OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Phương pháp giải bài tập tính theo sơ đồ điều chế Polime môn Hóa học 12 năm 2021

14/05/2021 931.58 KB 365 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210514/314079897057_20210514_140509.pdf?r=9922
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Với mong muốn đem đến cho các em học sinh nhiều tài liệu ôn tập, HOC247 xin gửi đến Phương pháp giải bài tập tính theo sơ đồ điều chế Polime môn Hóa học 12 năm 2021. Hi vọng tài liệu sẽ giúp các em học tập thật tốt.

 

 
 

A. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

+ Nhớ tên gọi của các polime, phương pháp điều chế một số polime để viết đúng phương trình điều chế polime

→ từ đó tính toán theo sơ đồ phản ứng hoặc phương trình để tính toán theo yêu cầu đề bài.

+ Hiệu suất của cả quá trình bằng tích các hiệu suất thành phần.

B. BÀI TẬP MINH HỌA

Bài 1. Thủy tinh hữu cơ poli(metyl metacrylat) PMM được tổng hợp theo sơ đồ chuyển hóa và hiệu suất mỗi giai đoạn như sau:

Axit metacrylic (%H = 75%) → Metyl metacrylat (%H = 85%) → PMM

Muốn tổng hợp 1,0 tấn thủy tinh hữu cơ thì khối lượng axit metacrylic 80% cần dùng là

A. 1,349 tấn.                       

B. 1,265 tấn.                       

C. 1,433 tấn.                       

D. 1,686 tấn.

Hướng dẫn giải

Quá trình phản ứng: Axit metacrylic (%H = 75%) → Metyl metacrylat (%H = 85%) → PMM

Số mol PMM \(= \frac{{{{10}^6}}}{{100}} = {10^4}\left( {mol} \right)\)

Số mol axit thực tế là: \({10^4}.\left( {\frac{{100}}{{75}}} \right).\left( {\frac{{100}}{{85}}} \right).\left( {\frac{{100}}{{80}}} \right) = 1,{96.10^4}(mol)\)

Khối lượng axit là:\(m = 1,{96.10^4}.86 = 1,{686.10^6}(gam) = 1,686\) (tấn)

Đáp án D.

Bài 2. Chất dẻo PVC được điều chế từ khí thiên nhiên theo sơ đồ sau:

\(C{H_4}\xrightarrow{{15\% }}{C_2}{H_2}\xrightarrow{{95\% }}{C_2}{H_3}Cl\xrightarrow{{90\% }}PVC\)

Thể tích khí thiên nhiên (đo ở điều kiện tiêu chuẩn) cần để điều chế được 8,5 kg PVC (biết khí thiên nhiên chứa 95% CH4 về thể tích) là

A. 22,4 m3.                          

B. 45 m3.                             

C. 50 m3.                             

D. 47,5 m3.

Hướng dẫn giải

\(\begin{gathered} nC{H_2} = CHCl \to - (C{H_2} - CHCl){ - _n} \hfill \\ \,\,\,\,\,\,\frac{{8,5}}{{62,5}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \leftarrow \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\frac{{8,5}}{{62,5}}\,\,k.mol \hfill \\ \end{gathered} \)

\(\to {n_{C{H_4}}} = 2{n_{{C_2}{H_3}Cl}} = 2.\frac{{8,5}}{{62,5}} = 0,272\left( {k.mol} \right)\)

Thể tích khí CH4 thực tế là:

\({V_{C{H_4}}} = \frac{{22,4.0,272.1.1.1.1}}{{0,15.0,95.0,9.0,95}} = 50({m^3}).\)

Đáp án C.

Bài 3. Trong công nghiệp polietilen (PE) được điều chế từ metan theo sơ đồ

\(C{H_4}\xrightarrow{{{H_1} = 80\% }}{C_2}{H_2}\xrightarrow{{{H_2} = 80\% }}{C_2}{H_4}\xrightarrow{{{H_3} = 80\% }}PE\)

Để tổng hợp 5,376 kg PE theo sơ đồ trên cần V (m3) khí thiên nhiên (đktc, chứa 75% metan theo thể tích). Giá trị của V là

A. 11,2.                               

B. 22,4.                               

C. 28,0.                               

D. 16,8.

Hướng dẫn giải

Ta có:

\(\xrightarrow{{BTNT.C}}V = 22,4.\frac{{5,376}}{{28}}.{\left( {\frac{1}{{0,8}}} \right)^3}.2.\frac{1}{{0,75}} = 22,4\left( {{m^3}} \right)\)

Đáp án B.

