Mời các em học sinh lớp 10 cùng tham khảo:
Nội dung tài liệu Phương pháp giải bài tập về tính tương đối chuyển động môn Vật Lý 10 năm 2021-2022 do Hoc247 tổng hợp và biên soạn để có thể ôn tập và củng cố các kiến thức, chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Chúc các em học tập tốt và đạt kết quả cao.
1. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1.1. Tính tương đối của chuyển động
Hình dạng quỹ đạo trong các hệ quy chiếu khác nhau thì khác nhau. Vậy quỹ đạo (hay vị trí) có tính tương đối
Nhận xét: Vật chuyển động hay đứng yên, phụ thuộc vào chọn hệ qui chiếu. Do đó vận tốc của vật có tính tương đối.
1.2. Công thức cộng vận tốc
Ký hiệu:
\(\overline{{{v}_{12}}}\) là vận tốc của vật 1 đối với hệ quy chiếu gắn với vật 2
\(\overrightarrow{{{v}_{23}}}\) là vận tốc của vật 2 đối với hệ quy chiếu gắn với vật 3
x\(\overrightarrow{{{v}_{13}}}\) là vận tốc của vật 1 đối với hệ quy chiếu gắn với vật 3
Thì ta có: \(\overrightarrow{{{v}_{13}}}=\overrightarrow{{{v}_{12}}}+\overrightarrow{{{v}_{23}}}\) (công thức cộng vận tốc)
Về độ lớn: \(\left| {{v}_{12}}-{{v}_{23}} \right|\le {{v}_{13}}\le \left| {{v}_{12}}+{{v}_{23}} \right|\)
Các trường hợp đặc biệt
\(\overline{{{v}_{12}}}\) và \(\overrightarrow{{{v}_{23}}}\) cùng hướng: \({{v}_{13}}=\left| {{v}_{12}}+{{v}_{23}} \right|\)
\(\overline{{{v}_{12}}}\) và \(\overrightarrow{{{v}_{23}}}\) ngược hướng:\({{v}_{13}}=\left| {{v}_{12}}-{{v}_{23}} \right|\)
\(\overline{{{v}_{12}}}\) và \(\overrightarrow{{{v}_{23}}}\) vuông góc: \({{v}_{13}}=\sqrt{v_{12}^{2}+v_{23}^{2}}\)
Lưu ý:
Trong giải toán, để đơn giản trong ký hiệu, công thức cộng vận tốc được viết dưới dạng:
\(\overrightarrow{{{v}_{1}}}=\overrightarrow{{{v}_{12}}}+\overrightarrow{{{v}_{2}}}\text{ hay }\overrightarrow{{{v}_{12}}}=\overrightarrow{{{v}_{1}}}-\overrightarrow{{{v}_{2}}}\)
Trong đó:
\(\overrightarrow{{{v}_{1}}}\) và \(\overrightarrow{{{v}_{2}}}\) tương ứng là vận tốc của (1) và (2) đối với (3)
\(\overrightarrow{{{v}_{12}}}\) là vận tốc tương đối của (1) đối với (2)
\(\overrightarrow{{{v}_{21}}}=\overrightarrow{{{v}_{2}}}-\overrightarrow{{{v}_{1}}}\text{ nen }\overrightarrow{{{v}_{12}}}=-\overrightarrow{{{v}_{21}}}\)
2. VÍ DỤ MINH HOẠ
Ví dụ 1: Hai tàu hoả cùng chạy trên một đoạn đường sắt thẳng. Tàu A chạy với tốc độ \({{\upsilon }_{A}}=60km/h\) , tàu B chạy với tốc độ \({{\upsilon }_{B}}=80km/h\)
Trả lời các câu hỏi sau:
a, Vận tốc tương đối của tàu A đối với tàu B khi hai tàu chạy ngược chiều nhau là
A. -80km/h
B. 140km/h
C. 70km/h
D. -20km/h
b, Độ lớn của vận tốc tương đối của tàu A đối với tàu B khi hai tàu chạy cùng chiều nhau là
