OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Phương pháp giải dạng bài tập Kim loại tác dụng với dung dịch muối môn Hóa học 9

08/12/2020 395.6 KB 474 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201208/72945643870_20201208_134430.pdf?r=5804
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời các em học sinh cùng tham khảo nội dung tài liệu Phương pháp giải dạng bài tập Kim loại tác dụng với dung dịch muối môn Hóa học 9 dưới đây. Tài liệu được biên soạn và tổng hợp nội dung lý thuyết, bài tập minh họa có phương pháp và hướng dẫn giải cụ thể và bài tập tự luyện để các em tự ôn tập, hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập thật tốt.

 

 
 

PHƯƠNG PHÁP GIẢI DẠNG BÀI TẬP KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH MUỐI

A. LÝ THUYẾT

PTTQ:

Kim loại + muối muối mới + kim loại mới

Điều kiện:

  • Kim loại : là kim loại từ Mg trở xuống trong dãy hoạt động hóa học và mạnh hơn kim loại trong muối.

  • Muối: muối tham gia phải tan.

Ví dụ:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

Chú ý: Khi Fe tác dụng với dung dịch AgNO3

Nấc 1: Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag

Nấc 2: Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag

B. BÀI TẬP MINH HỌA

1. Một kim loại tác dụng với một muối

Dữ kiện cho: khối lượng lá kim loại tăng hay giảm m (g):

Phương pháp giải.

  • Bước 1: Đổi dữ kiện của đề bài đã cho ra số mol.
  • Bước 2: Viết PTHH xảy ra.
  • Bước 3: Đặt số mol của KL tham gia phản ứng là x. Tìm tỉ lệ số mol của các chất tham gia, các chất tạo thành theo x.
  • Bước 4. Tính khối lượng mtăng hoặc mgiảm theo x,

Khối lượng lá kim loại tăng lên so với trước khi nhúng:

mKL bám vào – mKL tan ra  = mtăng

Khối lượng lá kim loại giảm so với trước khi nhúng:

mKL tan ra – mKL bám vào = mgiảm

  • Bước 5. Tính x, , rồi tính toán theo yêu cầu của đề bài và kết luận.

Ví dụ 1 : Ngâm một đinh sắt trong 200ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thức lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch rửa nhẹ , làm khô thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 1,6 g. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 ban đầu?

Gọi số mol Fe phản ứng là x (mol)

PTHH: Fe   +  CuSO4 →   FeSO4 + Cu

Tỉ lệ:     1                1              1             1

P/ư:        x               x               x            x

Theo bài ra:

mCu bám – mFe tan = mFe đinh sắt tăng

<=> 64x – 56x = 1,6 => x = 0,2 mol  => nCuSO4 = 0,2 (mol)

Nồng độ mol dung dịch CuSO4 : CM = nV=0,20,2=1 (M)

2. Hai kim loại tác dụng với một muối

Thứ tự phản ứng: Kim loại mạnh nhất phản ứng trước rồi đến kim loại yếu hơn.

Dữ kiện cho: Số mol KL và số mol dung dịch muối.

Phương pháp giải

  • Bước 1: Đổi dữ kiện của đề bài đã cho ra số mol.
  • Bước 2: Viết PTHH xảy ra lần lượt ( KL mạnh nhất => kim loại yếu hơn)
  • Bước 3: Xác định số mol của các chất sau phản ứng (1), sau đó xét phản ứng ứng (2).
  • Bước 4: Xác định số mol của các chất sau 2 phản ứng , rồi tính toán theo yêu cầu của đề bài và kết luận.

Ví dụ 2: Cho hỗn hợp A có 0,1 mol Ag; 0,1 mol Mg; 0,2 mol Fe phản ứng hoàn toàn với 100 ml dung dich CuSO1,5M . Sau phản ứng tạo ra chất rắn B có khối lượng m gam. Xác định giá trị của m.

Ta có : nCuSO4 = 0,1.1,5 = 0,15 (mol)

PTHH:

        Mg   +   CuSO4 → MgSO4 + Cu   (1)

P/ư 0,1        -> 0,1                      ->0,1

=> Sau phản ứng CuSO4 còn dư : 0,15 – 0,1 = 0,05 (mol)

              Fe   +   CuSO4   → FeSO4   + Cu    (2)
P/ư   0,05<-     0,05             -> 0,05

=> Sau phản ứng Fe còn dư : 0,2 – 0,05 = 0,15 (mol)              

Trong B gồm: Fe , Cu, Ag

nCu = nCu (1) + nCu(2)  = 0,1 + 0,05 = 0,15 (mol)

=> Khối lượng của B = mAg +mFe  + mCu  =0,1.108 +  0,15.56 + 0,15.64   = 28,8 (g)

3. 1 kim loại tác dụng với 2 dung dịch muối

Thứ tự phản ứng: Kim loại phản ứng với dung dịch muối của kim loại yếu nhất, sau đó đến muối còn lại.

Dữ kiện cho: Số mol KL và số mol 2 dung dịch muối.

Phương pháp giải:

  • Bước 1: Đổi dữ kiện của đề bài đã cho ra số mol.
  • Bước 2: Viết PTHH xảy ra lần lượt ( dung dịch muối của kim loại yếu => kim loại mạnh  hơn)
  • Bước 3: Xác định số mol của các chất sau phản ứng (1), sau đó xét phản ứng ứng (2).
  • Bước 4: Xác định số mol của các chất sau 2 phản ứng , rồi tính toán theo yêu cầu của đề bài và kết luận.

Ví dụ 3: Cho 8,4 gam Fe vào 1 lít dung dịch A chứa AgNO3 0,2M và CuSO4 0,1M thu được chất rắn B. Tính khối lượng của B biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Ta có: nFe = 8,456 = 0,15 (mol)

nAgNO3 = CM.V = 1.0,2 = 0,2 (mol)

nCuSO4 = CM.V = 1.0,1 = 0,1 (mol)

PTHH:

            Fe    +  2AgNO3   → Fe(NO3)2 + 2Ag     (1)

Có:   0,15         0,2

p/ư   0,1<-        0,2           ->    0,1     ->0,2

Theo PTHH (1) => Số mol tính theo AgNO3.

=>Sau p/ư Fe còn dư 0,15 – 0,1 = 0,05 (mol)

PTHH: 

          Fe   +   CuSO4   →     FeSO4    +    Cu     (2)

Có:   0,05         0,1

p/ư   0,05     -> 0,05           ->    0,05     ->0,05

Sau p/ư (1) và (2) => Chất rắn B gồm : Ag (0,2 mol) ; Cu (0,05 mol)

=> mB = mAg + mCu = 0,2.108 + 0,05.64 = 24,8 (g)

C. BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Bài 1: Ngâm một thanh nhôm trong 300ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc lấy thanh nhôm ra khỏi dung dịch rửa nhẹ, sấy khô thấy khối lượng tăng thêm 13,8g. Tính nồng độ ban đầu của dung dịch CuSO4.

Bài 2: Ngâm một thanh Zn trong V lít dung dịch CuSO4 2M. Sau phản ứng  kết thúc lấy thanh kẽm ra khỏi dung dịch rửa nhẹ, sấy khô thấy khối lượng giảm đi thêm 0,4 g. Tính giá trị của V.

 

---(Để xem tiếp nội dung đầy đủ các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Phương pháp giải dạng bài tập Kim loại tác dụng với dung dịch muối môn Hóa học 9. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF