OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bài tập chuyên đề Polime môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THCS&THPT Nam Việt

23/06/2020 764.89 KB 303 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200623/986612373270_20200623_135818.pdf?r=2750
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô cùng các em học sinh tài liệu Bài tập chuyên đề Polime môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THCS&THPT Nam Việt. Tài liệu gồm bài tập minh họa có đáp án nhằm giúp các em vừa ôn tập vừa có thể thử sức, đánh giá năng lực của mình sau khi học xong Chương Polime của phần Hóa học 12. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các em ôn tập hiệu quả hơn và đạt kết quả cao trong bài kiểm tra sắp tới.

 

 
 

BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ POLIME MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT THCS&THPT NAM VIỆT

 

Câu 1: Số hợp chất đơn chức, đồng phân cấu tạo của nhau có cùng công thức phân tử C4H8O2, đều tác dụng được với dung dịch NaOH là 

A. 5.                                         B. 3.                            C. 6.                                        D. 4

Câu 2: Cho  triolein  lần  lượt  vào  mỗi  ống  nghiệm  chứa  riêng  biệt:  Na, Cu(OH)2, CH3OH, H2, H2O(H+), dung dịch Br2, dung dịch NaOH. Trong điều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra là

A. 2.                                        B. 3.                            C. 5.                                        D. 4

CÂU 3:Cho các chất: rượu etylic, glixerol, glucozơ, tinh bột và axit fomic. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2  là

A. 1.                                     B. 3.                               C. 4.                               D. 2.

Câu 4: Phát biểu đúng là:

A. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dd keo.

B. Khi thủy phân đến cùng các protein đơn giản sẽ cho hỗn hợp các α-aminoaxit.

C. Khi cho dung dịch lòng trắng trứng vào Cu(OH)2  thấy xuất hiện phức màu xanh đậm.

D. H2NCH2CH2CONHCH2COOH là một đipeptit.

Câu 5:Thuỷ phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch axit vô cơ loãng, thu được chất hữu cơ X. Cho X phản ứng với khí H2 (xúc tác Ni, to ), thu được chất hữu cơ Y. Các chất X, Y lần lượt là:

A. glucozơ, sobitol.                                                     B. glucozơ, fructozơ. 

C. glucozơ, etanol.                                                     D. glucozơ, saccarozơ.

Câu 6:Hai chất X và Y có cùng công thức phân tử C2H4O2. Chất X phản ứng được với kim loại Na và tham gia phản ứng tráng bạc. Chất Y phản ứng được với kim loại Na và hoà tan được CaCO3. Công thức của X, Y lần lượt là:

A. HOCH2CHO, CH3COOH.                                     B. HCOOCH3, CH3COOH.   

C. CH3COOH, HOCH2CHO.                                     D. HCOOCH3, HOCH2CHO.

Câu 7:Ứng với công thức phân tử C2H7O2N có bao nhiêu chất vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl?

A. 1.                                        B. 3.                                         C. 4.                              D. 2.

Câu 8: Trong các polime sau, polime nào có cấu trúc mạng không gian ?

A. Amilopectin                                              B. Cao su lưu hóa                  

C. Amilozơ                                                    D. Xenlulozơ.

Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ nào sau đây thì thành phần sản phẩm thu được khác với chất còn lại ?

A. Protein                                B. Cao su thiên nhiên              C. Chất béo                 D. Tinh bột

Câu 10: Tơ được sản xuất từ xenlulozơ ?

A. tơ tằm                                B. tơ capron                            C. tơ nilon-6,6            D. tơ visco

Câu 11: Cho từng chất : NH2-CH2-COOH; CH3COOH; CH3COOCH3 lần lượt tác dụng với dung dịch NaOH (đun nóng) và với dung dịch HCl (đun nóng). Số trường hợp xảy ra phản ứng là:

A. 6                                        B. 3                                         C. 5                             D. 4

Câu 12: Cho dãy các polime gồm: tơ tằm, nilon – 6,6, tơ nitron, poli(metyl metacrylat), poli(vinyl clorua), cao su buna, poli(etylen terephtalat). Số polime được tổng hợp từ phản ứng trùng hợp là:

A. 6                                        B. 4                                         C. 5                             D. 7

Câu 13: Có bao nhiêu đồng phân este ứng với công thức phân tử C5H10O2 có phản ứng AgNO3/NH3 đun nóng tạo kết tủa Ag?

A. 6                                          B. 5                                         C. 4                             D. 2

Câu 14: Tơ nilon-6,6 là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng giữa:

A. HOOC-(CH2)4-COOH và H2N-(CH2)6-NH2                    

B. HOOC-(CH2)4-COOH và H2N-(CH2)6-COOH

C. HOOC-(CH2)4-COOH và H2N-(CH2)4-NH2                    

D. HOOC-(CH2)6-COOH và H2N-(CH2)6-NH2

Câu 15: Các polime thuộc loại tơ nhân tạo là

A. tơ tằm và tơ vinilon.                                                B. tơ visco và tơ nilon-6,6.

C. tơ nilon-6,6 và tơ capron.                                        D. tơ visco và tơ xenlulozơ axetat.

Câu 16: Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thí dụ H2O) được gọi là phản ứng

A. trùng hợp.                          B. trùng ngưng.                       C. xà phòng hóa.         D. thủy phân.

 Câu 17: Polime nào sau đây trong thành phần chứa nguyên tố nitơ?