A. 80km/h
B. 140km/h
C. 70km/h
D. 20km/h
Lời giải:
a, Coi tàu A là (1), tàu B là (2), đường ray (trái đất) là (3)
chọn Ox gắn với 3, chiều dương hướng từ A sang B
Ta có : \(\overrightarrow{{{v}_{12}}}=\overrightarrow{{{v}_{13}}}+\overrightarrow{{{v}_{32}}}\Rightarrow \overrightarrow{{{v}_{12}}}=\overrightarrow{{{v}_{13}}}-\overrightarrow{{{v}_{23}}}\)
\(\Rightarrow {{v}_{AB}}={{v}_{A}}-{{v}_{B}}=60-(-80)=140\text{km}/\text{h}\)
\({{\upsilon }_{AB}}>0\) đã cho thấy \(\overrightarrow{{{v}_{AB}}}\) cùng chiều với chiều + đã chọn, hướng từ A sang B
Chú ý : Vec tơ \(\overrightarrow{{{v}_{12}}}=\overrightarrow{{{v}_{1}}}-\overrightarrow{{{v}_{2}}}\)nên
- \(\overrightarrow{{{v}_{1}}}\) và \(\overrightarrow{{{v}_{2}}}\) cùng hướng thì : \({{v}_{12}}=\left| {{v}_{1}}-{{v}_{2}} \right|\)
- \(\overrightarrow{{{v}_{1}}}\) và \(\overrightarrow{{{v}_{2}}}\) ngược hướng thì : \({{v}_{12}}=\left| {{v}_{1}}+{{v}_{2}} \right|\)
Đáp án B
b, \(\Rightarrow {{v}_{AB}}={{v}_{A}}-{{v}_{B}}=60-80=-20\text{km}/\text{h}\)
\({{\upsilon }_{AB}}<0\) đã cho thấy \(\overrightarrow{{{v}_{AB}}}\) ngược chiều với chiều + đã chọn, tức là hướng từ B sang A : \(\left| \overrightarrow{{{v}_{AB}}} \right|=20\text{km}/\text{h}\)
Đáp án D
Ví dụ 2 : Các giọt mưa rơi thẳng đứng với tốc độ 4km/h. Một người đi bộ trên một đường thẳng với tốc độ 3km/h. Vận tốc tương đối của giọt mưa đối với người đó là
A. 3km/h
B. 4km/h
C. 5km/h
D. 7km/h
Lời giải:
Gọi mưa là (1), người là (2)
Ta có : \(\overline{{{v}_{12}}}=\overrightarrow{{{v}_{1}}}-\overrightarrow{{{v}_{2}}}\)
Vì \(\overrightarrow{{{v}_{1}}}\bot \overrightarrow{{{v}_{2}}}\Rightarrow {{v}_{12}}=\sqrt{v_{1}^{2}+v_{2}^{2}}=\sqrt{{{4}^{2}}+{{3}^{2}}}=5\text{km}/\text{h}\)
Đáp án C
Ví dụ 3: Ô tô chuyển động với vận tốc 90km/h đuổi theo đoàn tàu 200m. Thời gian từ lúc ô tô gặp đến khi vượt qua đoàn tàu là 20s. Vận tốc của đoàn tùa là
A. 36km/h
B. 54km/h
C. 60km/h
D. 72km/h
Lời giải:
Vận tốc tương đối giữa ô tô và tàu là
\(\overrightarrow{{{v}_{12}}}=\overrightarrow{{{v}_{1}}}-\overrightarrow{{{v}_{2}}}\Rightarrow {{v}_{12}}={{v}_{1}}-{{v}_{2}}=90-{{v}_{2}}\)
Đối với tàu, khi ô tô vượt qua hoàn toàn tàu thì ô tô đã đi được quãng đường \(s=200m\)
Do đó thời gian ô tô vượt qua hoàn toàn là :
\(t=\frac{L}{{{v}_{12}}}\Rightarrow {{v}_{12}}=\frac{L}{t}=\frac{200}{20}=10\text{m}/\text{s}=36\text{km}/\text{h}\)
Chú ý: có thể giải bằng cách thông thường (chọn hệ quy chiếu gắn với đất)
Bài toán dẫn đến giải phương trình:
\(\begin{array}{*{35}{l}} 25t=vt+200 \\ \Leftrightarrow 500=20t+200 \\ \Rightarrow v=15\text{m}/\text{s}=54\text{km}/\text{h} \\ \end{array}\)