Bài 4: Tiến hành trùng hợp 26 gam stiren, hỗn hợp sau phản ứng tác dụng với 500 ml dung dịch Br2 0,15M, cho tiếp dung dịch KI dư vào thu được 3,175 gam Iod. Khối lượng polime tạo ra là:

A. 12,5.   

B. 24.   

C. 16.   

D. 19,5.

Hướng dẫn giải

Đáp án D

Có nStiren = 0,25 mol; nBr2 = 0,075 mol; nI2 = 0,0125

Stiren + Br2 → Stiren-Br2 (1)

Br2 + 2KI → 2KBr + I2 (2)

⇒ nBr2 dư = nI2 = 0,0125 mol

⇒ nBr2 (1) = nStiren dư =0,0625 mol

⇒ mpolime = mStiren ban đầu – mStiren dư = 19,5 g

Bài 5: Trùng hợp propilen thu được polipropilen (PP). Nếu đốt cháy toàn 1 mol polime đó thu được 13200 gam CO2. Hệ số trùng hợp n của polime đó là:

A. 120   

B. 92   

C. 100   

D. 140

Hướng dẫn giải

Đáp án C

PP có công thức (C3H6)n

(C3H6)n + 4,5 O2 → 3nCO2 + 3nH2O

Khi đốt cháy 1 mol PP sinh ra 3n mol CO2 → 3n = 300 → n = 100

Bài 6: Hợp chất đầu và các hợp chất trung gian trong quá trình điều chế ra cao su Buna (1) là : etilen (2), metan (3), rượu etylic (4), đivinyl (5), axetilen (6). Sự sắp xếp các chất theo đúng thứ tự xảy ra trong quá trình điều chế là :

A. 3 → 6 → 2 → 4 → 5 → 1.

B. 6 → 4 → 2 → 5 → 3 → 1.

C. 2 → 6 → 3 → 4 → 5 → 1.

D. 4 → 6 → 3 → 2 → 5 → 1.

Hướng dẫn giải

Đáp án A

2CH4 → C2H2 + 3H2

C2H2 + H2 → CH2=CH2

CH2=CH2 + H2O → C2H5OH

2C2H5OH → CH2=CH-CH=CH2 + 2H2O + H2

nCH2=CH-CH=CH2 → -(CH2-CH=CH-CH2-)

C. LUYỆN TẬP

Câu 1: Tìm phát biểu sai:

A. Tơ visco là tơ thiên nhiên vì xuất xứ từ sợi Xenlulozơ

B. Tơ nilon 6-6 là tơ tổng hợp

C. tơ hóa học gồm 2 loại là tơ nhân tạo và tơ tổng hợp

D. tơ tằm là tơ thiên nhiên

Câu 2: Tìm câu đúng trong các câu sau :

A. phân tử polime do nhiều phân tử nhỏ (gọi là mắt xích) liên kết với nhau tạo nên

B. monome vad mắt xích trong phân tử polime chỉ là một

C. sọi Xenlulozơ có thể bị depolime hóa khi bị đun nóng

D. cao su lưu hóa là polime thiên nhiên của isopren

Câu 3: Polime nào có tính cách điện tốt, bền được dùng làm ống dẫn nước, vải che mưa, vật liệu điện,…?

A. Cao su thiên nhiên     

B. polivinyl clorua          

C. polietylen                   

D. thủy tinh hữu cơ

Câu 4: Chỉ ra đâu không phải là polime?

A. Amilozơ                     

B. Xemlulozơ                 

C. thủy tinh hữu cơ        

D. Lipit

Câu 5: Cho các polime: cao su buna, amilopectin, xenlulozơ, cao su clopren, tơ nilon, teflon. Có bao nhiêu polime thiên nhiên?

A. 1                                 

B. 2                                 

C. 3                                 

D. 4

Câu 6: Loại chất nào sau đây không phải là polime tổng hợp?

A. Teflon                        

B. tơ capron                    

C. tơ tằm                        

D. tơ nilon

Câu 7: Cho các polime: poli(vinylclorua), xenlulozơ, amilozơ, amilopectin. Có bao nhiêu polime có cấu trúc mạch thẳng

A. 1                                 

B. 2                                 

C. 3                                 

D. 4

Câu 8: Polime nào có cấu trúc dạng phân nhánh?

A. xenlulozơ                   

B. amilopectin                

C. Cao su lưu hóa           

D. cả A, B, C

Câu 9: Polime nào không tan trong mọi dung môi và bền vững nhất về mặt hóa học?

A. PVC                           

B. Cao su lưu hóa           

C. Teflon                        

D. Tơ nilon

Câu 10: Polime không có nhiệt độ nóng chảy do?

A. Polime có phân tử khối lớn

B. Polime có lực liên kết giữa các phân tử lớn

C. Polime là hỗn hợp nhiều phân tử có phân tử khối lớn

D. Cả A, B, C

Câu 11: Polime nào có thể tham gia phản ứng cộng?

A. Polietilen                    

B. Cao su tự nhiên          

C. Teflon                        

D. thủy tinh hữu cơ

Câu 12: Polime nào được tổng hợp từ phản ứng trùng hợp?

A. cao su lưu hoa            

B. Cao su buna               

C. Tơ nilon                     

D. Cả A, B, C

Câu 13: Polime được tổng hợp từ phản ứng trùng hợp?

