OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Phương pháp giải dạng bài tập thực hành thí nghiệm môn Hóa học 12 năm 2021

13/05/2021 565.81 KB 294 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210513/333272751_20210513_164939.pdf?r=7680
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Với mong muốn giúp các em học sinh hiểu và nắm vững các kiến thức cơ bản về hóa chương trình THPT, Học247 xin giới thiệu đến các em Phương pháp giải dạng bài tập thực hành thí nghiệm môn Hóa học 12 năm 2021. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em chuẩn bị tốt cho các bài thực hành trên lớp và đạt thành tích cao trong học tập.

 

 
 

A. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

- Quan sát hình vẽ thí nghiệm, từ đó dự đoán hiện tượng xảy ra, giải thích và viết các phương trình hóa học (nếu có).

- Xử lí các thông tin liên quan đến thí nghiệm như: phân tích số liệu, hình ảnh quan sát được để giải bài tập liên quan đến hình vẽ thí nghiệm.

B. VÍ DỤ MINH HỌA

Ví dụ 1. Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế clo trong phòng thí nghiệm như sau:

Hóa chất được dung trong bình cầu (1) là:

A. MnO2.                            

B. KMnO4.                         

C. KClO3.                           

D. Cả 3 hóa chất trên đều được.

Hướng dẫn giải:

- Về nguyên tắc Clo có thể điều chế được từ cả 3 chất MnO2, KClO3, KMnO4. Tuy nhiên, chỉ MnO2 mới cần đun nóng còn KClO3, KMnO4 không cần đun nóng.

- Một điều nữa cũng cần chú ý là: KClO3, KMnO4 là các muối dễ bị nhiệt phân bởi nhiệt. Nên nếu dùng sẽ không thu được Clo sạch mà lẫn cả khí oxi.

\(\begin{gathered}
  Mn{O_2} + 4HCl \to MnC{l_2} + C{l_2} + 2{H_2}O \hfill \\
  2KMn{O_4} + 16HCl \to 2KCl + 2MnC{l_2} + 8{H_2}O + 5C{l_2} \hfill \\
  KCl{O_3} + 6HCl \to KCl + 3{H_2}O + 3C{l_2} \hfill \\
  2KMn{O_4} \to {K_2}Mn{O_4} + Mn{O_2} + {O_2} \hfill \\
  KCl{O_3} \to KCl + \frac{3}{2}{O_2} \hfill \\
  4KCl{O_3} \to 3KCl{O_4} + KCl \hfill \\ 
\end{gathered} \)

Đáp án A.

Ví dụ 2. Cho hình vẽ sau mô tả quá trình điều chế oxi trong phòng thí nghiệm:

Tên dụng cụ và hóa chất theo thứ tự 1, 2, 3 ,4 trên hình vẽ đã cho là

A. 1: KClO3; 2: ống dẫn khí; 3: đèn cồn; 4: khí Oxi.

B. 1: KClO3; 2: đèn cồn; 3: ống dẫn khí; 4: khí Oxi.

C. 1: khí Oxi; 2: đèn cồn; 3: ống dẫn khí; 4: KClO3.

D. 1: KClO3; 2: ống nghiệm; 3: đèn cồn; 4: khí oxi.

Hướng dẫn giải:

Mô hình này rất trực quan. Dễ quan sát thấy:

(1) là chất rắn để nhiệt phân cho ra oxi nó phải là KClO3.

(2) là đèn cồn.

(3) là ống dẫn khí và đương nhiên (4) là khí O2.

Đáp án B.

Ví dụ 3. Cho thí nghiệm sau:

Hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm bên là:

A. Có khí màu vàng sinh ra, đồng thời có kết tủa

B. Chỉ có khí màu vàng thoát ra.

C. Chất rắn MnO2 tan dần.

D. Cả B và C.

Hướng dẫn giải:

Khi cho HCl vào MnO2 sẽ có phản ứng:  \(Mn{O_2} + 4HCl \to MnC{l_2} + C{l_2} \uparrow  + 2{H_2}O\)

Nếu đun nóng thì phản ứng xảy ra nhanh hơn. Do đó, hiện tượng là chất rắn tan dần và có khí màu vàng clo thoát ra.

Đáp án D.