Đáp án B
Ví dụ 4: Hai xe ca A và B chuyển động cùng hướng với cùng tốc độ 30km/h. Khoảng cách giữa hai xe bằng 5km. Một xe C chuyển động theo chiều ngược lại gặp hai xe A và B cách nhau 4 phút. Tốc độ của xe C bằng
A. 60km/h
B. 15km/h
C. 30km/h
D. 45km/h
Lời giải:
Khi xe C gặp xe A thì nó còn cách xe B một khoảng 5km
Vận tốc tương đối của xe C đối với xe B là \(\overrightarrow{{{v}_{CB}}}=\overrightarrow{{{v}_{c}}}-\overrightarrow{{{v}_{B}}}\)
Do \(\overrightarrow{{{v}_{C}}}\) cùng phương ngược chiều với \(\overrightarrow{{{v}_{B}}}\) nên \({{v}_{\text{CB}}}={{v}_{\text{C}}}+{{v}_{\text{B}}}\)
Thời gian để xe C gặp xe B là: \(t=\frac{s}{{{v}_{CB}}}\Rightarrow {{v}_{CB}}=\frac{L}{t}\Leftrightarrow {{v}_{B}}+{{v}_{c}}=\frac{L}{t}=\frac{5}{4/60}=75\)
\(\Rightarrow {{v}_{c}}=75-30=45\text{km}/\text{h}\)
Đáp án D
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của tài liệu, các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập để tải về máy tính)---
3. LUYỆN TẬP
Câu 1 : Một vật nhỏ văng ra từ khinh khí cầu đang chuyển động thẳng đứng lên trên. Người thứ nhất đứng ở dưới đất, người thứ hai đang ở trên khinh khí cầu. Ngay sau khi vật văng ra thì
A. cả hai quan sát thấy vật đang đi xuống
B. cả hai quan sát thấy vật đang đi lên
C. người đứng dưới đất quan sát thấy vật đang đi xuống, người trên khinh khí cầu cảm thấy vật đang đi lên.
D. người đứng dưới đất quan sát thấy vật đang đi lên, người trên khinh khí cầu quan sát thấy vật đang đi xuống
Câu 2 : Hai chất điểm chuyển động với vận tốc có độ lớn là \({{\upsilon }_{1}}\) và \){{\upsilon }_{2}}\) không đổi. Vận tốc tương đối giữa chúng có giá trị lớn nhất nếu góc hợp bởi \(\overrightarrow{{{v}_{1}}}\) và \(\overrightarrow{{{v}_{2}}}\)bằng
A. 00 B. 450 C. 900 D. 1800
Câu 3: Chiếc thuyền chạy trên sông với vận tốc so với nước khi yên lặng là 9km/h. Vận tốc dòng chảy là 2km/h
a, Vận tốc của thuyền đối với bờ sông khi thuyền chạy xuôi dòng là
A. 5,5km/h B. 7km/h C. 11km/h D. 9km/h
b, Thời gian ngắn nhất để thuyền chạy ngược dòng được quãng đường 31,5km là
A. 3,5h B. 4,5h C. 5,5h D. 15.75h
Câu 4: Một chiếc phà đi ngang qua một con sông vectơ vận tốc của phà hướng vuông góc với vận tốc dòng chảy và có độ lớn bằng 8km/h. Nếu vận tốc của chiếc phà so với bờ là 10km/h thì vận tốc chảy của nước là
A. 6km/h B. 8km/h C. 10km/h D. 128km/h
Câu 5: Một tàu hoả chiều dài 110m chuyển động với vận tốc 60km/h. Cần bao nhiêu thời gian để tàu vượt qua hoàn toàn một người đang đi bộ với vận tốc 6km/h ngược chiều trên con đường song song với tàu.