A. Poli(vinyl clorua).             B. Polibutađien.                      C. Nilon-6,6.               D. Polietilen.

Câu 18: Trùng hợp hiđrocacbon nào sau đây tạo ra polime dùng để sản xuất cao su buna?

A. 2-metylbuta-1,3-đien.        B. Penta-1,3-đien.                   C. But-2-en.                D. Buta-1,3-đien.

Câu 19: Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng của axit terephtalic với chất nào sau đây?

A. Etylen glicol.                     B. Etilen.                                C. Glixerol.                 D. Ancol etylic.

Câu 20: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH3NH2, NH3, C6H5OH (phenol), C6H5NH2 (anilin) và các tính chất được ghi trong bảng sau:

Chất

X

Y

Z

T

Nhiệt độ sôi (oC)

182

184

-6,7

-33,4

pH (dung dịch nồng độ 0,001M)

6,48

7,82

10,81

10,12

Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Y là C6H5OH.                   B. Z là CH3NH2.                    C. T là C6H5NH2.                   D. X là NH3.

Câu 21: Cho các phát biểu sau:

(a) Protein có phản ứng màu biure.               

(b) Phân tử các amino axit chỉ có 1 nhóm amino.

(c) Tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ enang, tơ axetat thuộc loại tơ nhân tạo.

(d) Chất béo là thành phần chính của dầu, mỡ động thực vật.

(e) Saccarozơ làm mất màu nước brom.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng

A. 4.                                       B. 3.                                        C. 2.                                        D. 5.

Câu 22. Chất nào sau đây là đipeptit?

A. H2N-CH2-CONH-CH2-C(CH3)2-COOH                           B.H2N-CH2-CONH-CH2-CONH-CH2-COOH

C. H2N-CH2-CONH-CH2-CH2-COOH                                  D. H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-COOH

Câu 23: Loại tơ nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?

A. Tơ nitron.                           B. Tơ visco.                            C. Tơ xenlulozơ axetat.          D.Tơ nilon-6,6.

Câu 24: Tơ nilon-6,6 là sản phẩm trùng ngưng của

A. axit ađipic và etylen glicol.                                                B. axit ađipic và hexametylenđiamin.

C. etylen glicol và hexametylenđiamin.                                 D. axit ađipic và glixerol.

Câu 25: Tơ nitron (olon) là sản phẩm trùng hợp của monome nào sau đây?

A. CH2=C(CH3)−COOCH3.                                                   B. CH3COO−CH=CH2.                    

C. CH2=CH−CN.                                                                   D. CH2=CH−CH=CH2.

Câu 26: Phát biểu đúng là:

A. Cao su thiên nhiên là sản phẩm trùng hợp của isopren.

B. Các chất etilen, toluen và stiren đều tham gia phản ứng trùng hợp.

C. Tính axit của phenol yếu hơn của rượu (ancol). 

D. Tính bazơ của anilin mạnh hơn của amoniac.

Câu 27: Poli (metyl metacrylat) và nilon-6 được tạo thành từ các monome tương ứng là

A. CH3-COO-CH = CH2 và H2N-[CH2]5-COOH.                 

B. CH2 = C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH.

C. CH2 = C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]5-COOH.            

D. CH2 = CH-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH.

Câu 28: Dãy gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là:

A. stiren; clobenzen; isopren; but-1-en.                  

B. 1,1,2,2-tetrafloeten; propilen; stiren; vinyl clorua.

C. 1,2-điclopropan; vinylaxetilen; vinylbenzen; toluen.

D. buta-1,3-đien; cumen; etilen; trans-but-2-en.

Câu 29: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trùng ngưng buta-1,3-đien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su buna-N.

B. Tơ visco là tơ tổng hợp.

C. Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng các monome tương ứng.

D. Trùng hợp stiren thu được poli(phenol-fomanđehit).

Câu 30: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Saccarozơ làm mất màu nước brom.                                

B. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.

C. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.                         

D. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh

Câu 31: Cho các tơ sau: tơ xenlulozơ axetat, tơ capron, tơ nitron, tơ visco, tơ nilon-6,6. Có bao nhiêu tơ thuộc loại tơ poliamit?      

A. 1.                                        B. 2.                                        C. 3.                            D. 4.

Câu 32: Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su buna–N là

A. CH2=C(CH3)–CH=CH2, C6H5CH=CH2.                B. CH2=CH–CH=CH2, CH2=CH–CN.

C. CH2=CH–CH=CH2, lưu huỳnh.                             D. CH2=CH–CH=CH2, C6H5CH=CH2.

Câu 34: Cho m gam axit glutamic (HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOH) tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch KOH 1M. Giá trị của m là

A. 43,80.                                  B. 21,90.                                 C. 44,10.                     D. 22,05

Câu 35:Cho 2,1 gam hỗn hợp X gồm 2 amin no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phản ứng hết với dung dịch HCl (dư), thu được 3,925 gam hỗn hợp muối. Công thức của 2 amin trong hỗn hợp X là

A. C2H5NH2 và C3H7NH2.                                         B. CH3NH2 và C2H5NH2.      

C. CH3NH2 và (CH3)3N.                                            D. C3H7NH2 và C4H9NH2

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bài tập chuyên đề Polime môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THCS&THPT Nam Việt. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

>>> Các em có thể làm một số tài liệu khác tại đây :

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF