OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Phương pháp giải các dạng bài tập chương liên kết hóa học năm 2021

26/04/2021 889.34 KB 757 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210426/57986349719_20210426_081942.pdf?r=4051
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Dưới đây là nội dung Phương pháp giải các dạng bài tập chương liên kết hóa học năm 2021 được hoc247 biên soạn và tổng hợp, với nội dung đầy đủ, chi tiết có đáp án đi kèm sẽ giúp các em học sinh ôn tập củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng làm bài. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

A. KIẾN THỨC CẦN NẮM

1. Dạng 1: Giải thích sự hình thành liên kết ion

+ Liên kết ion được tạo thành từ kim loại và phi kim:

Kim loại – e → Cation

Phi kim + e → Anion

+ Giữa anion và cation tạo thành có lực hút tĩnh điện và tạo thành liên kết ion

+ Hiệu độ ấm điện giữa 2 nguyên tố liên kết thường ≥ 1,7

2. Dạng 2: Giải thích sự hình thành của liên kết cộng hóa trị

+ Liên kết cộng hóa trị được hình thành bằng cặp electron chung

-  Cặp e dùng chung phân bố đối xứng giữa hai hạt nhân nguyên tử tham gia liên kết thì đó là liên kết cộng hóa trị không phân cực.

-  Khi cặp e dùng chung bị hút về nguyên tử có độ âm điện lớn hơn thì đó là liên kết cộng hóa trị có cực.

+ Hiệu độ âm điện trong liên kết cộng hóa trị:

-  Hiệu độ âm điện của 2 nguyên tử trong liên kết cộng hóa trị không cực: Từ 0 đến nhỏ hơn 0,4

-  Hiệu độ âm điện của 2 nguyên tử trong liên kết cộng hóa trị có cực: Từ 0,4 đến nhỏ hơn 1,7

3. Dạng 3: Xác định trạng thái lai hóa

+ Lai hóa sp

- Là sự tổ hợp 1 obitan s với 1 obitan p tạo thành 2 obitan lai hóa sp.

- 2 obitan sp này nằm thẳng hàng với nhau, hướng về 2 phía, đối xứng nhau.

- Góc liên kết bằng 180o.

+ Lai hóa sp2

- Là sự tổ hợp 1 obitan s với 2 obitan p tạo thành 3 obitan lai hóa sp2.

- 3 obitan sp2này nằm trong 1 mặt phẳng, định hướng từ tâm đến đỉnh của tam giác đều.

- Góc liên kết bằng 120o.

+ Lai hóa sp3

- Là sự tổ hợp 1 obitan s với 3 obitan p tạo thành 4 obitan lại hóa sp3.

- Định hướng từ tâm đến 4 đỉnh của hình tứ diện đều.

- Các trục đối xứng của chúng tạo với nhau 1 góc 109o28'.

4. Dạng 4: Viết công thức cấu tạo của các phân tử

Viết cấu hình e của các nguyên tử tạo hợp chất:

Tính nhẩm số e mỗi nguyên tử góp chung = 8 – số e lớp nc

Công thức electron : Biểu diễn các e lớp ngoài cùng và các cặp e chung (bằng các dấu chấm) lên xung quanh kí hiệu nguyên tử

Công thức cấu tạo: Thay mỗi cặp e chung bằng 1 gạch ngang

5. Dạng 5: Xác định hóa trị và số oxi hóa

Hóa trị:

- Hợp chất ion:

+ Người ta quy ước , khi viết điện hóa trị của nguyên tố , ghi giá trị điện tích trước, dấu của điện tích sau

+ Các nguyên tố kim loại thuộc nhóm IA , IIA , IIIA có số electron ở lớp ngoài cùng là 1, 2, 3 có thể nhường nên có điện hóa trị là 1+ , 2+ , 3+

+ Các nguyên tố phi kim thuộc nhóm VIA , VIIA nên có 6, 7 electron lớp ngoài cùng , có thể nhận thêm 2 hay 1 electron vào lớp ngoài cùng , nên có điện hóa trị 2– , 1–

- Hợp chất cộng hóa trị:

+ Trong các hợp chất cộng hóa trị, hóa trị của 1 nguyên tố được xác định bằng số liên kết cộng hóa trị của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử và được gọi là cộng hóa trị của nguyên tố đó

Số oxi hóa:

Quy tắc 1 : SOXH của các nguyên tố trong các đơn chất bằng không

Quy tắc 2 : Trong 1 phân tử, tổng số SOXH của các nguyên tố bằng 0

Quy tắc 3 : SOXH của các ion đơn nguyên tử bằng điện tích của ion đó . Trong ion đa nguyên tử , tổng số SXOH của các nguyên tố bằng điện tích của ion

Quy tắc 4 : Trong hầu hết các hợp chất, SOXH của H bằng +1 , trừ 1 số trường hợp như hidru, kim loại (NaH , CaH2...). SOXH của O bằng –2 trừ trường hợp OF2, peoxit (chẳng hạn H2O2,...)