A. 6 s B. 10 s C. 12 s D. 18 s
Câu 6: Hai tàu chở khách chạy ngược chiều nhau trên hai làn đường ray song song sát cạnh nhau. ở một thời điểm hai tàu đi qua hai điểm A và B cách nhau 200km. Biết tốc độ của tàu đi qua A là 60km, tàu đi qua B là 45km/h. Hai tàu sẽ gặp nhau tại thời điểm cách thời điểm chúng đi qua các điểm A và B trên một khoảng
A. \(2\frac{1}{2}\) h
B. \(1\frac{3}{4}\) h
C. \(1\frac{19}{21}\) h
D. \(1\frac{16}{21}\) h
Câu 7: Một người có thể bơi trong nước (khi nước không chảy thành dòng) với vận tốc 1,5m/s. Người đó bơi trên một con sông, xuôi dòng từ điểm A đến điểm B sau đó bơi ngược lại từ B trở về. Biết tổng thời gian bơi là 2 phút và khoảng cách giữa A và B là 50m. Vận tốc dòng chảy là
A. 0,5m/s
B. 1m/s
C. \(\sqrt{2}\) m/s
D. 0,75m/s
Câu 8: Hai tàu điện chuyển động ngược chiều nhau trên hai con đường song song cạnh nhau. Tàu thứ nhất có chiều dài 100m, tàu thứ hai có chiều dài 60m. Tốc độ của tàu thứ hai bằng 3 lần tốc độ của tàu thứ nhất. Biết rằng mất 4 giây để hai tàu đi qua. Vận tốc của hai tàu là
A. \({{v}_{1}}=10\text{m}/\text{s},{{v}_{2}}=30\text{m}/\text{s}\)
B. \({{v}_{1}}=2,5\text{m}/\text{s},{{v}_{2}}=7,5\text{m}/\text{s}\)
C. \({{v}_{1}}=20\text{m}/\text{s},{{v}_{2}}=60\text{m}/\text{s}\)
D. \({{v}_{1}}=5\text{m}/\text{s},{{v}_{2}}=15\text{m}/\text{s}\)
Câu 9: Một chiếc thuyền nếu chạy xuôi dòng nước từ A đến B mất 3h, chạy theo chiều ngược lại thì mất 6h. Nếu chiếc thuyền tắt máy để trôi theo dòng nước thì từ A đến B mất số thời gian là
A. 4,5h B. 9h C. 12h D. 15h
Câu 10: Vật A và B được ném đồng thời thẳng đứng lên trên với tốc độ tương ứng là 5m/s và 10m/s. Lấy \(g=10m/{{s}^{2}}\) . Khoảng cách giữa hai vật sau thời điểm ném 1s là
A. 5m B. 10m C. 15m D. 2,5m
Câu 11: Một thang máy đang chuyển động thẳng đứng lên trên với tốc độ 10m/s thì một người bên trong thang máy thả rơi một đồng xu từ độ cao 2,5m so với sàn thang máy. Lấy \(g=10m/{{s}^{2}}\). Tính từ lúc thả đồng xu, đồng xu sẽ chạm sàn thang máy sau thời gian
A. \(\sqrt{2}\)s
B. \(\frac{1}{\sqrt{2}}\)s
C. 2s
D. \(\frac{1}{2}\)s
Câu 12 : Một tàu hoả dài 150m đang chuyển động hướng bắc với tốc độ 10m/s. Một con chim bay với tốc độ 5m/s theo hướng nam dọc theo đường ray. Thời gian để con chim bay hết chiều dài đoàn tàu này bằng
A. 12s B. 8s C. 15s D. 10s
Câu 13 : Hai xe ca A và B đang chuyển động cùng chiều trên một đường thẳng với vận tốc tương ứng là \({{\upsilon }_{A}}\) và \({{\upsilon }_{B}}\) (với \({{\upsilon }_{A}}>{{\upsilon }_{B}}\) ). Khi xe A đang ở khoảng cách s đối với xe B thì tài xế xe A hãm phanh giảm tốc để xe chuyển động chậm dần với gia tốc a. Để xe ca A sẽ không va chạm với xe B thì gia tốc lớn nhất của xe A là
A. \(\frac{{{\left( {{\upsilon }_{A}}+{{\upsilon }_{B}} \right)}^{2}}}{2s}\)
B. \(\frac{{{\left( {{\upsilon }_{A}}-{{\upsilon }_{B}} \right)}^{2}}}{s}\)
C. \(\frac{{{\left( {{\upsilon }_{A}}+{{\upsilon }_{B}} \right)}^{2}}}{s}\)
D. \(\frac{{{\left( {{\upsilon }_{A}}-{{\upsilon }_{B}} \right)}^{2}}}{2s}\)