C. LUYỆN TẬP

Câu 1: Cho Hình vẽ mô tả sự điều chế Clo trong phòng Thí nghiệm như sau:

Phát biểu nào sau đây không đúng:

A. Không thể thay dung dịch HCl đặc bằng dung dịch NaCl bão hoà.

B. Khí clo thu được trong bình tam giác là khí clo khô.

C. Có thể thay MnO2 bằng KMnO4 hoặc KClO3.

D. Có thể thay H2SO4 đặc bằng CaO và thay dung dịch NaCl bằng dung dịch NaOH.

Câu 2: Trong thí nghiệm ở hình bên người ta dẫn khí clo mới điều chế từ MnO2 rắn và dung dịch axit HCl đặc. Trong ống hình trụ có đặt một miếng giấy màu. Hiện tượng gì xảy ra với giấy màu khi lần lượt :

a) Đóng khóa K;

b) Mở khóa K

A. a) Mất màu; b) Không mất màu

B. a) Không mất màu; b) Mất màu

C. a) Mất màu; b) Mất màu

D. a) Không mất màu; b) Không mất màu

Câu 3: Hình bên mô tả thí nghiệm điều chế Cl2 trong phòng thí nghiệm, dung dịch X và Y lần lượt là:

A. NaCl và NaOH                                    

B. NaCl  và Na2CO3

C. NaOH và Na2CO3.                              

D. NaOH và NaCl

Câu 4: Sơ đồ sau mô tả cách điều chế khí SO2 trong phòng thí nghiệm

 

Các chất X, Y, Z lần lượt là:

A. HCl, CaSO3, NH3.                              

B. H2SO4, Na2CO3, KOH.

C. H2SO4, Na2SO3, NaOH.                     

D. Na2SO3, NaOH, HCl

Câu 5: Cho sơ đồ thiết bị tổng hợp amoniac trong công nghiệp:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình tổng hợp NH3?

A. Vì phản ứng là thuận nghịch nên cần dùng chất xúc tác để tăng hiệu suất tổng hợp.

B. Phản ứng tổng hợp xảy ra ở điều kiện áp suất cao, nhiệt độ thích hợp và có xúc tác.

C. Trong thực tế, phương án tối ưu để tách riêng NH3 từ hỗn hợp với H2 và N2 là dẫn qua dung dịch HCl dư.

D. Lượng H2 và N2 còn dư sau mỗi vòng phản ứng được chuyển về máy bơm tuần hoàn để đưa trở lại máy nén.

Câu 6: Để phân tích định tính các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ, người ta thực hiện một thí nghiệm được mô tả như hình vẽ:

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Thí nghiệm trên dùng để xác định nitơ có trong hợp chất hữu cơ.

B. Bông trộn CuSO4 khan có tác dụng chính là ngăn hơi hợp chất hữu cơ thoát ra khỏi ống nghiệm.

C. Trong thí nghiệm trên có thể thay dung dịch Ca(OH)2 bằng dung dịch Ba(OH)2

D. Thí nghiệm trên dùng để xác định clo có trong hợp chất hữu cơ.

Câu 7: Cho sơ đồ điều chế khí Cl2 trong phòng thí nghiệm từ MnO2 và dung dịch HCl đặc (như hình vẽ bên). Nếu không dùng đèn cồn thì có thể thay MnO2 bằng hóa chất nào (các dụng cụ và hóa chất khác không thay đổi) sau đây?

A. NaCl hoặc KCl                                 

B. CuO hoặc PbO2

C. KClO3 hoặc KMnO4                                

D. KNO3 hoặc K2MnO4

Câu 8. Tại sao trong thí nghiệm điều chế este đung cách thủy trong nồi nước nóng 65 – 70oC (hoặc đun nhẹ trên ngon lửa đèn cồn) mà không được đun sôi?

Câu 9. Nêu một số phương pháp để tách chất béo ra khỏi nước

Câu 10. Em nghĩ sao về vấn đề sử dụng dầu ăn chiên đi chiên lại tại các của hàng ăn uống hiện nay?

Câu 11. Phương pháp nấu rượu gạo hiện nay của chúng ta: lên men gạo, sau đó chưng cất rượu. Tìm hiểu các công đoạn cơ bản của quá trình nấu rượu.

Rượu sản suất được có lẫn tạp chất là andehit – chất độc. Tìm hiểu phương pháp loại bỏ andehit ra khỏi rượu

Câu 11. Tại sao lại làm thí nghiệm với lòng trắng trứng gà mà không làm thí nghiệm với lòng đỏ trứng gà?

Làm thế nào để pha chế được dung dịch lòng trắng trứng 10%?

Câu 12. Tại sao trứng ung khi vỡ ra có mùi rất khó chịu?

Có nên ăn trứng ung không? Tại sao?

Câu 13. Thời gian trước trên mạng xã hội có thông tin về trứng gà giả, em nghĩ sao về vấn đề này?

Nêu phương pháp hóa học đơn giản để phân biệt trứng gà thật và trứng gà giả (làm từ các chất không phải protein)

Câu 14. Tại sao trong khẩu phần ăn của các vận động viên thể hình (hoặc bạn đi tập gym) thường có rất nhiều thịt và trứng?

Câu 15. Tìm hiểu về qui trình sản xuất nước mắm cổ truyền và tóm tắt lại bằng sơ đồ.

...

Trên đây là phần trích dẫn Phương pháp giải dạng bài tập thực hành thí nghiệm môn Hóa học 12 năm 2021, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

ADMICRO
NONE
OFF