Lưu ý: SOXH được viết bằng chữ số thường dấu đặt phía trước và được đặt ở trên kí hiệu nguyên tố

B. BÀI TẬP MINH HỌA

Bài 1: Hợp chất trong phân tử có liên kết ion là :

A. NH4Cl.    

B. HCl.

C. NH3.    

D. H2O.

Hướng dẫn giải:

Liên kết giữa cation NH4+ và anion Cl-

⇒ Đáp án A

Bài 2: Có 2 nguyên tố X ( Z = 19); Y (Z =17) hợp chất tạo bởi X và Y có công thức và kiểu liên kết là:

A. XY, liên kết ion

B. X2Y, liên kết ion

C. XY, liên kết cộng hóa trị có cực

D. XY2, liên kết cộng hóa trị có cực

Hướng dẫn giải:

Cấu hình e:

X: [Ar]4s1 ⇒ X thuộc nhóm IA

Y: [Ne]3s23p5 ⇒ Y thuộc nhóm VIIA

Ta có: X – 1e → X+

Y + 1e → Y-

⇒ Hợp chất tạo bởi X và Y là XY và liên kết ion

⇒ Đáp án C

Bài 3: Dãy nào sau đây không chứa hợp chất ion ?

A. NH4Cl, OF2, H2S.

B. CO2, Cl2, CCl4.

C. BF3, AlF3, CH4.

D. I2, CaO, CaCl2.

Hướng dẫn giải:

+ Đáp án A: Hợp chất ion NH4Cl

+ Đáp án C: Hợp chất ion BF3, AlF3

+ Đáp án D: Hợp chất ion CaCl2

⇒ Đáp án B

Bài 4: X, Y, Z là những nguyên tố có điện tích hạt nhân lần lượt là 9, 19, 8.

1. Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố đó. Cho biết tính chất hóa học đặc trưng của X, Y, Z.

2. Dự đoán liên kết hóa học có thể có giữa các cặp X và Y, Y và Z, X và Z. Viết công thức phân tử của các hợp chất tạo thành.

Hướng dẫn giải:

 1. Cấu hình electron của các nguyên tử X, Y, Z:

X:  (Z = 9)    : 1s2 2s2 2p5

Y:  (Z = 19)   : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1

Z:  (Z = 8)    : 1s2 2s2 2p4

Tính chất đặc trưng của Y là tính kim loại, của X và Z là tính phi kim.

2. Liên kết giữa X và Y, giữa Y và Z là liên kết ion.

- Sự hình thành liên kết giữa X và Y:

X  +  1e   →  X-

Y  →  Y+  +  1e

Các ion Y+ và X- hút nhau bằng lực hút tĩnh điện, tạo thành hợp chất YX.

- Sự hình thành liên kết giữa Y và Z:

Z  +  2e  →   Z2-

2Y  →  2Y+  +  21e

Các ion Y+ và Z2- hút nhau bằng lực hút tĩnh điện, tạo thành hợp chất Y2Z.

- X và Z là các phi kim nên liên kết giữa chúng là liên kết cộng hóa trị. Để đạt được cấu hình bền vững, mỗi nguyên tử X cần góp chung 1e, mỗi nguyên tử Z cần góp chung 2e. Như vậy 2 nguyên tử X sẽ tham gia liên kết với 1 nguyên tử Z bằng 2 liên kết cộng hóa trị đơn nhờ 2 cặp electron góp chung. Do đó công thức phân tử của hợp chất là X2Z.

Bài 5: Các chất trong dãy nào sau đây chỉ có liên kết cộng hoá trị phân cực ?

A. HCl, KCl, HNO3, NO.

B. NH3, KHSO4, SO2, SO3

C. N2, H2S, H2SO4, CO2.

D.CH4, C2H2,  H3PO4, NO2.

Hướng dẫn giải:

Dựa vào hiệu độ âm điện

⇒ Đáp án D

Bài 6: Trong mạng tinh thể kim cương, góc liên kết tạo bởi các nguyên tử cacbon là :

A. 90o.    

B. 120o.

C. 104o30'.    

D. 109o28'.

Hướng dẫn giải:

C (kim cương) có lại hóa sp3

⇒ Đáp án D

Bài 7: R là một nguyên tố phi kim. Tổng đại số số oxi hóa dương cao nhất với 2 lần số oxi hóa âm thấp nhất của R là +2. Tổng số proton và nơtron của R nhỏ hơn 34.

1. Xác định R

2. X là hợp chất khí của R với hiđro, Y là oxit của R có chứa 50% oxi về khối lượng. Xác định công thức phân tử của X và Y.

3. Viết công thức cấu tạo các phân tử RO2; RO3; H2RO4.

Hướng dẫn giải:

 1. Gọi số oxi hóa dương cao nhất và số oxi hóa âm thấp nhất của R lần lượt là +m và -n.

Số oxi hóa cao nhất của R trong oxit là +m nên ở lớp ngoài cùng nguyên tử R có m electron.

Số oxi hóa trong hợp chất của R với hiđro là -n nên để đạt được cấu hình 8 electron bão hòa của khí hiếm, lớp ngoài cùng nguyên tử R cần nhận thêm n electron.