Câu 14: Hai tàu hoả chuyển động với tốc độ 40km/h và 60km/h trên cùng đường ray theo hướng đối diện nhau. Khi khoảng cách giữa hai tàu bằng 60km, một con chim bay với tốc độ 30km/h xuất phát từ tàu thứ nhất bay thẳng sang tàu thứ hai. Khi tới nơi nó lập tức lại bay trở lại tàu thứ nhất, quá trình này được lặp đi lặp lại. Tổng quãng đường mà con chim đã bay được trước khi hai tàu va chạm vào nhau là
A. 12 km B. 18 km C. 30km D. 25 km
Câu 15: Một người đứng trong một thang máy đang đi xuống nhanh dần đều với gia tốc 11m/s2. Người đó thả rơi một vật ở độ cao 2m so với sàn thang máy. Biết khoảng cách từ trần và san thang máy là 10m, lấy \(g=10m/{{s}^{2}}\) . Vật sẽ va vào thang máy sau khi thả rơi vật một khoảng thời gian
A. 4 s
B. 2s
C. \(\frac{4}{21}\) s
D. \(\frac{2}{\sqrt{11}}\)s
Câu 16: Một người bơi từ điểm A của bờ sông bên này sang bờ bên kia của một con sông rộng 100m. Khi người đó bơi theo hướng vuông góc với dòng chảy thì điểm đến bờ bên kia (điểm B) cách vị trí đối diện với A (điểm H) một khoảng 50m. Để người đó sang bờ bên kia tại đúng vị trí đối diện với điểm A thì người đó phải bơi theo hướng tạo với hướng của dòng chảy một góc bằng
A. 600 B.1200 C.1500 D.1350
Câu 17: Một người có thể bơi trong nước với tốc độ 2m/s. Nếu muốn bơi qua một con sông có tốc độ dòng chảy là \(\sqrt{3}\) m/s thì để sang sông với quãng đường ngằn nhất, hướng bơi người đó phải
A. tạo góc 1200so với hướng chảy của dòng nước
B. tạo góc 1500 so với hướng chảy của dòng nước.
C. tạo góc 900 so với hướng chảy của dòng nước.
D. tạo góc 600 so với hướng chảy của dòng nước.
Câu 18: Hai người bơi thì trên một dòng sông nước đang chảy thành dòng, với điều kiện thời gian bơi của ai ngắn hơn người đó sẽ thắng. Người thứ nhất sẽ bơi để sang sông theo hướng vuông góc với hai bờ sông sau đó sẽ bơi ngược trở lại để trở về vị trí xuất phát. Người thứ hai bơi dọc theo dòng sông sau đó cũng bơi ngược trở lại vị trí xuất phát với quãng đường bơi đúng bằng người thứ nhất. Biết rằng tốc độ bơi của hai người trong nước khi nước yên tĩnh là như nhau. Có thể kết luận rằng
A. Người thứ nhất sẽ thắng
B. Người thứ hai sẽ thắng
C. Hai người hoà nhau
D. Không thể đoán trước được
Câu 19: Xuồng máy thứ nhất chuyển động với tốc độ 40km/h. Xuồng máy thứ hai chuyển động với tốc độ 20km/h. Hỏi vận tốc tương đối giữa hai xuồng không thể nhận giá trị nào sau đây
A. 10km/h B. 20km/h C. 30km/h D. 40m/h
ĐÁP ÁN PHẦN LUYỆN TẬP
1.D |
2.D |
3.C,B |
4.A |
5.A |
6.C |
7.B |
8.A |
9.C |
10.A |
11.B |
12.D |
13.D |
14.B |
15.A |
16.B |
17.B |
18.A |
19.A |
|
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Phương pháp giải bài tập về tính tương đối chuyển động môn Vật Lý 10 năm 2021-2022. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lý 12 năm 2023 - 2024
09/10/20231376 -
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024
09/10/2023956 -
100 bài tập về Dao động điều hoà tự luyện môn Vật lý lớp 11
14/08/2023338 - Xem thêm