A. Tơ tằm                       

B. Tơ capron                   

C. Tơ nilon                     

D. Cả A, B, C

Câu 14: Để tiết kiệm polime, đồng thời để tăng thêm một số đặc tính cho chất dẻo, người ta cho vào chất dẻo thành phần

A. Chất hóa dẻo             

B. Chất độn                    

C. Chất phụ gia              

D. Polime thiên nhiên

Câu 15: Thành phần chính của nhựa bakelit là:

A. Polistiren                                                            

B. Poli(vinyl clorua)

C. Nhựa phenolfomandehit                                    

D. Poli(metylmetacrilat)

Câu 16: Những polime thiên nhiên hoặc tổng hợp có thể kéo thành sợi Dài và mảnh gọi là:

A. Chất dẻo                    

B. Cao su                        

C. Tơ                              

D. Sợi

Câu 17: Polime có phản ứng:

A. Phân cắt mạch polime                                        

B. Giữa nguyên mạch polime

C. Phát triển mạch polime                                      

D. Cả A, B, C

Câu 18: Tơ nitron thuộc loại tơ:

A. Poliamit                     

B. Polieste                      

C. vinylic                        

D. Thiên nhiên

Câu 19: Dãy gồm tất cả các polime đều tác dụng với dd NaOH đun nóng:

A. Tinh bột, tơ tằm, poli(vinyl axetat)                   

B. Tơ capron, poli(vinyl axetat)

C. Poli(vinyl axetat), xenlulozơ, tơ nilon 6-6        

D. Tơ clorin, poli(metyl metacrylat), polietilen

Câu 20: Polime X có công thức \(- NH - {\left[ {C{H_2}} \right]_5} - CO - )n\) . Phát biểu nào sau đây không đúng:

A. X thuộc poliamit

B. X có thể kéo sợi.

C. X chỉ được tạo ra rừ phản ứng trùng ngưng

D. % khối lượng C trong X không thay đổi với mọi giá trị của n

Câu 21: Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Tơ tăm, bông, cao su, tinh bột là polime thiên nhiên

B. Tơ capron, tơ enang, tơ clorin và nilon 6-6 là tơ tổng hợp

C. Chất dẻo là những vật liệu bi biến dạng dưới tác dụng của nhiệt độ, áp suất và giữ nguyên sự biến dạng ấy khi thôi tác dụng

D. Tơ capron, tơ enang, tơ clorin và nilon 6-6 bị phân hủy cả trong môi trương axit và bazơ

Câu 22: PS là sản phẩm của phản ứng trùng hợp monome nào sau đây

A. \(C{H_2} = C{H_2}\)                                                        

B. \(C{H_2} = CHCl\)

C. \({C_6}{H_5}CH = C{H_2}\)                                                 

D. \(C{H_2} = CH - CH = C{H_2}\)

Câu 23: Các đồng phân ứng với công thức phân tử C8H10O (đều là những dẫn xuất của benzen) có tính chất: tách nước tạo thành sản phẩm có thể trùng hợp tạo ra polime, không tác dụng với NaOH. Số lượng đồng phân ứng với công thức phân tử C8H10O, thoả mãn tính chất trên là

A. 1.                                

B. 2                                 

C. 3.                                

D. 4.

Câu 24: Nilon – 6,6 là một loại:

A. Tơ axetat.                  

B. Tơ poliamit.               

C. Polieste.                     

D. Tơ visco.

Câu 25: Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon – 6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang, những loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo?

A. Tơ visco và tơ axetat.                                        

B. Tơ nilon – 6,6 và tơ capron.

C. Tơ tằm và tơ enang.                                           

D. Tơ visco và tơ nilon – 6,6

Câu 26: Có một số hợp chất sau: (1) etilen, (2) vinyl clorua, (3) axit ađipic, (4) phenol, (5) acrilonitrin, (6) buta – 1,3 – đien. Những chất nào có thể tham gia phản ứng trùng hợp:

A. (1), (2), (5), (6).         

B. (1), (2), (3), (4).         

C. (1), (4), (5), (6).         

D. (2), (3), (4), (5).

Câu 27: Hợp chất nào sau đây không thể tham gia phản ứng trùng hợp?

A. Isopren.                                                              

B. Metyl metacrylat.

C. Caprolactam.                                                      

D. Axit .

Câu 28: Cặp chất nào sau đây không thể tham gia phản ứng trùng ngưng?

A. Phenol và fomanđehit.                                       

B. Buta – 1,3 – đien và stiren.

C. Axit ađipic và hexametylen điamin.                  

D. Axit terephtalic và etylen glicol

Câu 29: Trong số các polime sau: (1) tơ  tằm, (2) sợi  bông, (3) len, (4) tơ  enang, (5) tơ visco, (6) nilon – 6,6, (7) tơ axetat. Loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là

A. (1), (2), (6).                

B. (2), (3), (7).                

C. (2), (3), (5).                

D. (2), (5), (7).

Câu 30: Polime [–HN –(CH2)5 – CO–]n được điều chế nhờ loại phản ứng nào sau đây ?

A. Trùng hợp.                                                         

B. Trùng ngưng.

C. Cộng hợp.                                                          

D. Trùng hợp hoặc trùng ngưng.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 31 đến câu 44 của đề tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Phương pháp giải bài tập tính theo sơ đồ điều chế Polime môn Hóa học 12 năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE
OFF