Ta có: m + n = 8.  Mặt khác, theo bài ra: +m + 2(-n) = +2   m - 2n = 2.

Từ đây tìm được: m = 6 và n = 2. Vậy R là phi kim thuộc nhóm VI.

Số khối của R < 34 nên R là O hay S. Do oxi không tạo được số oxi hóa cao nhất là +6 nên R là lưu huỳnh.

2. Trong hợp chất X, S có số oxi hóa thấp nhất nên X có công thức phân tử là H2S.

Gọi công thức oxit Y là SOn.

Do %S = 50% nên  n =  2.  Công thức phân tử của Y là SO2.

3. Công thức cấu tạo của SO2; SO3; H2SO4:

Bài 8: Viết công thức cấu tạo của các phân tử và ion sau: H2SO3, Na2SO4, HClO4

Hướng dẫn giải:

C. LUYỆN TẬP

Câu 1 : Chỉ ra nội dung sai khi nói về ion :

A. Ion là phần tử mang điện.

B. Ion  âm gọi là cation, ion dương gọi là anion.

C. Ion có thể chia thành ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử.

D. Ion được hình thành khi nguyên tử nhường hay nhận electron.

Câu 2 : Cho các ion : Na+, Al3+, Ca2+, Cl. Hỏi có bao nhiêu cation ?

A. 2                           B. 3                           C. 4                             D.5

Câu 3 : Trong các phản ứng hoá học, nguyên tử kim loại có khuynh hướng

A. nhận thêm electron.       

B. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng phản ứng cụ thể

C. Nhường bớt electron.     

D. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng kim loại cụ thể.

Câu 4 : Trong phản ứng hoá học, nguyên tử natri không hình thành được

A.ion natri.                  B.cation natri.             C.anion natri.              D.ion đơn nguyên tử natri.

Câu 5 : Trong phản ứng :  2Na   +  Cl2 →  2NaCl, có sự hình thành

A. cation natri và clorua.                  

B. anion natri và clorua.

C.anion natri và cation clorua.          

D. anion clorua và cation natri.

Câu 6 : Hoàn thành nội dung sau : “Bán kính nguyên tử...(1) bán kính cation tương ứng và ... (2) bán kính anion tương ứng”.

A.(1) : nhỏ hơn, (2) : lớn hơn.     

B. (1) : lớn hơn, (2) : nhỏ hơn.

C. (1) : lớn hơn, (2) : bằng.         

D.(1) : nhỏ hơn, (2) : bằng.

Câu 7 : Trong tinh thể NaCl, xung quanh mỗi ion có bao nhiêu ion ngược dấu gần nhất ?

A.1                   B.4                             C.6                                          D.8

Câu 8 : Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi:

A. Sự góp chung các electron độc thân.                           

B. sự cho – nhận cặp electron hoá trị.

C.lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện trái dấu.    

D.  lực hút tĩnh điện giữa các ion dương và electron tự do.

Câu 9 : Chỉ ra nội dung sai khi nói về tính chất chung của hợp chất ion :

A. Khó nóng chảy, khó bay hơi.                                

B. Tồn tại dạng tinh thể, tan nhiều trong nước.

C. Trong tinh thể chứa các ion nên dẫn được điện.   

D. Các hợp chất ion đều khá rắn.

Câu 10 : Hoàn thành nội dung sau : “Các ……….... thường tan nhiều trong nước. Khi nóng chảy và khi hoà tan trong nước, chúng dẫn điện, còn ở trạng thái rắn thì không dẫn điện”.

A. Hợp chất vô cơ      

B. Hợp chất hữu cơ       

C. Hợp chất ion           

D. Hợp chất cộng hoá trị

Câu 11 :  Trong phân tử nào sau đây chỉ tồn tại liên kết đơn : N2, O2, F2, CO2 ?

A. N2                                   B.  O2                                  C. F2                                    D.CO­­2

Câu 12 : Cho các phân tử : H2, CO2, Cl2, N2, I2, C2H4, C2H2. Bao nhiêu phân tử có liên kết ba trong phân tử ?

A.1                              B. 2                             C. 3                             D.4

Câu 13 : Liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung, gọi là:

A.Liên kết ion.       

B.Liên kết cộng hoá trị.             

C.Liên kết kim loại.            

D.Liên kết hiđro.

Câu 14 : Trong phân tử amoni clorua có bao nhiêu liên kết cộng hoá trị ?

A.1                              B.3.                            C.4.                             D.5

Câu 15 : Trong mạng tinh thể NaCl, các ion Na+ và Cl được phân bố luân phiên đều đặn trên các đỉnh của các

A.Hình lập phương.    

B.Hình tứ diện đều.   

C.Hình chóp tam giác.      

D.hình lăng trụ lục giác đều.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 16 đến câu 40 của đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN PHẦN LUYỆN TẬP

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

C

B

C

D

B

C

C

C

C

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

B

B

C

A

A

A

C

B

C

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

C

A

B

A

A

B

B

D

B

B

31

32

33

34

35

36

37

38

38

40

B

A

C

B

D

B

C

A

B

B

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Phương pháp giải các dạng bài tập chương liên kết hóa học năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE
OFF