo thành vật m (kg)

- Khối lượng riêng: khối lượng của một mét khối một chất \({D = \frac{m}{V}}\)

- Trọng lượng riêng: trọng lượng của một mét khối một chất \(d = \frac{P}{V} = 10D(N/{m^3})\)

b. Vận tốc

* Vận tốc: cho biết mức độ nhanh chậm của chuyển động \(v = \frac{s}{t}\,(m/s;\,\,\,km/h)\)

* v: hằng số: chuyển động đều.

* v: thay đổi: chuyển động không đều: \({{v_{tb}} = \frac{{{s_1} + {s_2} + ... + {s_n}}}{{{t_1} + {t_2} + ... + {t_n}}}}\)

c. Lực

* Lực: tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác.

- Lực là đại lượng vecto.

- Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì có quán tính.

- Lực tác dụng lên vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật hoặc làm nó biến dạng.

- Hai lực cân bằng:

+ Cùng cường độ.

+ Cùng phương.

+ Ngược chiều.

* Trọng lực: lực hút của Trái Đất tác dụng lên mọi vật.

- Phương thẳng đứng, chiều hướng về Trái Đất.

- Độ lớn của trọng lực gọi là trọng lượng P = 10m.

* Lực đàn hồi: lực mà vật khi biến dạng tác dụng vào vật. Độ biến dạng của lò xo càng lớn, thì lực đàn hồi càng lớn.

* Lực ma sát:

- Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.

- Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.

- Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác.

* Áp lực: lực ép vuông góc với mặt bị ép.

* Lực đẩy Acsimet: lực tác dụng của chất lỏng hướng thẳng đứng từ dưới lên vào một vật nhúng trong chất lỏng. Độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ \({{F_A} = dV}\)

* Sự nổi:

+ FA < P: vật chìm.

+ FA > P: vật nổi.

+ FA = P: vật lơ lửng trong chất lỏng.

2. VÍ DỤ MINH HỌA

Bài 1: Hai xe lửa chuyển động trên các đường ray song song, cùng chiều với cùng vận tốc. Một người ngồi trên xe lửa thứ nhất sẽ:

A. đứng yên so với xe lửa thứ hai.

B. đứng yên so với mặt đường.

C. chuyển động so với xe lửa thứ hai.

D. chuyển động ngược lại.

Hướng dẫn giải

Hai xe lửa chuyển động trên các đường ray song song, cùng chiều với cùng vận tốc. Một người ngồi trên xe lửa thứ nhất sẽ đứng yên so với xe lửa thứ hai.

⇒ Đáp án A

Bài 2: Một xe ô tô chở hành khách chuyển động đều trên đoạn đường 54 km, với vận tốc 36 km/h. Thời gian đi hết quãng đường đó của xe là:

A. 2/3 giờ       

B. 1,5 giờ       

C. 75 phút       

D. 120 phút

Hướng dẫn giải

Thời gian đi hết quãng đường đó của xe là: t = s/v = 54/36 = 1,5 giờ

⇒ Đáp án B

Bài 3: Trường hợp nào sau đây sinh công cơ học?

A. Một vật nặng rơi từ trên cao xuống.

B. Dòng điện chạy qua dây điện trở để làm nóng bếp điện.

C. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất dưới tác dụng của trọng trường.

D. Nước được đun sôi nhờ bếp ga.

Hướng dẫn giải

Một vật nặng rơi từ trên cao xuống là trường hợp sinh công cơ học

⇒ Đáp án A

Bài 4: Tìm câu sai trong các câu dưới đây?

A. Nước trong đập chắn của nhà máy thủy điện có khả năng sinh công cơ học.

B. Hàng ngày người nông dân và công nhân trong quá trình lao động của mình đã tiêu tốn nhiều công cơ học vì họ đã sử dụng sức của cơ bắp.

C. Thầy cô giáo khi đi lại trên bục giảng cũng tiêu tốn không ít công cơ học.

D. Lực hút của Trái Đất đối với viên bi đã sinh ra một công cơ học làm cho nó chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang.

Hướng dẫn giải

Viên bi chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang, lực hút của Trái Đất đối với viên bi không sinh công cơ học (vì lực này vuông góc với đường đi).

⇒ Đáp án D

3. LUYỆN TẬP

Câu 1: Chuyển động cơ học là:

A. sự thay đổi khoảng cách của vật so với vật khác 

B.  sự thay đổi phương chiều của vật

C. sự thay đổi vị trí của vật so với vật khác                                      

D. sự thay đổi hình dạng của vật so với vật khác

Câu 2: Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì:

A. một vật đứng yên so với vật này sẽ đứng yên so với vật khác.

B. một vật đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác.

D. một vật chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào quỹ đạo chuyển động.

C. một vật chuyển động so với vật này sẽ chuyển động so với vật khác.

Câu 3: Một chiếc xe buýt đang chạy từ trạm thu phí Thuỷ phù lên Huế, nếu ta nói chiếc xe buýt đang đứng yên thì vật làm mốc là:

A. Người soát vé đang đi lại trên xe             

B. Tài xế         

C. Trạm thu phí Thủy Phù                             

D. Khu công nghiệm Phú Bài

Câu 4: Dạng chuyển động của viên đạn được bắn ra từ khẩu súng AK là:

A. Chuyển động thẳng                       

B. Chuyển động cong

C. Chuyển động tròn              

D. Vừa chuyển động cong vừa chuyển động thẳng

Câu 5: Dạng chuyển động của quả bom được thả ra từ máy bay ném bom B52 là:

A. Chuyển động thẳng           

B. Chuyển động cong 

C. Chuyển động tròn

D. Vừa chuyển động cong vừa chuyển động thẳng

Câu 6: Dạng chuyển động của quả dừa rơi từ trên cây xuống là:

A. Chuyển động thẳng                                   

B.  Chuyển động cong

C. Chuyển động tròn                                      

D. Vừa chuyển động cong vừa chuyển động thẳng

Câu 7: Hai chiếc tàu hỏa chạy trên các đường ray song song, cùng chiều, cùng vận tốc. Người ngồi trên chiếc tàu thứ nhất sẽ:

A. chuyển động so với tàu thứ hai     

B. đứng yên so với tàu thứ hai

C. chuyển động so với tàu thứ nhất.                                                  

D. chuyển động so với hành khách trên tàu thứ hai

Câu 8: Hai ô tô chuyển động cùng chiều, cùng vận tốc đi ngang qua một ngôi nhà. Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Các ô tô chuyển động đối với nhau                                              

B. Các ô tô đứng yên đối với ngôi nhà

C. Các ô tô đứng yên đối với nhau                                                    

D. Ngôi nhà đứng yên đối với các ô tô

Câu 9: Trên toa xe lửa đang chạy thẳng đều, một chiếu va li đặt trên giá để hàng. Va li:

A. chuyển động so với thành tàu                                           

B. chuyển động so với đầu máy

C. chuyển động so với người lái tàu                          

D. chuyển động so với đường ray

Câu 10: Chuyển động của đầu van xe đạp so với trục xe khi xe chuyển động thẳng trên đường là:

A. chuyển động tròn              

B. chuyển động thẳng

C. chuyển động cong 

D. là sự kết hợp giữa chuyển động thẳng với chuyển động tròn

-(Để xem tiếp nội dung của tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung tài liệu Phương pháp giải dạng bài tập về cơ học môn Vật Lý 8 năm 2021-2022. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF